Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 104+105: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 104+105: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

C. Các câu văn mang luận điểm:

+ MB: Đoạn 1: 4 câu trong đoạn mở bài;

+TB: Đoạn 2: “Tri thức đúng là sức mạnh.” , “Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.”

 Đoạn 3: “Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.”

+ KB: Đoạn 4 “Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.”; “Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh. nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!”.

=> Các luận điểm được trình bày rõ ràng, thuyết phục, thể hiện được luận điểm chung: Tri thức là sức mạnh.

 

pptx 18 trang Thái Hoàn 01/07/2023 1351
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 104+105: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ 
TIẾT 104,105 
Đói cho sạch, rách cho thơm 
 Một mặt người bằng mười mặt của. 
 Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao 
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
Không thầy đố mày làm nên. 
NGH Ị LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ 
 I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề 
tư tưởng, đạolí 
1. Đọc văn bản/sgk-34 
2. Nhận xét 
 a. Văn bản bàn về giá trị của trí thức khoa 
học và người tri thức 
b. Bố cục 
BỐ CỤC: 
- Phần 1: (đoạn mở đầu): Đặt vấn đề “Tri thức là sức mạnh” 
- Phần 2: (hai đoạn tiếp): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công việc và khẳng định tri thức là sức mạnh cách mạng. 
- Phần 3:(đoạn còn lại): Phê phán những người chưa biết quý trọng tri thức và sử dụng tri thức không đúng mục đích. 
C. Các câu văn mang luận điểm: 
+ MB : Đoạn 1: 4 câu trong đoạn mở bài; 
+TB : Đoạn 2: “ Tri thức đúng là sức mạnh. ” , “ Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. ” 
 Đoạn 3: “ Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng . ” 
+ KB : Đoạn 4 “ Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. ”; “ Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh... nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực! ”. 
=> Các luận điểm được trình bày rõ ràng, thuyết phục, thể hiện được luận điểm chung: Tri thức là sức mạnh . 
 I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạolí 
1. Tìm hiểu văn bản/sgk-34 
c. Các câu mang luận điểm 
 a. Văn bản bàn về giá trị của trí thức khoa 
học và người tri thức 
b. Bố cục: 3 phần 
d. Phép lập luận: 
 Chủ yếu là chứng minh, dùng thực tế để nêu vấn đề: đề cao tri thức, 
Phê phán tư tưởng không biết trọng trí thức. 
	3 . Kết luận: Ghi nhớ /sgk-36 
 - KN: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, của con người. 
 - Những yêu cầu: 
+ Về nội dung của bài nghị luận này là làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. 
 + Về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần ; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ ; lời văn chính xác, sinh động. 
Thảo luận nhóm 
Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống như thế nào? 
Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội 
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí 
Đi từ một sự việc, hiện tượng (sự thực đời sống) có ý nghĩa đối với xã hội 
=> nêu ra những vấn đề tư tưởng, bày tỏ thái độ 
Đi từ chính những vấn đề tư tưởng đạo lí, giải thích chứng minh bằng đời sống thực tế để khẳng định hay phủ định vấn đề 
=> ý nghĩa quan trọng của tư tưởng đạo lí đó đối với đời sống con người 
Có nhiều lí lẽ và khái niệm 
 	 Đề 1: Y phục xứng y kì đức (quần áo phải tương xứng với đức độ ). Ý kiến của em như thế nào? 
 => Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. 
Đề 2: Hình ảnh một vài nhóm học sinh lớp 9 đến trường với quần bò mài, áo có nhiều hình ảnh kinh dị gợi cho em suy nghĩ gì ? 
=> Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội. 
XÁC ĐỊNH KIỂU BÀI CHO HAI ĐỀ VĂN SAU: 
 * Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi. 
THỜI GIAN LÀ VÀNG 
 Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng . Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. 
 Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chữa chạy thì sống, để chậm thì chết. 
 Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. 
 Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. 
 Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. 
 Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. 
 ( Phương Liên) 
II. Luyện tập 
 Đọc văn bản/sgk-36 
Văn bản thuộc nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. 
Nghị luận về vấn đề giá trị của thời gian 
c. Luận điểm: 
	- Thời gian là sự sống. 
	- Thời gian là thắng lợi. 
	- Thời gian là tiền. 
	- Thời gian là tri thức 
d. Phép lập luận : Phân tích và chứng minh 
a . Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào? 
Văn bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 
b. Văn bản nghị luận về vấn đề gì ? Chỉ ra luận điểm chính của nó. 
Văn bản nghị luận về vấn đề : Giá trị của thời gian. 
Các luận điểm chính: 
 Thời gian là sự sống. 
 Thời gian là thắng lợi. 
 Thời gian là tiền. 
 Thời gian là tri thức. 
c. Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào? 
Phép lập luận chủ yếu trong bài: Phân tích và chứng minh. Cách lập luận có sức thuyết phục( giản dị, dễ hiểu....) 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_104105_nghi_luan_ve_mot_van_de.pptx