Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 110: Tiếng Việt Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
I. THÀNH PHẦN GỌI - ĐÁP
1. Phân tích ngữ liệu: (SGK/31)
a) - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
b) - Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
(Kim Lân, Làng)
? Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp
- Này: dùng để gọi
- Thưa ông: dùng để đáp
Những từ trên có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không
Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của sự việc
trong câu (TP biệt lập).
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 110: Tiếng Việt Các thành phần biệt lập (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1. Thế nào là thành phần biệt lập? Em đã học những thành phần biệt lập nào? Nêu khái niệm từng thành phần biệt lập đã học và cho ví dụ minh hoạ? KIỂM TRA BÀI CŨ - Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. - Các thành phần biệt lập đã học: Thành phần tình thái và thành phần cảm thán. + Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. + Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận, )Câu 2 : Câu văn nào sau đây có sử dụng thành phần biệt lập tình thái? A Trời ơi, chỉ còn năm phút.B Ồ, sao mà độ ấy vui thế. C Có lẽ văn nghệ rất kị “trí thức hóa nữa”. D Ôi những cánh đồng quê chảy máu.KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 3: Câu nào sau đây có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán? A Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con.B Chao ôi, bông hoa đẹp quá.C Có lẽ ngày mai mình sẽ đi píc-níc.D Bạn An là học sinh giỏi.Câu 4: Trong các từ ngữ sau đây, từ ngữ nào có độ tin cậy cao nhất? A Chắc là B Chắc C Hình như D Chắc chắn Tiết 110 – Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tiếp theo)I. THÀNH PHẦN GỌI - ĐÁP1. Phân tích ngữ liệu: (SGK/31)a) - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?b) - Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ? Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn mau miệng trả lời:- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. (Kim Lân, Làng)? Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp- Này: dùng để gọi- Thưa ông: dùng để đápNhững từ trên có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay khôngKhông tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu (TP biệt lập). Này- Thưa ông Duy trì quan hệ giao tiếp (duy trì cuộc thoại). Tạo lập quan hệ giao tiếp (tạo lập cuộc thoại).I. THÀNH PHẦN GỌI - ĐÁP1. Phân tích ngữ liệu (SGK/31)=> Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. Bài tập 1 ( SGK/T 32)I. THÀNH PHẦN GỌI - ĐÁP BT1. Tìm thành phần gọi – đáp trong đoạn trích sau và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì? (trên – dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)- Này: dùng để gọi- Vâng: dùng để đáp* Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên – dưới và quan hệ thân mật. Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai? Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Bài tập 2 ( SGK/T32)- Thành phần gọi - đáp: Bầu ơi.- Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung.=> Câu ca dao khuyên những người trong một nước nên vì quyền lợi chung mà đoàn kết với nhau. I. THÀNH PHẦN GỌI - ĐÁP II. THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ Đọc những câu sau đây và trả lời câu hỏi.a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc) 1. Phân tích ngữ liệu ( SGK 31,32)- Lược bỏ phần in đậm đi thì nghĩa sự việc của câu không thay đổi. - Câu a: “Và cũng là đứa con duy nhất của anh” chú thích thêm cho “Đứa con gái đầu lòng của anh”.- Câu b: “Tôi nghĩ vậy” chú thích cho điều nhân vật tôi suy nghĩ. Vì đó là thành phần biệt lập, nó được viết thêm vào để làm rõ hơn cho một số chi tiết trong câu.- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. - Thành phần phụ chú thường được đặt giữa: hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. 2. Ghi nhớ (SKK – 32) III. LUYỆN TẬPBài 3: Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì? a) Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)-> kể cả anh (giải thích cho cụm từ mọi người).Bài 3: Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì? b) Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy. (Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khóa của tương lai) III. LUYỆN TẬP-> Thành phần phụ chú: các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ (giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này).Bài 3 Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì? III. LUYỆN TẬPc) Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)-> Thành phần phụ chú: những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới (giải thích cho cụm từ lớp trẻ)Bài 3 Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì? III. LUYỆN TẬPd) Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi). (Giang Nam, Quê hương)- Thành phần phụ chú:+ có ai ngờ (thể hiện sự ngạc nhiên);+ thương thương quá đi thôi (thể hiện tình cảm trìu mến). Tìm thành phần phụ chú trong các ví dụ sau: - Bác Ba đã thực hiện được nguyện vọng cuối cùng của người đồng đội cũ (Anh Sáu) trao tận tay cho Thu chiếc lược ngà. - Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc - Ngay từ bây giờ - cô giáo nói - lớp ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.Tạo lập, duy trì quan hệ giao tiếpBổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câuThể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câuBộc lộ tâm lý của người nói12345678910111213Các thành phần tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú được gọi chung là thành phần gì ?IBỆ LTẬPTrong các từ : “dường như, chắc chắn, chắc là” từ nào có độ tin cậy thấp nhất ?NƠG CÀIƯDỜ GNNHƯCâu văn “Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.” , trích trong văn bản nào ?HCI CẾLỰTác giả của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là ai ?HPẠMTẾDNU TẬẶNCâu văn “Trời ơi, chỉ còn năm phút !” , trích trong văn bản nào ?ẼLS PAAGIGỌ LĐÁPÌME ÁỮNPĐiền từ còn thiếu vào câu kiều sau đây : Đầu lòng hai ả tố ngaThúy Kiều là chị . là Thúy VânThành phần được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp được gọi là thành phần gì ?Bài thơ “Đồng chí “ của tác giả nào ?HHH HTAHÍCN UHÚThành phần được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu được gọi là thành phần gì ? IỤH HCTNCâu văn “ Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh , sẽ ôm chặt lấy cổ anh”. Câu này chứa thành phần biệt lập nào ?Điền từ còn thiếu vào chỗ trống của câu thơ sau : Quê hương nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.Câu “Ồ, sao mà độ ấy vui thế.” , câu này chứa thành phần biệt lập nào ?CẢÁNM HTBài thơ “Ánh trăng” là của tác giả nào ? DNNGUYỄU YTỪƠNGMINHHÀMÝBài 4 THÀNH PHẦN PHỤ CHÚNHỮNG TỪ NGỮ LIÊN QUANkể cả anhmọi ngườicác thầy, cô giáo người mẹNhững người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa nàyNhững người chủ thực sự thế kỉ tớilớp trẻcó ai ngờthương thương quá đi thôiTôicô bé nhà bênBài 5: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú. Chúng ta- những người chủ thực sự của tương lai - phải xác định được mình sẽ làm gì trong cuộc hành trình khi bước vào thế kỉ tới để xứng đáng với truyền thống của ông cha, để đưa đất nước tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu, thanh niên chúng ta phải biết được nhiệm vụ của mình từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Mỗi thanh niên phải cố gắng học, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất của mình để trở thành những con người toàn diện: có đức, có tài. Đất nước đang chờ đợi, tin tưởng và giao trọng trách cho thanh niên chúng ta.HƯỚNG DẪN HS HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI1/ Bài vừa học:Nắm vững hai thành phần biệt lập vừa học.Tập nhận diện 4 thành phần biệt lập đã học qua các văn bản SGK 2/ Chuẩn bị bài: Viếng lăng Bác- Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.- Tìm đọc các TP của Bác và các TP của các nhà thơ viết về Bác.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_110_tieng_viet_cac_thanh_phan_b.pptx