Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 116+117+118: Văn bản: Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 116+117+118: Văn bản: Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

II. Phân tích:

1. Cảm xúc của tác giả trước khi đến lăng Bác:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

+ Xưng hô: con – Bác -> T/c tôn kính + sự gần gũi ấm áp thân thương, ruột thịt

+ thăm (không phải viếng): nói giảm nói

tránh – giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát – khẳng định Bác vẫn còn sống mãi.

Câu thơ ngắn gọn như một thông báo: là niềm xúc động dồn nén, lòng thành kính, nỗi nhớ thương chất chứa bấy lâu của một công dân với lãnh tụ; trên nữa là tình cảm ruột thịt của người con xa dành cho người cha rất mực kính yêu.

pptx 14 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2880
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 116+117+118: Văn bản: Viếng lăng Bác (Viễn Phương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viếng lăng Bác 
( Viễn Phương ) 
Tiết 116,117,118: 
I. Tìm hiểu chung : 
1. Tác giả: 
- Viễn Phương (1928 – 2005) tên thật là Phan Thanh Viễn. 
- Quê : An Giang 
- Là nhà thơ có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ. 
- Đặc điểm thơ: nhỏ nhẹ, sâu lắng, giàu tình cảm, đậm chất thơ. 
2. Tác phẩm : 
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, khi đất nước vừa thống nhất, lăng Chủ tịch vừa mới khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, và vào lăng viếng Bác. 
3. Bố cục : 4 phần 
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam 
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. 
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân... 
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim! 
Mai về miền Nam thương trào nước mắt 
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây 
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. 
Cảm xúc trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. 
Cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng. 
Cảm xúc khi đã vào lăng. 
Cảm xúc trước khi ra về, ước mơ của nhà thơ. 
Viếng 
lăng 
Bác 
 Mạch vận động của cảm xúc trong bài theo trình tự của một cuộc viếng thăm - trình tự thời gian kết hợp không gian 
 	 Cảm xúc của nhà thơ: 
 	 - Trước khi đến lăng Bác 
 	- Khi đứng trước lăng Bác 
	 - K hi vào lăng viếng Bác 
	 - T rước khi rời xa lăng Bác 
Cảm xúc bao trùm toàn bài: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính; lòng biết ơn và niền tự hào pha lẫn nỗi đau xót . 
1. Cảm xúc của tác giả trước khi đến lăng Bác: 
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam 
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. 
+ X ưng hô: con – Bác -> T/c tôn kính + sự gần gũi ấm áp thân thương, ruột thịt 
+ thăm (không phải viếng ): nói giảm nói tránh – giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát – khẳng định Bác vẫn còn sống mãi. 
 Câu thơ ngắn gọn như một thông báo: là niềm xúc động dồn nén, lòng thành kính, nỗi nhớ thương chất chứa bấy lâu của một công dân với lãnh tụ; trên nữa là tình cảm ruột thịt của người con xa dành cho người cha rất mực kính yêu. 
II. Phân tích : 
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam 
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. 
+ trong sương : tg rất sớm sự nôn nóng mong mỏi được vào thăm viếng Bác 
Tả thực 
Ẩn dụ 
hàng tre hai bên lăng Bác 
biểu tượng cho con người, cho dân tộc Việt Nam 
 + bão táp mưa sa: thành ngữ chỉ những hiện tượng cực đoan của thời tiết tự nhiên ẩn dụ cho những khó khăn, gian lao thử thách mà dân tộc ta phải đối mặt và vuợt qua trong hai cuộc chiến cam go ác liệt 
 + đứng thẳng hàng: tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường bất khuất tất cả vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam 
 Từ h/a hàng tre bát ngát trong sương nhà thơ dã suy ngẫm, liên tưởng mở rộng và khái quát thành h/a hàng tre mang nghĩa biểu tượng sâu sắc: biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất, bất diệt của dân tộc ta dù qua bao thăng trầm lịch sử vẫn đúng thẳng, vẫn xanh tươi... 
+ h.a hàng tre: 
2. Cảm xúc của tác giả khi dứng trước lăng Bác: 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. 
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân 
Ngày ngày: Điệp ngữ chỉ tg tuần hoàn, bất biến 
Mặt trời đi qua trên lăng: Mặt trời thực đem lại nguồn sáng, sự sống cho vạn vật 
Mặt trời trong lăng: h/a ẩn dụ: K/đ sự vĩ đại, sức a/h của Bác với c/m, với DT Việt Nam; K/đ sự bất tử của sự nghiệp, tên tuổi HCM; Bày tỏ lòng kính yêu, biết ơn Bác 
Rất đỏ: Tính từ, h/a ẩn dụ cho nhiệt huyết c/m; trái tim ấm nồng tình yêu thương của Bác. 
Hình ảnh mặt trời sóng đôi trong hai câu thơ khẳng định sự vĩ đại, trường tồn của Bác, đó cũng chính là tình yêu, niền tự hào của nhà thơ của nhân dân Việt đối với Bác. 
3 . Cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng: 
 Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
+ giấc ngủ bình yên: nói giảm nói tránh- một lần nữa khẳng định Bác sống mãi. 
+ vầng trăng sáng dịu hiền : 
 vầng trăng: thực thể tồn tại vĩnh cửu của tự nhiên 
Ẩn dụ: tâm hồn thanh bạch sáng trong, mát mẻ của Người; người bạn tri ân, tri kỉ của Người, ... 
Hai câu thơ cho người đọc cảm nhận được khung cảnh êm dịu, thanh bình trong lăng; gợi cho chúng ta nghĩ đến một tâm hồn, một cách sống cao dẹp, thanh cao, sáng trong của Bác 
 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
 Mà sao nghe nhói ở trong tim. 
+ trời xanh : ẩn dụ của thiên nhiên kì vĩ lớn lao, vĩnh cửu; ẩn dụ cho Bác 
+ kết hợp từ láy mãi mãi khẳng định sự trường tồn, sống mãi cùng non nước. 
+ nhói trong tim: nỗi dau vô hạn, đột ngột, quặn thắt trước thực tế - Bác đã ra đi. 
 Lí trí vẫn trấn an lòng: Bác vẫn sống mãi, vẫn còn dõi theo Tổ quốc mãi mãi như màu xanh thanh bình trên nền trời tổ quốc. Nhưng con tim nhà thơ và tất cả người dân Việt Nam vẫn nhói đau vì sự thật người đã ra đi. 
+ Vẫn biết... Mà sao : cấu trúc đ ối lập tương phản – sự mâu thuẫn trong lòng tác giả, lòng người dân Việt. 
4. Cảm xúc trước khi rời xa lăng: 
Mai về miền Nam thương trào nước mắt 
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây 
Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này. 
Muốn làm: 
Con chim hót 
Đóa hoa tỏa hương 
Cây tre 
Điệp ngữ (muốn làm) diễn tả tâm trạng lưu luyến, lòng thành kính của tác giả muốn ở mãi bên Người 
? Chúng ta bắt gặp hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu và hình ảnh cây tre ở cuối bài thơ. Vậy hình ảnh này có điểm nào giống nhau và khác nhau? 
Gợi ý đáp án: 
- Giống nhau: Nói về con người Việt nam có những phẩm chất tốt đẹp. 
- Khác nhau: Khổ đầu nói về cả dân tộc Việt Nam; khổ cuối nói về cá nhân tác giả. 
Củng cố 
 III. Tổng kết : 1. Nghệ thuật 
 - Bài thơ có giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc vừa trang nghiêm sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện tâm trạng xúc động của nhà thơ vào lăng viếng Bác. 
 - Thể thơ tám chữ có dòng bảy chữ gieo vần lưng. Khổ thơ không cố định có khi liền khi cách nhịp. Nhịp thơ chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng. 
 - H/a thơ sáng tạo, có nhiều biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, tượng trưng. 
- Bố cục chặt chẽ. 
- Kết hợp chặt chẽ miêu tả với biểu cảm. 
- Ngôn ngữ bình dị, hàm súc. 
- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm , 
 2 . Nội dung 
 Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người khi vào lăng viếng Bác. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
- Học thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác ”; hiểu và phân tích được bài thơ. 
- Tìm và nghe bài hát được phổ nhạc từ bài thơ. 
- Đọc thêm: “Con cò” (Chế Lan Viên) 
- Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) TT . 
Tìm đọc những BT về Bác: 
 Sáng tháng năm (Tố Hữu); 
 Một lần viếng Bác (Vương Trọng); 
 Về thăm nhà Bác (Nguyễn Duy); 
 Đêm nay Bác ko ngủ (Minh Huệ); 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_116117118_van_ban_vieng_lang_ba.pptx