Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 137+146: Chủ đề 6: Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận Võ Thị Lệ Hằng
CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
Hai phép lập luận cơ bản trong bài văn nghị luận:
Phép lập luận chứng minh
Trong đời sống, chứng minh là dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin. Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng đã được thừa nhận để làm sáng tỏ quan điểm.
Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục. Dẫn chứng đưa ra giúp bài văn của học sinh vừa đủ ý, vừa sinh động, thu hút được người đọc, người xem.
Phép lập luận giải thích
Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
Các cách giải thích:
- Nêu định nghĩa; - Liệt kê các biểu hiện
- So sánh, đối chiếu; - Chỉ ra các mặt lợi – hại; - Nêu nguyên nhân
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ SÔNG CẦU TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ Giáo viên: VÕ THỊ LỆ HẰNG Tiết 137 - 146: CHỦ ĐỀ 6 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN - Chủ đề gồm 10 tiết. Nội dung từng tiết được phân chia như sau: Tiết Nội dung Ghi chú 137 141 LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ VÀ MỘT HIỆN TƯỢNG) 142 147 LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (VỀ TÁC PHẨM THƠ, TRUYỆN) Khi học về văn nghị luận, học sinh cần nắm được những khái niệm cơ bản: Luận điểm: Là ý chính, quan điểm xuyên suốt cả bài viết Luận cứ: Là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm Lí lẽ: Là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận Dẫn chứng: Sự việc, số liệu, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm. Lập luận: Là cách chọn lựa, sắp xếp, trình bày các luận điểm, luận cứ theo một trình tự hợp lí, rõ ràng, thuyết phục. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Hai phép lập luận cơ bản trong bài văn nghị luận: Phép lập luận chứng minh Trong đời sống, chứng minh là dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin. Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng đã được thừa nhận để làm sáng tỏ quan điểm. Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục. Dẫn chứng đưa ra giúp bài văn của học sinh vừa đủ ý, vừa sinh động, thu hút được người đọc, người xem. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Hai phép lập luận cơ bản trong bài văn nghị luận: Phép lập luận chứng minh Trong đời sống, chứng minh là dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin. Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng đã được thừa nhận để làm sáng tỏ quan điểm. Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục. Dẫn chứng đưa ra giúp bài văn của học sinh vừa đủ ý, vừa sinh động, thu hút được người đọc, người xem. Phép lập luận giải thích Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. Các cách giải thích: - Nêu định nghĩa ; - Liệt kê các biểu hiện - So sánh, đối chiếu ; - Chỉ ra các mặt lợi – hại ; - Nêu nguyên nhân CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Các hình thức lập luận bài văn nghị luận xã hội: Có 5 cách thức trình bày trong một bài văn nghị luận xã hội, đó là: diễn dịch; quy nạp; tổng – phân – hợp; móc xích; song hành. Từng hình thức lập luận sẽ được phân tích ngay sau đây: CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Các hình thức lập luận bài văn nghị luận xã hội: Có 5 cách thức trình bày trong một bài văn nghị luận xã hội, đó là: diễn dịch; quy nạp; tổng – phân – hợp; móc xích; song hành. Từng hình thức lập luận sẽ được phân tích ngay sau đây: Trình bày theo lối diễn dịch Theo lối diễn dịch tức là cách trình bày đi từ ý khái quát đến ý cụ thể. Câu mang ý khái quát (câu chủ đề) đứng ở đầu đoạn văn. Những câu còn lại trong đoạn làm nhiệm vụ triển khai, làm sáng rõ ý của câu chủ đề. Ví dụ: Tình yêu thương là tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Đó là những nét đẹp bình dị, trong sáng của lòng nhân hậu; cao thượng; vị tha và công ló. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình bằng hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung. Yêu thương chính là khi ta cảm thông, quan tâm, giúp đỡ người có cảnh ngộ khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức tốt, tình cảm cao đẹp. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Các hình thức lập luận bài văn nghị luận xã hội: Có 5 cách thức trình bày trong một bài văn nghị luận xã hội, đó là: diễn dịch; quy nạp; tổng – phân – hợp; móc xích; song hành. Từng hình thức lập luận sẽ được phân tích ngay sau đây: Trình bày theo cách quy nạp Văn nghị luận xã hội theo cách quy nạp là cách trình bày đi từ những ý cụ thể, ý nhỏ để rút ra ý tổng quát, ý lớn. Câu mang ý tổng quát (câu chủ đề) đứng ở cuối đoạn văn, chốt lại nội dung chính của toàn đoạn. Những câu bên trên làm nhiệm vụ triển khai nội dung. Ví dụ: Nhiều bạn trẻ đang tuổi ăn, tuổi học bỏ ngang mọi thứ để tập trung sức lực và tiền của bám theo thần tượng “trên từng cây số”. Để có tiền mua vé xem thần tượng biểu diễn, nhiều bạn không ngần ngại làm việc xấu như cướp bóc thậm chí là đánh đổi điều quý giá, thiêng liêng nhất. Cảnh tượng chen chúc, giẫm đạp, khóc lóc ở sân bay để đón thần tượng cũng không còn quá xa lạ với mọi người. Cuồng thần tượng một cách mù quáng đã để lại vô vàn hệ lụy đáng tiếc trong giới trẻ ngày nay. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Các hình thức lập luận bài văn nghị luận xã hội: Có 5 cách thức trình bày trong một bài văn nghị luận xã hội, đó là: diễn dịch; quy nạp; tổng – phân – hợp; móc xích; song hành. Từng hình thức lập luận sẽ được phân tích ngay sau đây: Trình bày theo tổng-phân-hợp Là cách trình bày đi từ ý chung đến ý cụ thể và được kết lại bằng một câu mang tính khái quát cao. Câu mở đoạn làm nhiệm vụ dẫn dắt, giới thiệu nội dung, những câu tiếp sẽ triển khai cụ thể nội dung và câu kết đoạn là chốt lại vấn đề. Ví dụ: Bệnh vô cảm đang dần trở thành một vấn nạn trong xã hội ngày nay. Vô cảm là sự thờ ơ, dửng dung của con người trước mọi sự việc vấn đề trong cuộc sống. Họ ngoảnh mặt làm ngơ khi nhìn thấy kẻ gian móc túi người khác; họ lạnh lùng đứng xem và cầm máy quay khi chứng kiến một vụ tai nạn giao thông họ lờ đi những chuyện gian lận, hối lộ mà họ biết rõ mồn một Vô cảm chính là dấu hiệu của sự hèn nhát; nhu nhược; ích kỉ Chúng ta cần phải có những hành động kịp thời để đẩy lùi những nguy hại mà nó sẽ đem đến cho cuộc sống con người. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Các hình thức lập luận bài văn nghị luận xã hội: Có 5 cách thức trình bày trong một bài văn nghị luận xã hội, đó là: diễn dịch; quy nạp; tổng – phân – hợp; móc xích; song hành. Từng hình thức lập luận sẽ được phân tích ngay sau đây: Trình bày theo móc xích Là cách trình bày ý nọ có sự móc nối với ý kia (câu sau phát triển, giải thích ý của câu trước. Câu sau liên kết, móc nối với câu trước qua việc lặp lại một vài từ ngữ của câu trước). Ví dụ: Lòng dũng cảm là một đức tính đáng quý và cần thiết ở mỗi người. Đây là đức tính đáng quý bởi nó giúp con người ta trở nên mạnh mẽ; không run sợ trước cái xấu, cái ác. Cái xấu, cái ác chính là những con người; việc làm gây nguy hại cho xã hội, cộng đồng. Những nguy hại đó sẽ để lại những hậu quả vô cùng nặng nề mà chúng ta không thể lường trước được. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Các hình thức lập luận bài văn nghị luận xã hội: Có 5 cách thức trình bày trong một bài văn nghị luận xã hội, đó là: diễn dịch; quy nạp; tổng – phân – hợp; móc xích; song hành. Từng hình thức lập luận sẽ được phân tích ngay sau đây: Trình bày theo cách song hành Là cách trình bày các câu ngang nhau (không có câu nào bao chứa câu nào). Các câu trong đoạn văn sẽ cùng phối hợp với nhau để làm sáng tỏ nội dung cần truyền đạt. Ví dụ: Lòng vị tha là sự cao thượng, nhân ái trước lỗi lầm của người khác. Lòng hiếu thảo là sự tôn trọng, yêu thương của con cháu đối với ông bà, cha mẹ hay cả những người không có quan hệ ruột thịt. Lòng biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác. Lòng kiên trì là sự nỗ lực; cố gắng không ngừng nghỉ để theo đuổi; và hoàn thành mục tiêu mà mình đã đề ra. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Các thao tác lập luận bài văn nghị luận xã hội Có 5 thao tác lập luận cơ bản mà các em cần nắm được, đó là: + Giải thích: Dùng lí lẽ cắt nghĩa hiện tượng; các từ ngữ; thuật ngữ, khó hiểu có trong đề bài được đưa ra để người nghe, người đọc hiểu rõ bản chất vấn đề. + Chứng minh: Dùng những lí lẽ; dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ ý kiến; quan điểm, của cá nhân liên quan đến vấn đề nghị luận và thuyết phục mọi người tin vào điều đó. + Bình luận: Nhận xét, đánh giá tính đúng – sai; tốt – xấu của vấn đề; thể hiện ý kiến; quan điểm cá nhân trước vấn đề nghị luận. + Phân tích: Là phân nhỏ; bóc tách vấn đề để thấy được bản chất; giá trị của vấn đề nghị luận. + Bác bỏ: Là dùng những dẫn chứng xác thực để phản bác lại một ý kiến; quan điểm chưa thực sự đúng đắn. + So sánh: Là thao tác đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng với nhau để thấy rõ điểm giống và khác. Qua đó thấy được giá trị của từng sự vật, hiện tượng. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Ôn tập lí thuyết: 1. NL về một sự việc, hiện tượng đời sống * Kiểu bài nghị luận về Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa với XH, đáng khen, đáng chê hay đáng suy nghĩ như: - Sành điệu đâu phải là hư hỏng! Bạn nghĩ sao?; Ô nhiễm môi trường: không phải chỉ ở thành phố; Người Việt trẻ hiện nay đang ngày càng không thích đọc sách; Tai nạn giao thông-hậu quả, nguyên nhân và hướng khắc phục; Game online: tốn thời gian và vô bổ, bạn nghĩ sao? Bạo lực học đường; Tấm gương vượt khó học tập; * Mục đích của kiểu bài này : Giúp người đọc, ngươi nghe, suy nghĩ, tạo ra những tác động tích cực đến c/người và mqh giữa c/người với c/người. Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận, để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một sự việc, hiện tượng nào đó, nhằm khẳng định tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo dức mà bàn luận, đánh giá của người viết. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘTSỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Ôn tập lí thuyết: 1. NL về một sự việc, hiện tượng đời sống 2. Cách làm bài Đây là k/thức cơ bản, các em cần nắm vững và tuân thủ 4 bước làm bài để bài làm đúng hướng, đầy đủ ý. Tìm hiểu đề và tìm ý Lập dàn bài Viết bài Đọc lại bài viết và sửa lỗi CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘTSỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Ôn tập lí thuyết: 1. NL về một sự việc, hiện tượng 2. Cách làm bài II. Kĩ năng làm bài Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý , Đây là bước đặc biệt quan trọng khi làm bài để bài viết không bị lan man, xa đề, lạc đề. a.Tìm hiểu đề: *) Đọc kĩ đề bài, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng, chú ý các từ khóa, những từ gợi dẫn về phương pháp làm bài và nội dung vấn đề cần nghị luận. Để: Xác định vấn đề cần nghị luận (luận đề). Xác định đúng kiểu bài nghị luận và phương pháp làm bài. Xác định phạm vi tư liệu. Để x/định v/đề cần NL các em cần trả lời cho câu hỏi: sự việc, hiện cần bàn luận là sự việc, hiện tượng gì? (trả lời được câu hỏi này nghĩa là các em đã x/định được v/đề cần NL). Các em lưu ý: Để làm được điều này các em phải x/định được các dạng đề bài. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Ôn tập lí thuyết: 1. NL về một sự việc, hiện tượng đời sống 2. Cách làm bài II. Kĩ năng làm bài Các dạng đề: + Yêu cầu nghị luận được thể hiện trực tiếp trên đề: + Yêu cầu nghị luận thể hiện gián tiếp thông qua hình ảnh, 1 thông tin, 1 câu nói, 1 câu chuyện, 1 đoạn văn bản: Với đề bài này, Các em cần đọc kĩ đề bài, dựa vào hình ảnh, ý nghĩa câu nói, câu chuyện, văn bản được trích dẫn mà xác định v/đề NL. b . Tìm ý: - Đó là sự việc, hiện tượng gì? biểu hiện như thế nào? - Vì sao lại có sự việc, hiện tượng đó? Tác động của nó ra sao đối với đời sống - Sự việc hiện tượng đó tốt hay xấu? Lợi hay hại? - Em có đề xuất những giải pháp, hướng giải quyết như thế nào? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết ? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào? CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Ôn tập lí thuyết: 1. NL về một sự việc, hiện tượng đời sống 2. Cách làm bài II. Kĩ năng làm bài Bước 2: Lập dàn bài Bước lập dàn bài vô cùng q/trọng mà các em thường bỏ qua. Đó là bản thảo giúp bài viết có bố cục chặt chẽ, lập luận xác đáng, đủ ý, phân phối các phần các đoạn cân đối và hợp lí. Kiểu bài này tập trung vào những hiện tượng có thật trong đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tích cực, cũng có thể là một hiện tượng tiêu cực hoặc một hiện tượng có cả mặt tích cực và tiêu cực... Sơ đồ sau đây góp phần định hướng cho các em cách làm đối với kiểu bài này. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG II. Kĩ năng làm bài a – Mở bài Giới thiệu về sự việc, hiện tượng đời sống đó bằng cách dẫn dắt trực tiếp hoặc gián tiếp về sự việc chính đó. Các bạn nên viết phần mở bài khoảng 2 đến 3 dòng. b – Thân bài Với thể loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống thì phần thân bài gồm 4 bước chính gồm: Phân tích chứng minh thực trạng và biểu hiện của sự việc hiện tượng đó - Giải thích các từ ngữ, khái niệm quan trọng nhất trong đề bài. - Trả lời các câu hỏi như sự việc, hiện tượng đó xuất hiện ở đâu, trong khoảng thời gian nào? - Mức độ, phạm vi diễn ra như thế nào? - Phải sử dụng các dẫn chứng, số liệu chính xác hoặc dẫn chứng từ các nguồn tin uy tín, có cơ sở khoa học cụ thể. Không được tự ý nghĩ ra các số liệu, dẫn chứng không có thật. *Nguyên nhân của sự việc hiện tượng đời sống . Cần đưa ra 2 nguyên nhân chính gồm: - Nguyên nhân chủ quan: thường do bản thân con người trong cách suy nghĩ và hành động. - Nguyên nhân khách quan: Có thể đó là các quy định, thể chế của nhà nước *Tác động, ảnh hưởng, hậu quả Chúng ta phải nêu được 2 tác động chính là: - Tác động tích cực: Những tác động có lợi cho con người, thiên nhiên, xã hội như việc làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo - Tác động tiêu cực: Là những việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội như môi trường, văn hóa, kinh tế Nhiều đề bài có thể có cả 2 mặt tích cực và tiêu cực nhưng một số đề thi văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống chỉ có 1 trong hai tác động này. * Đưa ra giải pháp : Có thể đưa ra 2 loại giải pháp gồm: - Phát huy sự việc tích cực: Nếu đó là những sự việc, hiện tượng tốt đẹp. - Ngăn chặn sự việc tiêu cực: Đưa ra các lập luận, giải pháp để ngăn chặn những hiện tượng, sự việc không tốt đẹp này. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG II. Kĩ năng làm bài a – Mở bài Giới thiệu về sự việc, hiện tượng đời sống đó bằng cách dẫn dắt trực tiếp hoặc gián tiếp về sự việc chính đó. Các bạn nên viết phần mở bài khoảng 2 đến 3 dòng. c – Kết bài Tóm tắt lại nội dung chính của vấn đề mà chúng ta đã nghị luận và gửi gắm các thông điệp, bài học cho bản thân, xã hội. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG II. Kĩ năng làm bài Bước 3: Viết bài Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa lỗi LƯU Ý: trước khi bắt tay vào làm bất cứ dạng bài nào, chúng ta cần nhận diện được đề bài, xem đề bài thuộc dạng, kiểu đề bài nào để chúng ta có phương pháp làm cho phù hợp. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG II. Kĩ năng làm bài III. Bài tập vận dụng Có những bạn trẻ chỉ biết mải mê dán hình thần tượng khắp nơi, chỉ biết đắm chìm trong sở thích của riêng mình Họ đâu thấy rằng bên cạnh họ có những người đang vì họ mà vất vả, lo toan; Có những người đã dành cho họ bao nhiêu yêu thương, trìu mến Những bạn trẻ ấy đâu biết rằng họ đang sống vô cảm ngay chính trong gia đình mình. Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG III. Bài tập vận dụng 1 – Tìm hiểu đề và ý a – Tìm hiểu đề Kiểu đề: Văn nghị luận trình bày suy nghĩ. Vấn đề nghị luận: Là hiện tượng các bạn trẻ ngày nay đang sống vô cảm ngay chính trong gia đình mình. Phạm vi kiến thức: Trong đời sống b – Tìm ý Thế nào là sống vô cảm? Những biểu hiện về lối sống vô cảm của các bạn trẻ là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? Hiện tượng này gây ra những hậu quả gì? Cần có những biện pháp nào để khắc phục hiện tượng đó? CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG III. Bài tập vận dụng 2 – Cách làm bài a – Mở bài giới thiệu về vấn để chính cần nghị luận đó là “ sống vô cảm ngay chính trong gia đình mình “ b – Thân bài - Vô cảm là gì? Sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình là sự thờ ơ, không quan tâm, không biết chia sẻ với những người thân yêu, gần gũi trong gia đình. - Biểu hiện: Đó là những biểu hiện như mải mê dán hình thần tượng khắc nơi, chỉ biết đắm chìm trong sở thích của riêng mình và không quan tâm, chia sẻ với những người thân yêu nhất trong tổ ấm mình. Hiện tượng con cái sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình đang xảy ra không ít ở các gia đình trong các thành phố lớn và trở thành hiện tượng đáng để phê phán trong xã hội ngày nay. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG III. Bài tập vận dụng - Nguyên nhân + Nguyên nhân chủ quan : - Sống ích kỷ, thực dụng chỉ biết đến bản thân mình. - Thiếu sự giáo dục của gia đình. + Nguyên nhân khách quan ; - Sự nuông chiều và không quan tâm đến con cái của các bậc phụ huynh. - Tác động của lối sống thực dụng. - Tác hại ví dụ về hiện tượng đời sống + Với cá nhân : - Ảnh hưởng đến nhân cách. - Bị những người xung quanh xa lánh. + Với gia đình ; - Quan hệ của những người trong gia đình mất đi sự gắn kết của tình yêu thương, chia sẻ. - Ý nghĩa của gia đình trong đời sống của mỗi cá nhân sẽ bị giảm sút. + Với xã hội ; - Tạo ra những công dân vô trách nhiệm với xã hội. - Lối sống vô cảm trở nên phổ biến. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG III. Bài tập vận dụng - Giải pháp - Phía gia đình: Cha mẹ là tấm gương cho con, tạo những điều kiện tốt nhất để thường xuyên chia sẻ cùng con. Tăng cường giáo dục về trách nhiệm gắn kết, xây dựng tình cảm gia đình của mỗi thành viên. - Phía nhà trường: Cần chú ý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh về giá trị của gia đình, tránh xa lối sống vô cảm. - Phía xã hội: Tăng cường tuyên truyền, tổ chức các hoạt động xã hội giúp các bạn trẻ bộc lộ được tâm tư, nguyện vọng, cảm xúc thật của bản thân. c – Kết bài Rút ra các bài học gồm: Nhận thức: Sống vô cảm ngay chính trong gia đình mình là một hiện tượng tiêu cực cần lên án mạnh mẽ. Hành động: Tích cực rèn luyện bản thân, trau dồi kỹ năng sống để hiểu về ý nghĩa của việc quan tâm, chia sẻ, kết nối trong gia đình CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG III. Bài tập vận dụng Bước 3: Viết bài Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Ôn tập lí thuyết: 1. NL về một tư tưởng, đạo lí *) Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, của con người như: - Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức ( lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực ). - Tư tưởng phản nhân văn ( ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá ). - Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề. - Vấn đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi. - Vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Ôn tập lí thuyết: 1. NL về một tư tưởng, đạo lí *)Mục đích của kiểu bài này : Giúp người đọc, ngươi nghe tin, hiểu, tán đồng hành động theo mình, tạo ra những tác động tích cực đến c/người và mqh giữa c/người với c/người. Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận, để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Ôn tập lí thuyết: 1. NL về một tư tưởng, đạo lí 2. Cách làm bài Đây là k/thức cơ bản, các em cần nắm vững và tuân thủ 4 bước làm bài để bài làm đúng hướng, đầy đủ ý. Tìm hiểu đề và tìm ý Lập dàn bài Viết bài Đọc lại bài viết và sửa lỗi CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Ôn tập lí thuyết: II. Kĩ năng làm bài Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý , Đây là bước đặc biệt quan trọng khi làm bài để bài viết không bị lan man, xa đề, lạc đề. a.Tìm hiểu đề: *) Đọc kĩ đề bài, chú ý các từ khóa, những từ gợi dẫn về phương pháp làm bài và nội dung vấn đề cần nghị luận. Để: Xác định vấn đề cần nghị luận (luận đề). Xác định đúng kiểu bài nghị luận và phương pháp làm bài. Xác định phạm vi tư liệu. Để x/định v/đề cần NL các em cần trả lời cho câu hỏi: tư tưởng, đạo lí cần bàn luận là tư tưởng đạo lí gì? (trả lời được câu hỏi này nghĩa là các em đã x/định được v/đề cần NL). Các em lưu ý: Để làm được điều này các em phải x/định được các dạng đề bài. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Ôn tập lí thuyết: II. Kĩ năng làm bài Các dạng đề: + Yêu cầu nghị luận được thể hiện trực tiếp trên đề: + Yêu cầu nghị luận thể hiện gián tiếp thông qua hình ảnh, 1 thông tin, 1 câu nói, 1 câu chuyện, 1 đoạn văn bản: Với đề bài này, Các em cần đọc kĩ đề bài, dựa vào hình ảnh, ý nghĩa câu nói, câu chuyện, văn bản được trích dẫn mà xác định v/đề NL. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Ôn tập lí thuyết: II. Kĩ năng làm bài b. Tìm ý: Đó là tư tưởng, đạo lí tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay tư tưởng, đạo lí mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán ? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết ? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào? CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Ôn tập lí thuyết: II. Kĩ năng làm bài Bước 2: Lập dàn bài Bước lập dàn bài vô cùng q/trọng mà các em thường bỏ qua. Đó là bản thảo giúp bài viết có bố cục chặt chẽ, lập luận xác đáng, đủ ý, phân phối các phần các đoạn cân đối và hợp lí. Kiểu bài này tập trung vào những hiện tượng có thật trong đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tích cực, cũng có thể là một hiện tượng tiêu cực hoặc một hiện tượng có cả mặt tích cực và tiêu cực... Sơ đồ sau đây góp phần định hướng cho các em cách làm đối với kiểu bài này. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Ôn tập lí thuyết: II. Kĩ năng làm bài a. Mở bài: - Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận - Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn) - Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý) CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Ôn tập lí thuyết: II. Kĩ năng làm bài b. Thân bài: * Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ( ). Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau: - Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. - Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. - Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. * Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ ( theo nghĩa từ vựng). CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Ôn tập lí thuyết: II. Kĩ năng làm bài * Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ( ) Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ? * Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến ): - Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề. - Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận ( ) - Mở rộng vấn đề CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Ôn tập lí thuyết: II. Kĩ năng làm bài Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động - Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, ( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...) - Bài học hành động - Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể - ( Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? ) c. Kết bài: - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài ( ) - Lời nhắn gửi đến mọi người ( ) CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Ôn tập lí thuyết: II. Kĩ năng làm bài Bước 3: Viết bài Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa lỗi * LƯU Ý: trước khi bắt tay vào làm bất cứ dạng bài nào, chúng ta cần nhận diện đc đề bài, , xem đề bài thuộc dạng, kiểu đề bài nào để chúng ta có phương pháp làm cho phù hợp. Kiểu bài nghị luận xh dưới dạng một câu chuyện. VD: Đọc câu chuyện: “CÁI KÉN BƯỚM”trích từ Hạt giống tâm hồ, First New, NXB Tổng hợp TP. HCM, trang 123. Trình bày suy nghĩ của em về thông điệp từ câu chuyện trên. 2. Kiểu bài NLXH về hai hiện tượng trái ngược nhau trong cuộc sống 3. Kiểu bài NLXH về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học VD: Từ bài thơ Tiến sĩ giấy của nhà thơ Nguyễn Khuyến, em hãy viết bài văn về danh và thực trong cuộc sống hiện nay. CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Ôn tập lí thuyết: II. Kĩ năng làm bài Bước 1: Giải thích Ở phần này thường là sẽ giải thích các từ khoá, giải thích ý nghĩa cụ thể của cả câu. Qua đó có thể rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lý, quan điểm của tác giả thể hiện qua câu nói. Bước 2: Phân tích Cần phải trả lời được câu hỏi tại sao vấn đề này đúng (hoặc không đúng), đồng thời đưa ra được các dẫn chứng thực tế để có thể chứng minh được sự lập luận của mình, bàn luận một cách sâu sắc, có sức thuyết phục đối với người đọc Bước 3: Bác bỏ Ở phần này sẽ lật ngược vấn đề vừa bàn luận ở trên, nếu vấn đề đúng thì đưa ra mặt trái của nó. Ngược lại, nếu như vấn đề sai hãy lật ngược lại bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng và phủ định cái sai Bước 4: Bình luận, đánh giá Cần đưa ra những đánh giá xem vấn đề đó là đúng hay sai, có phù hợp với xã hội hiện tại hay không, nó có tác động như thế nào đến con người và xã hội Bước 5: Bài học nhận thức và hành động Cần phải rút ra được bài học cho chính bản thân, sau đó là đưa ra bài học với cộng đồng, với xã hội, thuyết phục mọi người cùng hành động. Cách 2: CHỦ ĐỀ 6: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN * PHÂN BIỆT CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Ôn tập lí thuyết: II. Kĩ năng làm bài III. Bài tập vận dụng Đề : Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm) III. Bài tập vận dụng Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý a. Tìm hiểu đề - Đọc kĩ đề bài, gạch chân các từ quan trọng: + Với đề bài này, các em dễ dàng xác định hướng làm bài và kiểu bài nghị luận , qua từ “nghĩ” gợi ra phương pháp làm bài. Đây là dạng đề có mệnh lệnh. + Cụm từ “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” đã nêu v/đề cần NL. b. Tìm ý: + Đó là tư tưởng tốt đẹp, tích cực trong đời sống. + Các ý cần triển khai: III. Bài tập vận dụng Bước 2: Lập dàn bài a. Mở bài Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận b. Thân bài 1. Giải thích: – Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội . – Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. III. Bài tập vận dụng 2. Phân tích – chứng minh : Ý 1: Đời người cần trải qua những thử thách để trưởng thành: Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_137146_chu_de_6_ren_luyen_ki_na.ppt