Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 149+150: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 149+150: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

II. Hướng dẫn nói

1. Dẫn vào bài:

 Trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (đã học ở lớp 7) chúng ta gặp hình ảnh một người lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa chợt nhớ bà với một tình cảm chân thành, cảm động. Một người cháu xa nhà bỗng nhớ bà với một cuộc sống lam lũ giản dị mà vẫn ngời sáng, một vẻ đẹp tinh thần của tình bà cháu.

 Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng vào những năm 60. Thơ của Bằng Việt thiên về việc tái hiện những kỉ niệm của tuổi thơ, mà bài thơ Bếp lửa được coi là một trong những thành công đáng kể nhất.

 

ppt 10 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1190
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 149+150: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1 49,150: 
LUYỆN NÓI: 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT 
ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 
1. Thơ phát khởi trong lòng người ta. 
 (Lê Quý Đôn) 
2 . Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần. 
 ( Ngô Thì Nhậm) 
3. a. Thơ là tiếng gọi đàn. 
 b. Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa . (Xuân Diệu) 
4. a. Thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật tràn đầy. 
 b. Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột của mình. 
 ( Tố Hữu) 
5. a Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. 
 - Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời. (Sóng Hồng ) 
6. Thơ là tiếng lòng . ( Diệp Tiếp) 
NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ THƠ 
7. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang. 
 (Chế Lan Viên) 
8. Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái, nhỏ nhen mà độc hại 
 ( LLVH) 
9. Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy. 
 (Phạm Văn Đồng) 
10. Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy đối với các thi sĩ vẫn còn là điều bí mật. 
 (Trần Đăng Khoa) 
	 Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi 
	 Còn một nửa để mùa thu làm lấy 
	 Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá 
	 Nó không là anh nhưng nó là mùa. 
 (Chế Lan Viên) 
	 Thơ ca vốn bắt nguồn từ cuộc sống mà tâm điểm là hướng về con người, chúng ta luôn tìm được sợi dây liên kết vô hình giữa tiếng nói cất lên từ thơ ca hòa cùng tiếng nói tâm hồn mỗi con người. Thế giới trong trang thơ mở ra đâu đó luôn tồn tại những hình ảnh gần gũi từ thế giới hiện thực mà ta đang sống, có điều mới mẻ và đặc biệt hơn. Chất thơ vốn có trong hiện thực, bởi nếu không có mùa thu đẹp đẽ của cuộc đời, không thể có mùa thu của thi ca. 
1. T hơ là thư kí chân thành của trái tim. 
 (Duy bra lay) 
2. Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi. ( Puskin ) 
3. Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật. ( Bêlinxki) 
4. a. Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ. 
 b. Trên đời có những thứ chỉ giải quyết được bằng thơ. ( Maiacopxki) 
5. Thơ ca đồng thời song hành với con người chức năng thức tỉnh lương tri đang ngủ . 
 (Eptusencô) 
6. Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong . (R.Tagore ) 
7. Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình. (C. Mac ) 
8. Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay giọt nước mắt đắng cay. (Raxun Gamzatôp) 
9. Tôi thu thập hình tượng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay một đoạn đường bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu trên bảy triệu bông hoa để làm nên một gam mật . 
 (P. Povienko) 
1 0 . Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm. 
 (Voltaire) 
11. Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử. (Shelly) 
12. Trong tâm hồn của con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được. 
 ( Nhêcơraxop) 
I. Kiểm tra phần chuẩn bị 
 Đề bài : Suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. 
1. Tìm hiểu đề 
a. Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ 
b. Vấn đề cần nghị luận: tình cảm bà cháu 
c. Cách nghị luận: Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ, khái quát thành những thuộc tính cao đẹp của con người. 
2. Tìm ý 
a. Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học, đã đọc. 
b. Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. 
II. Hướng dẫn nói 
1. Dẫn vào bài: 
 Trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (đã học ở lớp 7) chúng ta gặp hình ảnh một người lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa chợt nhớ bà với một tình cảm chân thành, cảm động. Một người cháu xa nhà bỗng nhớ bà với một cuộc sống lam lũ giản dị mà vẫn ngời sáng, một vẻ đẹp tinh thần của tình bà cháu. 
 Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng vào những năm 60. Thơ của Bằng Việt thiên về việc tái hiện những kỉ niệm của tuổi thơ, mà bài thơ Bếp lửa được coi là một trong những thành công đáng kể nhất. 
2. Nội dung nói: 
 - H/a đầu tiên được tác giả tái hiện là h/a một bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu. 
	 Một bếp lửa ................... nắng mưa 
 Chú ý khai thác các từ chờn vờn , ấp iu 
 - Kỉ niệm thời thơ ấu thường là rất xa nhưng bao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng nguyên sơ, do đó nó thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn. 
	 Lên bốn ................ còn cay 
 - Tiếp theo là những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương. 
	 Tám năm .................đồng xa. 
 - Tiếp theo là hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ cái bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng, niềm tin. 
	 Rồi sớm .....................dai dẳng . 
 - Hình ảnh cái bếp lửa đã trở thành biểu tượng của quê hương đất nước, trong đó người bà vừa là người nhóm lửa, vừa là người giữ lửa, truyền lửa. 
	 Lận đận ...........................- Bếp lửa. 
 - Cuối cùng nhà thơ rrút ra một đạo lí về mối quan hệ hữu cơ giữa quá khứ và hiện tại. 
	 Giờ cháu ............................lên chưa ? 
III. Trình bày dàn ý Lần lượt trình bày từng ý; tóm tắt toàn bài. 
	 Trao đổi, thống nhất một dàn bài hoàn chỉnh. 
 Mở bài: 	Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi tác giả là sinh viên du học ở Liên Xô.	Qua dòng hồi tưởng và suy ngầm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc động tình bà cháu, thể hiện t/c kính yêu và biết ơn vô hạn của cháu đối với bà, -> đối với QH, đất nước. 
 Thân bài: 
Hình ảnh bếp lửa gắn với những kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ. 
	– Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, gắn liền với hình ảnh người bà tần tảo sớm khuya: 
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,Một bếp lửa ấp iu nồng đượm,Cháu thương bà biết mấy nắng mưa 
	– Bếp lửa khơi dòng hoài niệm, khơi dòng cảm xúc. Từ ấp iu gợi liên tưởng đến bàn tay khéo léo và tấm lòng kiên trì của người nhóm lửa. Người bà mỗi sớm nhen lên ngọn lửa, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, suốt một đời 
Hồi tưởng về thời gian được sống trong tình yêu thương, chăm chút của bà. 
	– Cuộc sống nhọc nhằn của hai bà cháu trước cách mạng và trong kháng chiến, hàng loạt hình ảnh gợi tả, gợi cảm: đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, xóm làng bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi in đậm trong kí ức bi thảm của chú bé lên tám tuổi. 
	– Cha mẹ đi k/c, cháu ở cùng bà, được bà chăm sóc: Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học 	– Tuổi thơ vất vả gắn liền với bếp lửa bập bùng, bếp lửa hiện diện như tình thương ấm áp, như sựcưumang, an ủi của bà đối với đứa cháu nhỏ, như một phần cuộc đời gian truân của chính bà.	– Tuy vất vả, nhọc nhằn nhưng bà vẫn vượt qua tất cả để các con yên tâm đánh giặc nơi chiến trường xa: 
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen,Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. 
	Đến đây thì hình ảnh bếp lửa đã mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: tình thương – sự sống – niềm tin bất diệt. 
Nhưng suy ngẫm của người cháu về bà, gắn liền với hình ảnh bếp lửa hồng quen thuộc. 
	– Tình cảm thương yêu và biết ơn chân thành: Cháu thượng bà biết mấy nắng mưa.	– Giữa người bà và bếp lửa như có những nét tương đồng. Bà là người ấp iu giữ lửa, người nhóm lửa đểvngọn lửa của tình thương trong mỗi gia đình luôn cháy sáng, nối kết quá khứ, hiện tại, tương lai. 
	Cháu giờ đã trưởng thành, được chắp cánh bay xa nhưng luôn nhớ về bà, về bếp lửa của gia đình. Bếp lửa đã thành điểm nhớ, thành chỗ dựa tinh thần cho đứa cháu xa quê: Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa 
 Kết bài: 
	Bài thơ Bếp lửa mang một ý nghĩa triết lí sâu sắc: Những gì là kỉ niệm thân thiết của tuổi thơ đều có sức toả sáng, nuôi dưỡng tâm hồn, nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời. 
	Tình cảm gia đình là cơ sở vững chắc của tình yêu quê hương đất nước. 
 HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ  - Học bài, hoàn thành bài tập - Ôn luyện các đề văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 
- Chuẩn bị tiết bài Những ngôi sao xa xôi 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_149150_luyen_noi_nghi_luan_ve_m.ppt