Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 16+18: Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 16+18: Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

HS: HĐCN 2’ – Báo cáo, chia sẻ

H: Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? Có ý kiến cho rằng thêm cụm từ “Bài thơ về” vào nhan đề là thừa. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?

- Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa, nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó:

+ Xe không kính: là hiện thực đời sống chiến tranh.

+ Bài thơ: chất thơ toát lên từ hiện thực khốc liệt ấy.

-> Nhà thơ không chỉ muốn nói đến hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu là nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung,

 

ppt 27 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 16+18: Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân, mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc. 
Họ có lí tưởng cao đẹp, sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn. 
Họ phải trải qua những gian lao, thiếu thốn đến tột cùng nhưng ở họ vẫn sáng ngời lên tinh thần lạc quan cách mạng. 
Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết. 
Vẻ đẹp bình dị 
mà cao cả 
Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp 
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai 
Bµi th¬ vÒ tiÓu ®éi xe kh«ng kÝnh 
Ph¹m TiÕn DuËt 
Tiết 16-18: 
Hướng dẫn đọc 
 Giọng vui tươi, khoẻ khoắn, ngang tàng, thể hiện tinh thần lạc quan, dũng cảm của những người lính 
 Bếp Hoàng Cầm 
 Là loại bếp dã chiến có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay địch phát hiện từ trên cao, mang tên đồng chí Hoàng Cầm (1916-1996), quê ở thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, nguyên là Tiểu đội trưởng nuôi quân thuộc Đội điều trị 8 Sư đoàn 308, sáng tạo ra từ chiến dịch Hoà Bình năm 1951. 
Anh nuôi Hoàng Cầm 
 Chiến sĩ nấu ăn bên bếp Hoàng Cầm 
- Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
- Thơ ông thường tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc k/c chống Mĩ. 
- Phong cách thơ: sôi nổi, trẻ trung, hồn hiên, tinh nghịch mà sâu sắc. 
- Sáng tác năm 1969, thời kì ác liệt nhất của cuộc k/c chống Mĩ. 
- Thể thơ: tự do 
- PTBĐ chính: Biểu cảm 
HS: HĐCN 2’ – Báo cáo, chia sẻ 
H: Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? Có ý kiến cho rằng thêm cụm từ “Bài thơ về” vào nhan đề là thừa. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ? 
- Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa, nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó: 
+ Xe không kính: là hiện thực đời sống chiến tranh. 
+ Bài thơ: chất thơ toát lên từ hiện thực khốc liệt ấy. 
-> Nhà thơ không chỉ muốn nói đến hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu là nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung, 
 Tôi phải thêm cụm từ “Bài thơ về ”, để báo trước cho mọi người biết rằng là tôi viết thơ, chứ không phải một khúc văn xuôi. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là cách đưa chất liệu văn xuôi vào thơ, những câu thơ “đặc” văn xuôi được kết hợp lại trong một cảm hứng chung . (Phạm Tiến Duật) 
- Lạ và độc đáo 
+ Xe không kính : là hiện thực đời sống chiến tranh. 
+ Bài thơ : chất thơ toát lên từ hiện thực khốc liệt ấy. 
-> Thể hiện cách nhìn, cách khai thác chất thơ từ hiện thực khốc liệt. 
HS: HĐCĐ 5’ – Báo cáo, chia sẻ 
1. Tìm những câu thơ lí giải nguyên nhân và miêu tả hình ảnh những chiếc xe không kính? 
2. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nhận xét về giọng thơ, lời thơ? Tác dụng? 
3. Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả muốn phản ánh điều gì? 
- Nguyên nhân: 
 	Không có kính không phải vì xe ko có kính 
 	Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi 
-> NT tả thực, điệp ngữ, động từ mạnh, giọng điệu thản nhiên pha chút ngang tàng, hóm hỉnh, lời thơ gần với văn xuôi... đã giải thích rất thực nguyên nhân của những chiếc xe không kính: do bom đạn chiến tranh tàn phá. 
- Hình ảnh chiếc xe: 
 	Không có kính rồi xe không có đèn, 
 	Không có mui xe, thùng xe có xước 
-> NT tả thực, điệp ngữ, liệt kê tăng cấp ... làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe mình đầy thương tích, bị biến dạng bởi bom đạn Trường Sơn. 
2. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
- Nguyên nhân: 
 K hông có kính k hông phải vì xe ko có kính 
 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi 
-> NT điệp ngữ, động từ mạnh, giọng điệu thản nhiên pha chút ngang tàng, hóm hỉnh, lời thơ gần với văn xuôi đã giải thích rất thực nguyên nhân của những chiếc xe không kính: do bom đạn chiến tranh tàn phá. 
- Hình ảnh chiếc xe: 
 Không có kính rồi xe không có đèn, 
 Không có mui xe, thùng xe có xước 
-> NT tả thực, điệp ngữ, liệt kê tăng cấp làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe mình đầy thương tích, bị biến dạng bởi bom đạn Trường Sơn. 
=> Hình ảnh những chiếc xe không kính phản ánh hiện thực vô cùng ác liệt của cuộc chiến tranh trên tuyến đường TS những năm chống Mĩ. 
 Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường 
không có lá xanh. C hỉ có những thân cây bị tước khô cháy Một vài 
cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất. 
 ( Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê ) 
	 Nhật ký Đặng Thùy Trâm là tập nhật ký của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm được viết tay từ năm 1968 đến 1970. Cuốn sách đã khiến bạn đọc bật khóc trước những dòng ghi chép chân thực của cô về nỗi đau do đế quốc Mỹ gây ra, ở đó luôn hiện hữu nhiều tấm gương sáng về lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm. 
a. Tư thế 
- Ung dung buồng lái ta ngồi 
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” 
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim, 
Như sa, như ùa vào buồng lái 
+ NT tả thực, từ láy, đảo ngữ, điệp từ, nhân hoá, so sánh 
 -> Đ ã làm nổi bật tư thế bình tĩnh, chủ động, ung dung, hiên ngang, trong bom đạn vẫn ngẩng cao đầu, hoà mình cùng thiên nhiên, vũ trụ của những chiến sĩ lái xe. 
b. Tinh thần, thái độ 
- Không có kính ừ thì có bụi 
Bụi phun tóc trắng như người già 
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc 
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. 
- Không có kính ừ thì ướt áo 
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời 
Thưa cần thay lái trăm cây số nữa 
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. 
+ NT điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, so sánh, lời thơ gần với khẩu ngữ, giọng điệu thản nhiên, ngang tàng, thách thức 
-> C ho thấy thái độ bình thản, bất chấp khó khăn, coi thường hiểm nguy, gian khổ, tinh thần lạc quan, dũng cảm, nét hồn nhiên, sôi nổi, yêu đời, đậm chất lính của những chiến sĩ lái xe. 
c. Tình đồng chí, đồng đội 
 Những chiếc xe từ trong bom rơi 
 Đã về đây họp thành tiểu đội. 
 Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới 
 Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi 
 Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời 
 Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy 
- NT tả thực 
-> c ho thấy tình đồng chí, đồng đội gắn bó, thân mật, sôi nổi, keo sơn, yêu thương nhau như trong một gia đình. 
d. Ý chí chiến đấu 
Không có kính rồi xe không có đèn 
Không có mui xe, thùng xe có xước 
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
Chỉ cần trong xe có một trái tim 
+ NT: đối lập, hoán dụ, giọng điệu khẳng định . 
-> Đ ã làm nổi bật lý tưởng sống cao đẹp, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm cao độ, ý chí chiến đấu vì miền Nam thân yêu của những chiến sĩ lái xe. 
Tư­ thÕ 
ung 
 dung, 
hiªn 
 ngang 
Tinh 
 thÇn 
 dòng 
c¶m, 
 l¹c quan 
Tình 
 c¶m 
 ®ång ®éi 
yªu 
thư­¬ng 
s«i næi 
 ý chÝ 
 quyÕt 
 t©m 
v ì 
 miÒn Nam 
Bµi th¬ vÒ tiÓu ®éi xe 
kh«ng kÝnh 
H ình ¶nh những 
 chiÕc xe kh«ng kÝnh 
H ình ¶nh ng­ưêi 
 chiÕn sÜ l¸i xe 
Néi dung 
Bµi th¬ vÒ tiÓu ®éi xe kh«ng kÝnh 
NghÖ thuËt 
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, hình ảnh đậm chất hiện thực 
- Giọng điệu ngang tàng , tự nhiên, khỏe khoắn . 
- Ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ. 
 - BPTT: Đảo ngữ, điệp từ, nhân hóa, hoán dụ 
- Bài thơ đã khắc hoạ một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. 
- Qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mỹ, với tư thế ung dung, hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tình đồng chí đồng đội gắn bó và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. 
	 Bài tập 1 
	 So sánh hình ảnh người lính ở “B ài thơ về tiểu đội xe không kính” với người lính trong bài thơ “Đồng chí” 
	- Giống nhau: 
	 Nét đẹp chung của anh bộ đội cụ Hồ: lí tưởng cao đẹp, lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần lạc quan, dũng cảm, vượt mọi khó khăn, gian khổ; tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó. 
	 - Khác nhau: 
+ "Đồng chí": Những người lính xuất thân từ nông dân mang vẻ đẹp giản dị, chân thành, chất phác. 
+ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính": Những người chiến sĩ xuất thân từ tầng lớp trí thức mang vẻ đẹp trẻ trung, hóm hỉnh, hồn nhiên, yêu đời. 
-> Sự trưởng thành trong nhận thức và tình cảm của người lính từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mĩ. 
	 Bài tập số 2 
	 Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời chống Mĩ 
- Tư thế ung dung, hiên ngang 
- Tinh thần lạc quan, dũng cảm 
- Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn 
- Ý chí chiến đấu vì miền Nam thân yêu 
-> Những người lính mang vẻ đẹp thời đại H ồ Chí Minh . 
Hướng dẫn học bài: 
- Học thuộc lòng bài thơ, nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh những chiến sĩ lái xe không kính. 
- Chuẩn bị: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (SGK tập 2) 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_1618_van_ban_bai_tho_ve_tieu_do.ppt