Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 166+168: Ôn tập học kì II

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 166+168: Ôn tập học kì II

I. Phần văn bản

1. Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm

a. Nghệ thuật:

- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.

- Dẫn chứng tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản.

- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị . . .

b. Ý nghĩa: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.

 

ppt 45 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 166+168: Ôn tập học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ SÔNG CẦU 
 TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ 
Giáo viên: VÕ THỊ LỆ HẰNG 
- §oµn kÕt - Ch¨m ngoan - Häc giái 
LỚP: 9 
Tiết 166 168: 
ÔN TẬP HỌC KÌ II 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
I. Phần văn bản 
1. Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm 
2. Tiếng nói của văn nghệ : 
a. Nghệ thuật : 
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý. 
- Dẫn chứng tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản. 
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị . . . 
b. Ý nghĩa : Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả. 
I. Phần văn bản 
1. Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm 
2. Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi 
a. Nghệ thuật : 
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên. 
- Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, thuyết phục. 
- Có giọng văn chân thành, say mê là tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản. 
b. Ý nghĩa : Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người. 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
I. Phần văn bản 
1. Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm 
2. Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi 
3. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải 
a. Nghệ thuật : 
- Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết mang âm hưởng gần gũi với dân ca. 
- Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát. 
- Sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ ... 
- Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn. 
 b. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cuộc đời. 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
I. Phần văn bản 
1. Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm 
2. Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi 
3. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải 
4. Viếng lăng Bác – Viễn Phương 
a. Nghệ thuật : 
- Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài. 
- Theo thở thơ 8 chữ. 
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. 
- Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ. 
b. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi nào lăng viếng Bác. 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
I. Phần văn bản 
1. Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm 
2. Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi 
3. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải 
4. Viếng lăng Bác – Viễn Phương 
5. Sang thu– Hữu Thỉnh 
a. Nghệ thuật : 
- Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. 
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hóa, phép ẩn dụ. 
b. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
I. Phần văn bản 
1. Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm 
2. Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi 
3. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải 
4. Viếng lăng Bác – Viễn Phương 
5. Sang thu– Hữu Thỉnh 
6. Nói với con – Y Phương 
a. Nghệ thuật : 
- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến. 
- Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ. 
- Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. 
b. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái, tình yêu niềm tự hào về quê hương đất nước. 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
I. Phần văn bản 
1. Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm 
2. Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi 
3. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải 
4. Viếng lăng Bác – Viễn Phương 
5. Sang thu– Hữu Thỉnh 
6. Nói với con – Y Phương 
7. Mây và sóng – R.Ta-go 
Nghệ thuật : 
 - Bố cục 2 phần giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời. 
 - Sáng tạo nên hình ảnh thiên nhiên bay bổng, kì diệu song rất sinh động, chân thực và gợi nhiều liên tưởng. 
b. Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
I. Phần văn bản 
1. Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm 
2. Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi 
3. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải 
4. Viếng lăng Bác – Viễn Phương 
5. Sang thu– Hữu Thỉnh 
6. Nói với con – Y Phương 
7. Mây và sóng – R.Ta-go 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
8. Những nôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê 
a. Nghệ thuật: Sử dụng ngôi kể thứ nhất, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. 
b. Nội dung: Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn 
I. Phần văn bản 
1. Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm 
2. Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi 
3. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải 
4. Viếng lăng Bác – Viễn Phương 
5. Sang thu– Hữu Thỉnh 
6. Nói với con – Y Phương 
7. Mây và sóng – R.Ta-go 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
8. Những nôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê 
9. Bố của XI-Mông – G.đơ Mô-pa-xăng 
a. Nghệ thuật: 
 - Tác giả đã thành công trong nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động. 
 - Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lí. 
b. Ý nghĩa văn bản : 
 Truyện ca ngợi tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người. 
II. Phần Tiếng Việt. 
I. Phần văn bản 
1. Khởi ngữ: 
Nêu đặc điểm, công dụng của khởi ngữ? Ví dụ? 
- Đặc điểm của khởi ngữ: 
 + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 
 + Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với. 
- Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 
- Ví dụ: - Tôi thì tôi xin chịu. 
 - Hăng hái học tập , đó là đức tính tốt của học sinh. 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
II. Phần Tiếng Việt. 
I. Phần văn bản 
1. Khởi ngữ: 
Thế nào là thành phần biệt lập? Kể tên các thành phần biệt lập?Ví dụ? 
2. Các thành phần biệt lập: 
- Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu. 
Thế nào là thành phần tình thái?Ví dụ? 
a . Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
VD: - Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi) 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
II. Phần Tiếng Việt. 
I. Phần văn bản 
1. Khởi ngữ: 
2. Các thành phần biệt lập: 
Thế nào là thành phần cảm thán?Ví dụ? 
a . Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
VD: - Dường như , bạn An không có ở nhà. 
b . Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận ); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi . Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. 
VD: - Chao ôi , trời hôm nay dễ chịu quá đi! 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
II. Phần Tiếng Việt. 
I. Phần văn bản 
1. Khởi ngữ: 
2. Các thành phần biệt lập: 
Thế nào là thành phần gọi-đáp?Ví dụ? 
a . Thành phần tình thái: 
b . Thành phần cảm thán: 
c . Thành phần gọi - đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp. 
VD: + Vâng , mời bà vào nhà cháu chơi ạ! 
 + Này , chiều nay, đi đá banh không? 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
II. Phần Tiếng Việt. 
I. Phần văn bản 
1. Khởi ngữ: 
2. Các thành phần biệt lập: 
a . Thành phần tình thái: 
b . Thành phần cảm thán: 
c . Thành phần gọi - đáp 
Thế nào là thành phần phụ chú?Ví dụ? 
d . Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm. 
VD: - Bạn Nga (lớp trưởng lớp 9a) là học sinh giỏi đó. 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
II. Phần Tiếng Việt. 
I. Phần văn bản 
1. Khởi ngữ: 
2. Các thành phần biệt lập: 
Thế nào là liên kết? 
3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
 Liên kết là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu và giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết. 
Thế nào là liên kết chủ đề? 
Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề). 
* Về nội dung: 
Thế nào là liên kết lô gic? 
Các đoạn văn, câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc). 
* Về hình thức: 
Thế nào là liên kết về hình thức? 
Các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối. 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
II. Phần Tiếng Việt. 
I. Phần văn bản 
1. Khởi ngữ: 
2. Các thành phần biệt lập: 
3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
* Về nội dung: 
* Về hình thức: 
a . Phép lặp từ ngữ : là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước. 
VD : Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn) 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
II. Phần Tiếng Việt. 
I. Phần văn bản 
1. Khởi ngữ: 
2. Các thành phần biệt lập: 
3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
* Về nội dung: 
* Về hình thức: 
b . Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng 
- Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa. 
VD: Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh . Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh) 
- Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa. 
 VD : Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt 
 Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng (Tú Xương) 
- Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng. 
 VD : Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt . (Kim Lân) 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
II. Phần Tiếng Việt. 
I. Phần văn bản 
1. Khởi ngữ: 
2. Các thành phần biệt lập: 
3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
* Về nội dung: 
* Về hình thức: 
c . Phép thế : là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. 
Các yếu tố thế: 
 - Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy , nó, hắn, họ, chúng nó thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước. 
 - Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó, để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước. 
 Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn. 
VD : Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta . Ấy là điểm màu của nghệ thuật. (Nguyễn Đình Thi) ( Chỉ từ “ấy” thay thế cho câu “Nghệ sĩ chúng ta ) 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
II. Phần Tiếng Việt. 
I. Phần văn bản 
1. Khởi ngữ: 
2. Các thành phần biệt lập: 
3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
* Về nội dung: 
* Về hình thức: 
d . Phép nối : 
Các phương tiện nối: 
- Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để 
 VD : Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi) 
- Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại 
 VD: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt (Nam Cao) 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
II. Phần Tiếng Việt. 
I. Phần văn bản 
1. Khởi ngữ: 
2. Các thành phần biệt lập: 
3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
* Về nội dung: 
* Về hình thức: 
- Sử dụng tổ hợp từ “quan hệ từ, đại từ, chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế, , thế thì, vậy nên 
VD: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy , phải kéo quân ra đánh đuổi chúng (Ngô gia văn phái). 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
II. Phần Tiếng Việt. 
I. Phần văn bản 
1. Khởi ngữ: 
2. Các thành phần biệt lập: 
3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
4. Nghĩa tường minh và hàm ý: 
+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. 
+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 
Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý? Cho ví dụ? 
VD: a , - Ba con, sao con không nhận ? 
 - Không phải. - Đang nằm mà nó cũng phải giãy lên. 
 - Sao con biết là không phải ?[...] 
 - Ba không giống cái hình ba chụp với má. (Nguyễn Quang Sáng) 
 b, An: - Chiều mai cậu đi đá bóng với tớ đi . 
Bình: - Chiều mai tớ đi học toán rồi. (Hàm ý: Tớ không đi đá bóng được) 
An: - Thế à, buồn nhỉ. 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
II. Phần Tiếng Việt. 
I. Phần văn bản 
1. Khởi ngữ: 
2. Các thành phần biệt lập: 
3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
4. Nghĩa tường minh và hàm ý: 
+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. 
+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 
Điều kiện để sử dụng nghĩa tường minh, hàm ý? Cho ví dụ? 
* Điều kiện sử dụng hàm ý: 
+ Người nói (người viết) có ý đưa hàm ý vào câu nói. 
+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
II. Phần Tiếng Việt. 
I. Phần văn bản 
III. Tập làm văn: 
Thế nào là phép phân tích, tổng hợp? Nêu mối quan hệ giữa hai phép lập luận này? 
1 : Khái niệm phép phân tích và tổng hợp. Mối quan hệ giữa hai phép lập luận: 
- Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. 
- Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích (đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy). 
- Mối quan hệ qua lại giữa hai phép lập luận: tuy đối lập nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp lại thì mới có ý nghĩa, mặt khác, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được. 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
II. Phần Tiếng Việt. 
I. Phần văn bản 
III. Tập làm văn: 
Nêu khái niệm, yêu cầu, đối tượng, các bước làm bài NL về một sự việc, hiện tượng đời sống? 
1 : Khái niệm phép phân tích và tổng hợp. Mối quan hệ giữa hai phép lập luận: 
2: Khái niệm, yêu cầu, đối tượng, các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ? 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
2. Khái niệm, yêu cầu, đối tượng, các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ? 
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. 
Yêu cầu của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: 
 + Về nội dung: cần phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích các mặt đúng, sai, mặt lợi,mặt hại. 
 + Về hình thức: có luận điểm có rõ ràng, luận cứ xác thực, bố cục mạch lạc ... 
- Đối tượng: những sự việc, hiện tượng của đời sống. 
- Các bước: 1. Tìm hiểu đề và tìm ý 
 2. Lập dàn bài: 
 MB : Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận. 
 TB: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, nêu đánh giá, nhận định: 
+Nêu ý nghĩa của hiện tượng: Hiện tượng phản ánh điều gì ? Xu hướng nào ? 
+Giải thích nguyên nhân- hậu quả của hiện tượng ấy. 
+Đề xuất giải pháp, phương hướng khắc phục, cách ứng sử. 
 KB : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. 
 3. Viết bài: 
 4. Đọc và sửa lại:	 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
3. Khái niệm, yêu cầu, đối tượng, các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý ? 
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, ... có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người. 
- Yêu cầu của bài văn nghị luận đề tư tưởng, đạo lý: 
+ Về nội dung: Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, ... để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. 
+ Về hình thức: bài văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm đúng đắn, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, lời văn rõ ràng, sinh động. 
- Đối tượng: những vấn đề quan điểm, tư tưởng gắn liền với chuẩn mực đạo đức xã hội. 
- Các bước: 1. Tìm hiểu đề và tìm ý 
 2. Lập dàn bài : MB : Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. 
 TB: +Giải thích, nêu vấn đề cần bàn luận. 
 +Bàn luận: ý nghĩa, mặt đúng, mặt sai, mặt tiêu cực, mặt sai cần bổ sung. 
 +Bài học nhận thức và hành động: Nên suy nghĩ,hành động ra sao ? 
 KB : Kết luận, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. 
 3. Viết bài: 
 4. Đọc và sửa lại: 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
* Điểm giống và khác nhau giữa hai kiểu bài văn NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý và bài NL về một sự việc, hiện tượng: 
*Giống nhau:  - Đều là dạng bài nghị luận xã hội.  - Đều rút ra những tư tưởng, đạo lí, lối sống cho con người.  - Mang đặc điểm chung của văn nghị luận.  * Khác nhau:  - Khác nhau ở xuất phát điểm:  + Nghị luận về một sv, ht thì xuất phát từ thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.  + Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.  - Khác nhau ở cách lập luận:  + Nghị luận về một sv,ht thường lấy chứng cứ thực tế để lập luận.  + Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
4. Khái niệm, yêu cầu, các bước làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ? 
Nêu khái niệm, yêu cầu, đối tượng, các bước làm bài NL về một đoạn thơ, bài thơ? 
- Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. 
- Yêu cầu: 
+ Nội dung: cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của đoạn thơ, bài thơ ấy. 
+ Hình thức: bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng; luận điểm, luận cứ rõ ràng. 
- Cách bước làm bài: 
 1. Tìm hiểu đề, tìm ý 
 2. Lập dàn bài 
MB : Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đưa ra ý kiến khái quát nhất thể hiện cảm nhận và hiểu biết của mình về bài thơ. 
TB : Triển khai những cảm nhận, đánh giá về tác phẩm thành luận điểm chính. Các luận điểm được cắp xếp theo trình tự hợp lí (theo bố cục hoặc theo mạch cảm xúc) 
 KB : Tổng kết và khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. Từ đó nhấn mạnh thêm ý nghĩa sâu sắc của bài thơ với sựu nghiệp sáng tác của tác giả 
3. Viết bài 
4. Đọc và sửa chữa 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
5. Khái niệm, yêu cầu, các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: 
Nêu khái niệm, yêu cầu, đối tượng, các bước làm bài NL về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? 
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể. 
Yêu cầu: + Nội dung: Những nhận xét, đánh giá ... về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, hành động ... của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm. 
+ Hình thức của dạng bài: bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác; luận điểm, luận cứ rõ ràng. 
- Các bước làm bài: 
 1.Tìm hiểu đề và tìm ý 
 2.Lập dàn bài: 
MB : Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá chung nhất về tác phẩm được NL. 
TB: Lần lượt nêu các luận điểm chính được xắp xếp theo một trình tự hợp lí. 
Hệ thống luận điểm được hình thành theo nhiều hướng: trên cơ sở các tình huống được tác giả nêu trong tác phẩm; trên cơ sở giá trị tác phẩm (nếu đánh giá toàn diện về tác phẩm thì có giá trị nội dung - giá trị nghệ thuật, nếu đánh giá giá trị nội dung thì có giá trị hiện thực - giá trị nhân đạo; nếu đánh giá giá trị nghệ thuật thì có kết cấu – nhân vật – ngôn ngữ - cách tạo tình huống – lời thoại)... 
KB : Nêu khái quát nhận định, đánh giá chung về tác phẩm truyện (tác phẩm nghị luận tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của tác giả nào, thuộc giai đoạn văn học nào, mảng chủ đề hay đề tài gì...) 
 3.Viết bài: 
 4.Đọc và sửa lại: 
 TIẾT 166 168 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
 IV. LUYỆN TẬP: 
Bài 1: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” Viễn Phương viết : “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. 
Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ "mùa xuân" có thể thay thế cho từ nào? Theo phưong thức chuyển nghĩa nào? Việc thay thế từ trên có tác dụng diễn đạt như thế nào? 
 ĐÁP ÁN: 
- Mỗi một năm xuân đến, con người lại thêm một tuổi. Cho nên "79 mùa xuân" cũng được hiểu là 79 tuổi, 79 năm trong một đời người. 
- Nếu để từ "tuổi" thì chỉ nói được Bác Hồ đã sống 79 năm, thọ 79 tuổi, câu thơ chỉ thuần tuý chỉ tuổi tác. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
 ĐÁP ÁN: 
- Mỗi một năm xuân đến, con người lại thêm một tuổi. Cho nên "79 mùa xuân" cũng được hiểu là 79 tuổi, 79 năm trong một đời người. 
- Nếu để từ "tuổi" thì chỉ nói được Bác Hồ đã sống 79 năm, thọ 79 tuổi, câu thơ chỉ thuần tuý chỉ tuổi tác. 
- Còn dùng từ "Xuân" có nghĩa là: cả cuộc đời Bác là 79 năm cống hiến cho nhân dân, 79 năm dành cho đất nước để đất nước có sắc xuân. Thêm nữa, kết "tràng hoa dâng 79 mùa xuân" gợi thêm sắc xuân bên lăng Bác. Và từ "mùa xuân" như làm cho xúc cảm của câu thơ, âm điệu câu thơ thêm mượt mà, sâu lắng, thiết tha. Câu thơ hay, ý thơ trở nên đa nghĩa và sâu sắc hơn nhiều. 
→ Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
Bài 2: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây : 
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. 
(Kim Lân, Làng ) 
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. 
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) 
c. Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. 
(Kim Lân, Làng ) 
 IV. LUYỆN TẬP: 
ĐÁP ÁN: 
a. Thành phần tình thái: có lẽ 
b. Thành phần cảm thán: Chao ôi 
c. Thành phần tình thái: Chả nhẽ 
 IV. LUYỆN TẬP: 
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi đọc xong một tác phẩm văn học, trong đó có chứa thành phần tình thái, cảm thán, phụ chú và một khởi ngữ. 
 Bài 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
“Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. 
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: 
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! 
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết 
thẹo dài bên má của ba nó nữa”. 
(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà, SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 198) 
 IV. LUYỆN TẬP: 
Câu a: Xác định phép liên kết hình thức và từ ngữ liên kết trong các câu: “Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” 
ĐÁP ÁN 
Câu 1: Từ liên kết: Nó 
Câu b: Câu văn “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” sử dụng phép tu từ gì? 
 ĐÁP ÁN 
Câu 2: Biện pháp tu từ: Liệt kê 
 IV. LUYỆN TẬP: 
Câu c: Theo em, vì sao tác giả lại nhấn mạnh chi tiết bé Thu “hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”? 
ĐÁP ÁN: Nhấn mạnh chi tiết bé Thu hôn lên vết thẹo dài trên mặt ba, nhằm: Bé Thu được nghe bà ngoại giảng giải, Thu hiểu vết thẹo trên mặt ba là chứng tích tội ác của kẻ thù. Sự nghi ngờ được giải tỏa, nó cảm thấy ân hận, hối tiếc. Tình cảm dành cho cha trào dâng trong phút chia tay. Con bé cuống quýt, hối hận, ăn năn hôn lên cả vết thẹo. Với con bé, tất cả những gì thuộc về ba, nó đều yêu thương tha thiết. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
ĐÁP ÁN: Bé Thu là người có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt. Khi những băn khoăn được giải tỏa tình yêu đó được bùng cháy mạnh mẽ, mãnh liệt. 
Câu d: Em có nhận xét gì về tình cảm bé Thu đối với ông Sáu được thể hiện qua đoạn trích trên? 
 IV. LUYỆN TẬP: 
Câu 5: Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải? 
GỢI Ý ĐÁP ÁN 
- Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng đó không phải là sự ngẫu nhiên vô tình mà là dụng ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc. 
- Đó là sự chuyển từ cái “tôi” cá nhân nhỏ bé hoà vào cái “ta” chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước. Trong cái “ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng, hạnh phúc là sự hoà hợp và cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niêm vui chung của dân tộc trong thời đại mới. 
- Sự chuyển đổi diễn ra rất tự nhiên, hợp lí theo mạch cảm xúc. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cách hiểu của em về hai câu thơ cuối bài “Sang thu” (Hữu Thỉnh): 
“Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi.” 
GỢI Ý ĐÁP ÁN: Trong đoạn văn này người viết cần trình bày được cách hiểu hai câu thơ cả về nghĩa cụ thể và về nghĩa ẩn dụ. 
- Tầng nghĩa cụ thể - nghĩa tường minh diễn tả ý: sang thu, mưa ít đi, sấm cũng bớt. Hàng cây không còn bị giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa. Đó là hiện tượng tự nhiên. 
- Tầng nghĩa thứ hai (ẩn dụ): suy ngẫm của nhà thơ về dân tộc, về con người: khi đã từng trải, con người đã vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, của cuộc đời. 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
7. Phân tích 3 khổ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Hải. 
8. Cảm nhận khổ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. 
9. Suy nghĩ của em về phần 2 của bài thơ “Nói với con” của Y Phương. 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
1- Bài vừa học : 
Nắm được nét cơ bản về tác giả và tác phẩm của tất cả các văn bản đã ôn. 
 Học thuộc lòng các bài thơ. 
 Nắm được nội dung, nghệ thuật của các bài thơ. 
2- Bài sắp học : KIỂM TRA HỌC KÌ II 
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO 
VÀ CÁC EM HỌC SINH 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_166168_on_tap_hoc_ki_ii.ppt