Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 21+22+32: Văn bản Hoàng Lê Nhất thống chí (Ngô gia văn phái)
BT 1. - Nhận định nào đúng, đầy đủ về Quang Trung – Nguyễn Huệ
A. Mạnh mẽ quyết đoán, sáng suốt nhạy bén.
B. Quyết thắng nhìn xa trông rộng, có tài dùng binh
C. Oai phong lẫm liệt trong chiến đấu.
D. Tất cả các ý trên.
BT 2 Có thể gọi “ Hoàng Lê nhất thống chí” là tiểu thuyết lịch sử vì :
A. Truyện liên quan đến lịch sử
B. Sự thật lịch sử được ghi chép dưới hình thức tiểu thuyết.
C. Nhân vật lịch sử nổi lên trong tác phẩm như những hình tượng văn học sinh động.
D. Cả 3 ý trên.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 21+22+32: Văn bản Hoàng Lê Nhất thống chí (Ngô gia văn phái)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 9 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍNgô gia văn pháiTiết 21: Văn bảnTIẾT 21-22-23: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ – HỒI THỨ 14TUẦN 5TÁC GIẢTác giả tập thể thuộc dòng họ “ Ngô Thì” ở Hà Tây. Hai tác giả chính: Ngô Thì Chí – Ngô Thì DuTÁC PHẨM“ HLNTC” là tiểu thuyết lịch sử chữ Hán, ghi lại sự việc từ nửa cuối TK 18 ->nửa đầu TK19NỘI DUNGHình ảnh Quang Trung- Nguyễn HuệHành động xông xáo mạnh mẽ, quả quyếtTrí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén, nhìn xa, trông rộng,Tài dùng binh: có sách lược, chiến thuật chiến lược Hình ảnh quân tướng nhà ThanhTướng bất tài, kiêu căng, tự phụ, chủ quan, khinh địch Quân lính ô hợp, ăn chơi hưởng lạc, thiếu kỷ luật -> thất bại thảm haij.Vua tôi Lê Chiêu Thống mưu cầu lợi ích riêng, bán nước cầu vinh -> thất bại nhục nhã.Thái độ của tác giảTôn trọng sự thật lịch sử và ý thức dân tộcNgưỡng mộ và ca ngợi người anh hùng dân tộcNGHỆ THUẬTThể loại tiểu thuyết chương hồiTrình tự kể theo diễn biến sự việcKhắc họa nhân vật lịch sử, ngôn ngữ kể tả chân thực, sinh động.Giọng điệu trần thuật thể hiện được thái độ của tác giả.Ý NGHĨA VĂN BẢNGhi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu ( 1789)I.GIỚI THIỆU CHUNG :1.Tác giả :-Ngô gia văn phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, quê huyện Thanh Oai, Hà Nội, một dòng họ nổi tiếng về văn học lúc bấy giờ. Hai tác giả chính là : Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.2.Tác phẩm :a)Xuất xứ : -Tác phẩm : Hoàng Lê nhất thống chí(Tiểu thuyết chương hồi ghi lại cuộc thống nhất của triều đại nhà Lê)-Đoạn trích : Hồi thứ XIV.b)Thể loại :-Tiểu thuyết chương hồi.Tác giả tập thể thuộc dòng họ “ Ngô Thì” ở Hà Tây. Hai tác giả chính: Ngô Thì Chí – Ngô Thì Du“ Hoàng Lê nhất thống chí” là tiểu thuyết lịch sử chữ Hán, ghi lại sự việc từ nửa cuối TK 18 đến nửa đầu TK19. Thể loại tiểu thuyết chương hồi.b)Tóm tắt : Nghe tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ, đang ở Phú Xuân, liền lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc Hà. Đến Nghệ An, vua cho tuyển mộ lính, ra lời phủ dụ họ. Đến Tam Điệp, 30 Tết, vua cho quân sĩ ăn Tết trước. Đêm mùng 3 tháng giêng đánh thắng Hà Hồi. Mồng 5 đánh Ngọc Hồi, quân Thanh đại bại.Trưa đó Quang Trung tiến binh vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị trốn chạy, quân giặc tranh nhau qua cầu, cầu gãy, xác giặc làm nghẽn cả khúc sông. Vua tôi nhà Lê trốn chạy theo giặc sang Trung Quốc.Đại ý: Miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung và sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh cùng số phận của bọn vua quan phản nước hại dân.a)Bố cục : 3 đoạn -Đ1: Từ đầu đến “ năm Mậu Thân (1788)” Nhận tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, cầm quân ra Bắc.-Đ2: Tiếp theo “rồi kéo vào thành.” Cuộc hành quân và chiến thắng của Quang Trung.-Đ3: Còn lại Quân Thanh đại bại và số phận vua tôi nhà Lê.HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍTiếp theoTiết 22: Văn bảnNhóm 1-2-3: Tìm ví dụ chứng minh nhận định sau:Nguyễn Huệ là một con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán, có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, có ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng và có tài dùng binh như thần?Nhóm 4-5-6: Phân tích hình ảnh Quang Trung trong trận tiến đánh quân Thanh ở Hạ Hồi, nửa đêm ngày 3 tháng giêng năm Kỷ Dậu?Hoạt động nhóm ( 5’)1.Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.Khi Bắc Bình Vương được tin cấp báo quân Thanh đã đến Thăng Long, Ông đã có phản ứng như thế nào ?Nghe tin: Giận lắm, họp tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.Khi mọi ngưười đến họp đã khuyên Ông điều gì ? Ông đã hành động như thế nào ?Nghe lời tướng sĩ lên ngôi Hoàng đế, sau đó hạ lệnh xuất quân (25/12/1788 )Khi nghe mọi người đến họp khuyên Quang Trung đã có nghe lời tướng sĩ, lên ngôi Hoàng đế... Việc làm đó chứng tỏ Ông là con người như thế nào ?Thấu hiểu lẽ phải, có ý chí quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược* Ngày 29 tháng 12 đến Nghệ An:Ngày 29 tháng 12 Quang Trung đến Nghệ An.Ông đã có những việc làm gì ?Cho mời Nguyễn Thiếp đến hỏi ý kiến.Kén lính ở Nghệ An và mở cuộc duyệt binh lớn.Sắp xếp đội ngũ và truyền cho quân sĩ ngồi nghe lệnh và dụ họ.Chỉ trong vòng ngày 29 Quang Trung làm được bao nhiêu là việc lớn. Những việc làm đó cho thấy Ông là một người luôn hành động như thế nào ? Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết.II.Tìm hiểu văn bản :1.Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ : a. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết : - Tế cáo trời đất ,lên ngôi hoàng đế. - Xuất binh ra Bắc. - Tuyển mộ quân lính. - Mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An. - Phủ dụ tướng sĩ. - Định kế hoạch hành quân đánh giặc. - Vạch ra kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.b.Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.Quan sát lời chỉ dụ của vua Quang Trung với quân sĩ em thấy nội dung lời chỉ dụ nêu lên những gì ?Khẳng định chủ quyền đất nước.Nêu lên dã tâm của giặc phương Bắc.Tự hào về công lao đánh giặc ngoại xâm của cha ông.Tin tưởng vào chính nghĩa của cuộc hành binh diệt Thanh và kêu gọi quân sĩ đánh giặc.Ra kỷ luật đối với quân sĩ.Từ lời dụ quân sĩ trên em thấy tài năng nào của Nguyễn Huệ được bộc lộ ?Tài khích lệ quân sĩ.Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén.Lời chỉ dụ của Quang Trung_Nguyễn Huệ* Ngày 30 tháng 12 năm 1788Sau khi mở cuộc duyệt binh vào ngày 29 ở Nghệ An. Ngày hôm sau ( 30 Tết ) Quang Trung đã có quyết định gì ?Hạ lệnh xuất quân đến Tam Điệp.Mở tiệc khao quân.Xử trí hai tướng Sở và LânHoạch định kế sách đánh giặc và tính kế hoạch ngoại giao sau chiến tranh.Tại Tam Điệp, Quang Trung đã có những việc làm nào? Tối 30 Tết thì lên đường tiến quân ra Thăng Long.Tại Tam Điệp, Quang Trung đã xử trí 2 tướng Sở và Lân như thế nào ? Từ cách xử trí ấy nói với em về một con người có phẩm chất như thế nào ? Năng lực tiên đoán chính xác của một nhà quân sự có tài.Tầm nhìn xa trông rộng, một nhà chính trị có tư tưởng hòa bình.Nhạy bén, sáng suốt, độ lượng và công minh trong việc xét đoán bề tôi.Việc Quang Trung nói với tướng sĩ về kế hoạch ngoại giao với nhà Thanh sau chiến tranh cho thấy đây là một vị vua có tấm nhìn và tư tưởng như thế nào ?Hành động mở tiệc khao quân, cho quân ăn Tết trước và tối 30 Tết lập tức lên đường cùng lời hứa hẹn đón năm mới ở Thăng Long vào ngày mùng 7 Tết cho thấy năng lực đặc biệt nào ở vị vua này ?II.Tìm hiểu văn bản :1.Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ :Qua phần 1 hình ảnh vua Quang Trung được tái hiện lên bằng biện pháp nghệ thuật nào ?Các biện pháp nghệ thuật ấy nói với em về một vị vua như thế nào ?Kể bằng hành động, sự việc, lời nói cụ thể.Là một vị vua yêu nước, sáng suốt, có tài cầm quân.Nguyễn Huệ là người trí dũng văn võ song toàn1. Hình ảnh anh hùng Nguyễn Huệ : Hình ảnh vua Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận:II.Tìm hiểu văn bản :1.Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ : a. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết :b.Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén: - Trong việc phân tích tình hình thời cuộc. - Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người.c. Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: - “Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh” - Tính sẵn kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng.d. Tài dụng binh như thần: Vừa hành quân vừa đánh giặc mà vua Quang Trung định kế hoạch trong vòng 7 ngày, thực hiện kế hoạch sớm hơn 2 ngày.e. Hình ảnh vua Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận:1. Hình ảnh anh hùng Nguyễn Huệ :e. Hình ảnh vua Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận:- Đêm mồng 3 tháng giêng Kỷ Dậu (1789) đánh đồn Hà Hồi.- Mồng 5 tháng giêng đánh đồn Ngọc Hồi.-Trưa mồng 5:vua Quang Trung vào thành Thăng Long.→ Dưới sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung quân ta đã đánh những trận thật hào hùng làm kẻ thù phải khiếp sợ.Nguyễn Huệ là người trí dũng văn võ song toàn-> Kể bằng giọng khách quan, miêu tả chi tiết sinh độngEm có nhận xét gì về cách kể và cách miêu tả các chi tiết trong truyện ?HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍTiếp theoTiết 23: Văn bản2. Thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.Nhóm 1-2-3: Phân tích hình ảnh quân tướng nhà Thanh?( Khi tiến vào nước ta? Khi quân Tây Sơn đánh ? ) Nhóm 4-5-6: Phân tích hình ảnh vua quan nhà Lê ?( Khi ở thành Thăng Long? Khi tháo chạy theo giặc ? )Hoạt động nhóm ( 5’)a.Hình ảnh bọn xâm lược :+Khi tiến vào nước ta:-Vào Thăng Long như vào chỗ không người.-Quân lính thoả sức cướp bóc, ức hiếp dân ta.+Khi quân Tây Sơn đánh :-rụng rời sợ hãi, xin hàng.-bỏ chạy tán loạn.-Sầm Nghi Đống thắt cổ chết.-Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc giáp, cưỡi ngựa không yên cương chạy trốn.-Tướng: bất tài, kiêu căng, tự phụ, chủ quan khinh địch.- Quân: ô hợp, ăn chơi hưởng lạc, thiếu kỉ luật. .Thất bại thảm hạib. Hình ảnh vua quan nhà Lê:*Cầu viện quân Thanh:-Thấy quân Thanh không đề phòng , vua Lê rất lo sợ.-Ra vào chầu với giặc.*Khi quân Thanh bỏ chạy :-Vua quan cùng đưa Thái hậu chạy trốn theo.-Nhờ viên thổ hào cho ăn, ở.-Đến cửa ải : nhìn nhau chảy nước mắt- Mưu cầu lợi ích riêng, bán nước cầu vinh . Thất bại nhục nhã .Tác giả dòng họ Ngô gia là những trung thần của nhà Lê, có thể nói là đối nghịch với phong trào Tây Sơn, nhưng tại sao họ lại ca ngợi Quang Trung – Nguyễn Huệ ?Đây là sự thật lịch sử không thể không tôn trọng, hơn nữa khi viết về sự kiện lịch sử thì phải có cái nhìn khách quan.Thái độ của tác giảTôn trọng sự thật lịch sử và ý thức dân tộcNgưỡng mộ và ca ngợi người anh hùng dân tộc3.Tổng kết :a) Nghệ thuật :- Thể loại tiểu thuyết chương hồi.- Kể theo trình tự diễn biến các sự kiện lịch sử.- Khắc họa các nhân vật lịch sử chân thật, sinh động.- Giọng điệu trần thuật thể hiện được thái độ của tác giả.-Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789)b)Nội dung :TIẾT 21-22: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍTUẦN 5TÁC GIẢTác giả tập thể thuộc dòng họ “ Ngô Thì” ở Hà Tây. Hai tác giả chính: Ngô Thì Chí – Ngô Thì DuTÁC PHẨM“ HLNTC” là tiểu thuyết lịch sử chữ Hán, ghi lại sự việc từ nửa cuối TK 18 ->nửa đầu TK19NỘI DUNGHình ảnh Quang Trung- Nguyễn HuệHành động xông xáo mạnh mẽ, quả quyếtTrí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén, nhìn xa, trông rộng,Tài dùng binh: có sách lược, chiến thuật chiến lược Hình ảnh quân tướng nhà ThanhTướng bất tài, kiêu căng, tự phụ, chủ quan, khinh địch Quân lính ô hợp, ăn chơi hưởng lạc, thiếu kỷ luật -> thất bại thảm haij.Vua tôi Lê Chiêu Thống mưu cầu lợi ích riêng, bán nước cầu vinh -> thất bại nhục nhã.Thái độ của tác giảTôn trọng sự thật lịch sử và ý thức dân tộcNgưỡng mộ và ca ngợi người anh hùng dân tộcNGHỆ THUẬTThể loại tiểu thuyết chương hồiTrình tự kể theo diễn biến sự việcKhắc họa nhân vật lịch sử, ngôn ngữ kể tả chân thực, sinh động.Giọng điệu trần thuật thể hiện được thái độ của tác giả.Ý NGHĨA VĂN BẢNGhi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu ( 1789)Luyện tập - Củng cố : Câu 1 : Hãy giải thích nghĩa nhan đề “Hoàng Lê nhất thống chí” và tên tác giả Ngô gia văn phái?Câu 2 : Nội dung chính trong “Hồi thứ XIV” là gì?BT 1. - Nhận định nào đúng, đầy đủ về Quang Trung – Nguyễn Huệ A. Mạnh mẽ quyết đoán, sáng suốt nhạy bén. B. Quyết thắng nhìn xa trông rộng, có tài dùng binh C. Oai phong lẫm liệt trong chiến đấu. D. Tất cả các ý trên.BT 2 Có thể gọi “ Hoàng Lê nhất thống chí” là tiểu thuyết lịch sử vì : A. Truyện liên quan đến lịch sử B. Sự thật lịch sử được ghi chép dưới hình thức tiểu thuyết. C. Nhân vật lịch sử nổi lên trong tác phẩm như những hình tượng văn học sinh động. D. Cả 3 ý trên.LỄ HỘI ĐỐNG ĐAIII.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :-Học bài, ghi nhớ (SGK)-Đọc lại truyện.-Giải thích nghĩa các từ Hán Việt.-Cảm nhận được hình ảnh Nguyễn Huệ - Quang Trung.-Soạn : “Truyện Kiều của Nguyễn Du ”TẠM BIỆT QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_9_tiet_212232_van_ban_hoang_le_nhat_thong.ppt