Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 39+40: Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 39+40: Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu)

II. Đọc - hiểu văn bản:

1 Cơ sở hình thành tình đồng chí 

- Chung hoàn cảnh xuất thân:

“là nông dân”.

 Thành ngữ: nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, gợi tả cái đói, cái nghèo ở những miền quê.

- Chung mục đích, chung lý tưởng cao đẹp đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Chung sự thiếu thốn, gian lao.

-> Búp pháp tả chân thực.

=> Hình ảnh bình dị, tình cảm chân thành, đã tạo nên tình đồng chí gắn bó keo sơn.

 

ppt 22 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 39+40: Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒNG CHÍ 
 Tiết 39-40 
Văn bản 
Chính Hữu 
Văn bản ĐỒNG CHÍ 
Chính Hữu 
I. Giới thiệu 
1. Tác giả: 
Chính Hữu (1926 – 2007) 
- Tên thật là Trần Đình Đắc. 
- Quê quán: Can Lộc, Hà Tĩnh. 
- Thơ ông hầu như viết về người lính và hai cuộc kháng chiến. 
2. Tác phẩm: 
 Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc. 
Chính Hữu (1926 - 2007) 
Quê hương anh nước mặn đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. 
Anh với tôi đôi người xa lạ 
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, 
Súng bên súng đầu sát bên đầu, 
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. 
Đồng chí ! 
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay 
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh 
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. 
Áo anh rách vai 
Quần tôi có vài mảnh vá 
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. 
Đêm nay rừng hoang sương muối 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Đầu súng trăng treo. 
 1948 
Văn bản ĐỒNG CHÍ 
Chính Hữu 
Thể thơ? 
Phương thức biểu đạt” 
Bố cục? 
ĐỒNG CHÍ 
Văn bản 
Chính Hữu 
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay 
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh 
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. 
Áo anh rách vai 
Quần tôi có vài mảnh vá 
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. 
Đêm nay rừng hoang sương muối 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Đầu súng trăng treo. 
 1948 
Quê hương anh nước mặn đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. 
Anh với tôi đôi người xa lạ 
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, 
Súng bên súng đầu sát bên đầu, 
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. 
Đồng chí ! 
Cơ sở hình thành tình đồng chí 
Biểu hiện của tình đồng chí 
Hình tượng đẹp về người lính 
II . Đọc - hiểu văn bản : 
Văn bản ĐỒNG CHÍ 
Chính Hữu 
I. Giới thiệu 
1 Cơ sở hình thành tình đồng chí 
Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu quê hương của các anh như thế nào? 
Quê hương anh nước mặn đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. 
- Chung hoàn cảnh xuất thân: 
 Thành ngữ: nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá , gợi tả cái đói, cái nghèo ở những miền quê. 
“là nông dân”. 
II . Đọc - hiểu văn bản : 
Văn bản ĐỒNG CHÍ 
Chính Hữu 
I. Giới thiệu 
1 Cơ sở hình thành tình đồng chí 
- Chung hoàn cảnh xuất thân: 
 Thành ngữ: nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá , gợi tả cái đói, cái nghèo ở những miền quê. 
Vì sao từ những người xa lạ ở khắp mọi miền của Tổ quốc, họ lại trở nên thân thiết? 
- Chung mục đích, chung lý tưởng cao đẹp đấu tranh giải phóng dân tộc. 
Anh với tôi đôi người xa lạ 
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, 
Súng bên súng đầu sát bên đầu, 
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. 
“là nông dân”. 
Nếu : 
a nh v à tôi => xa lạ 
Anh với tôi đôi người xa lạ 
gắn kết “ đôi ” 
súng bên súng 
 nhiệm vụ 
đầu sát bên đầu 
thành đôi tri kỉ 
san sẻ mọi gian khó 
- Chung sự thiếu thốn, gian lao. 
-> Búp pháp tả chân thực. 
Câu thơ “Đồng chí” ở giữa bài thơ có gì đặc biệt? 
=> Hình ảnh bình dị, tình cảm chân thành, đã tạo nên tình đồng chí gắn bó keo sơn. 
Văn bản ĐỒNG CHÍ 
Chính Hữu 
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay 
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính . 
mặc kệ 
Văn bản ĐỒNG CHÍ 
Chính Hữu 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh 
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. 
Áo anh rách vai 
Quần tôi có vài mảnh vá 
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. 
Em hãy tìm những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của người lính ? 
Nhận xét về bút pháp tác giả sử dụng? 
2 . Biểu hiện của tình đồng chí : 
II . Đọc - hiểu văn bản : 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh 
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. 
Áo anh rách vai 
Quần tôi có vài mảnh vá 
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. 
sốt rét rừng 
tả thực 
gợi 
sự hành hạ của sốt rét rừng 
quan tâm, lo lắng nhau 
thiếu thốn 
liệt kê 
áo rách, quần vá, 
chân không giày, 
khắc nghiệt của núi rừng 
buốt giá 
II . Đọc - hiểu văn bản : 
Văn bản ĐỒNG CHÍ 
Chính Hữu 
3. Hình tượng đẹp về người lính 
Đêm nay rừng hoang sương muối 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Thời gian 
Không gian 
Bối cảnh 
Tư thế người lính 
Tâm hồn 
Đầu súng trăng treo. 
Hình ảnh 
thực: 
giàu sức gợi 
thực tiễn cuộc chiến đấu 
vẻ đẹp tâm hồn người lính 
tình đồng chí sáng trong 
liên tưởng 
vẻ đẹp tâm hồn dân tộc 
trăng 
súng 
hòa bình, thi sĩ, 
chiến tranh, chiến sĩ, 
Văn bản ĐỒNG CHÍ 
Chính Hữu 
II. Đọc - hiểu văn bản: 
Văn bản ĐỒNG CHÍ 
Chính Hữu 
3. Hình tượng đẹp về người lính 
 - Người lính chiến đấu nơi rừng đêm lạnh lẽo, hoang du, căng thẳng, đầy hiểm nguy. 
- Tình đồng đội gắn bó, chủ động chờ giặc. 
=> Anh dũng, ngoan cường. 
- Kết thúc bài thơ là bức tranh đẹp: “ Đầu súng trăng treo” 
=> Bút pháp hiện thực + lãng mạn. 
Văn bản ĐỒNG CHÍ 
Chính Hữu 
Theo em, vì sao tác giả 
đặt nhan đề bài thơ là “Đồng chí”? 
II . Đọc - hiểu văn bản: 
4. Ý nghĩa văn bản: 
III/ Tổng kết 
I. Giới thiệu 
1 Cơ sở hình thành tình đồng chí 
3. Hình tượng đẹp về người lính 
2. Biểu hiện của tình đồng chí: 
LUYỆN TẬP 
Từ đoạn thơ: 
“ Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội 
Những phố dài xao xác hơi may 
Người ra đi đầu không ngoảnh lại 
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.” 
	 ( Đất nước -1948- Nguyễn Đình Thi) 
Và: 
“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày, 
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay 
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” 
	( Đồng chí - 1947 – Chính Hữu) 
Hãy tìm điểm gặp gỡ trong nội dung của hai đoạn thơ trên về tình cảm với quê hương và trách nhiệm với đất nước của những người lính trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. 
LUYỆN TẬP 
(Đất nước-1948- Nguyễn Đình Thi) 
“ Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội 
Những phố dài xao xác hơi may 
Người ra đi đầu không ngoảnh lại 
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.” 
(Đồng chí - 1947 – Chính Hữu) 
“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày, 
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay 
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” 
- Sự chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn. 
- Tình cảm sâu nặng với quê hương, gia đình và sự quyết tâm ra đi vì lý tưởng, sẵn sàng gánh vác trách nhi ệ m với đất nước của những người lính. 
Nét độc đáo: 
- Giấu kín tình cảm bên trong. 
- Hành động biểu hiện ra bên ngoài đầy kiên quyết: “ đầu không ngoảnh lại” hay “mặc kệ gió lung lay”. 
- Nhưng vẫn cảm nhận được: Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy, Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. 
VẬN DỤNG 
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí của Chính Hữu . 
Gợi ý: 
Mở đoạn: giới thiệu tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng chí và đoạn thơ cuối bài. 
Thân đoạn : “Đêm nay rừng hoang sương muối” khung cảnh, điều kiện chiến đấu vất vả, khó khăn. “ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới ” người lính luôn kề vai sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng chung lí tưởng. “Đầu súng trăng treo ”: Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ treo. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần. 
Kết đoạn: Khẳng định giá trị đoạn thơ. 
Hướng dẫn hs học bài và chuẩn bị bài mới. 
 * Hướng dẫn HS học bài 
- Hình ảnh anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp 
- Viết đoạn văn phần vận dụng . 
 * Chuẩn bị bài mới: Ôn tập kiểm tra giữa kỳ I 
1. Phần Văn 
a/. Văn bản nhật dụng 
- Phong cách Hồ Chí Minh 
- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình 
b/. Truyện trung đại 
- Chuyện người con gái Nam Xương 
- Hoàng Lê nhất thống chí 
- Truyện Kiều – Nguyễn Du 
+ Chị em Thúy Kiều 	 
+ Kiều ở lầu Ngưng Bích 
- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 
2. Phần Tiếng Việt 
- Các phương châm hội thoại 
- Cách dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp 
- Tổng kết từ vựng 
3. Phần Làm văn 
a/. Văn thuyết minh 
- Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 
- Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 
- Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 
- Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 
b/. Văn tự sự 
- Miêu tả trong văn bản tự sự 
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 
Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. 
 Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã kết thúc với những hình ảnh thật đẹp, thật ý nghĩa “Đầu súng trăng treo” - câu thơ chỉ có bốn chữ, nhịp thơ thay đổi đột ngột, dồn nén, chắc gọn, gây sự chú ý của người đọc. Trong đêm phục kích, người lính bỗng phát hiện nơi đầu súng có một vầng trăng treo. Từ “ treo” đã tạo nên mối quan hệ bất ngờ độc đáo, nối liền mặt đất với bầu trời, gợi nên những liên tưởng vừa hiện thực lại vừa lãng mạn. Chất hiện thực ở đây được thể hiện rõ bởi đêm khuya trăng trên cao sà xuống thấp dần. Ở vị trí người lính, vầng trăng như đang treo trên đầu súng của mình. Trong hoàn cảnh hết sức gian khổ khốc liệt: đêm đông giá lạnh, rừng hoang sương muối, cái chết cận kề, vậy mà tâm hồn nhạy cảm của người chiến sĩ vẫn thấy hình ảnh trăng và súng thú vị. Súng và trăng là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, là chất hiện thực và chất lãng mạn, là chất chiến sĩ và chất thi sĩ. Đó là những mặt bổ sung, hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính. Súng và trăng đã tạo nên một cặp đồng chí tô đậm hơn vẻ đẹp của những người đồng chí đang đứng cạnh bên nhau. Chính tình đồng chí đã khiến cho người lính cảm thấy cuộc đời vẫn đẹp, vẫn thơ mộng, giúp họ tạo nên chiến thắng. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_3940_van_ban_dong_chi_chinh_huu.ppt