Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 46+47+48: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 46+47+48: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

2. Tác phẩm:

a. Xuất xứ: Viết năm 1958, trong 1 chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng’’.

Hoàn cảnh sáng tác:

“Bài thơ đoàn thuyền đánh cá” nằm trong cảm hứng chung của thơ tôi trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tôi viết bài thơ tương đối nhanh, chỉ vài giờ của 1 buổi chiều trên vùng biển Hạ Long. Bài thơ được viết liền mạch, ít phải sửa chữa. Tôi nghĩ rằng đó cũng không phải là chuyện ngẫu nhiên mà thực sự là cảm hứng đã được tích tụ trên 1 đề tài quen thuộc của tôi và được viết ra trong không khí rất vui của những năm đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

 Theo Huy Cận- trích trong “Nhà văn nói về tác phẩm”

 

ppt 41 trang Thái Hoàn 03/07/2023 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 46+47+48: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ 
 Đọc thuộc một đoạn thơ bất kì trong bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và nêu nội dung chính và đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ đó. 
Tiết 46,47,48 
Đoàn thuyền đánh cá 
Huy Cận 
Huy Cận 
1. Tác giả: 
HUY CẬN THỜI TRẺ 
HUY CẬN NĂM 2005 
- Huy Cận (1919 - 2005) quê Hà Tĩnh. 
- Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. 
- Trước cách mạng: Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập Lửa thiêng. 
- Sau cách mạng: Thơ ông có sự chuyển mình, ấm áp hơi thở cuộc sống và dào dạt niềm vui. 
- Phong cách thơ: Bút pháp hiện thực đậm chất lãng mạn. Cảm hứng chính hướng về thiên nhiên, vũ trụ. 
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ 
Tiết 46,47,48 
- Được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 1996. 
I. Tìm hiểu chung 
Trình bày những nét khái quát về tác giả Huy Cận? 
2. Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: Viết năm 1958, trong 1 chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng’’. 
Hoàn cảnh sáng tác: 
“Bài thơ đoàn thuyền đánh cá” nằm trong cảm hứng chung của thơ tôi trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tôi viết bài thơ tương đối nhanh, chỉ vài giờ của 1 buổi chiều trên vùng biển Hạ Long. Bài thơ được viết liền mạch, ít phải sửa chữa. Tôi nghĩ rằng đó cũng không phải là chuyện ngẫu nhiên mà thực sự là cảm hứng đã được tích tụ trên 1 đề tài quen thuộc của tôi và được viết ra trong không khí rất vui của những năm đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội. 
 Theo Huy Cận- trích trong “Nhà văn nói về tác phẩm” 
Nêu xuất xứ của tác phẩm? 
* Bố cục: 3 phần: 
Phần 1: 2 khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền ra khơi. 
Phần 2 : 4 khổ tiếp: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển. 
Phần 3 : Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. 
 Theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. 
b. Thể thơ : 7 chữ 
c. PTBĐ: Biểu cảm , MT, TS 
Nêu thể thơ và phương thức biểu đạt của tác phẩm? 
Bài thơ chia thành mấy phần, nội dung từng phần? 
Ra khơi 
Trở về 
Đánh bắt cá 
Bình minh 
Đêm trăng 
Hoàng hôn 
Thiên nhiên 
Con người 
theo trình tự thời gian 
theo chuyến hành trình trên biển 
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. 
 Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! 
 Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng .  
 Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé, Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. 
Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Biển cho ta cá như lòng mẹ, Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. 
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng, Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. 
Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. 
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ 
 ( Huy Cận ) 
Từ ngữ 
Hình ảnh 
Giải thích 
Cá song 
Cá đé 
Cá chim 
Cá nhụ 
Cá thu 
Loài cá biển sống ở tầng mặt nước, thân dẹt hình thoi. 
Loài cá mình dẹt, vẩy lớn, loài cá biển rất ngon 
Còn gọi là cá bẹ, cùng họ với cá chích nhưng lớn hơn. 
Thân dài, hơi dẹt, loài cá biển rất ngon nổi tiếng 
Sống ở gần bờ, thân dày và dài, có nhiều vạch dọc thân hoặc các chấm tròn màu đen và hồng 
Các chú thích khác: 
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
Sóng đã cài then đêm sập cửa” 
Thời gian: “buổi chiều” hoàng hôn 
-> Hình ảnh so sánh, nhân hóa, liên tưởng thú vị. 
=> Thiên nhiên hùng vĩ, mênh mông, rực rỡ, tráng lệ vừa gẫn gũi với con người vừa đi vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn 
a. Cảnh thiên nhiên: 
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. 
Cảnh thiên nhiên được miêu tả vào thời gian nào? 
Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng? 
b. Con người 
‘‘Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” 
 Từ “ lại ”: Công việc ra khơi vẫn lặp đi lặp lại hằng ngày 
-> Không khí lao động khẩn trương diễn ra cả ngày lẫn đêm. 
“Câu hát căng buồm cùng gió khơi” 
 Ẩn dụ -> Niềm vui, sự phấn chấn, hào hứng của người lao động. 
Sự hoà hợp giữa sức mạnh của con người và thiên nhiên. 
Nhận xét ý nghĩa của từ “ lại” trong câu thơ trên? 
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ trên? 
- Liệt kê, so sánh, nhân hoá -> S ự phong phú của các loài cá và tự hào về sự giàu có của biển cả . 
 Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi ! 
 - Nhân hoá: lời mời gọi các loài cá 
-> Ước mơ đánh bắt được nhiều hải sản. Thể hiện khát khao chinh phục thiên nhiên. 
=> Miêu tả chân thực cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá làm nổi bật khí thế, quyết tâm, tinh thần lao động hăng say của những con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. 
 c. Câu hát của người lao động : 
 Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng 
Cá thu biển Đông như đoàn thoi 
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. 
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển : 
* Cảnh đoàn thuyền: 
Thuyền ta lái gió với buồm trăng 
Lướt giữa mây cao với biển bằng, 
Ra đậu dặm xa dò bụng biển, 
Dàn đan thế trận lưới vây giăng. 
Thuyền ta lái gió với buồm trăng 
Lướt giữa mây cao với biển bằng, 
Ra đậu dặm xa dò bụng biển, 
Dàn đan thế trận lưới vây giăng. 
 NT: Động từ, nhân hóa, nói quá , cảm hứng lãng mạn : 
> Con thuyền trở nên khổng lồ, kì vĩ, hòa nhập vào sự rộng lớn của vũ trụ 
=>Thể hiện sự hòa nhập của 
những con người làm chủ 
thiên nhiên. 
? Khổ tiếp theo tác giả miêu tả những gì? Gợi cho em cảm xúc gì? 
 Cá nhụ, cá chim cùng cá đé, 
 Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, 
 Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé. 
 Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông, 
-> Liệt kê, nhân hóa, so sánh, Nghệ thuật phối sắc đặc biệt, tài tình. 
-> Vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ của các loài cá trên biển 
=>Ca ngợi biển cả thanh bình, giàu có. Biển là một kho hải sản phong phú. 
Cá thu 
Cá nhụ 
Cá chim 
Cá song 
Cá đé 
* Hình ảnh biển cả 
 Ngày nay môi trường biển của chúng ta ra sao? Việc khai thác và đánh bắt nguồn tài nguyên cá ở các ao, hồ sông suối như thế nào? 
Biển cho ta cá như lòng mẹ 
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. 
? Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? 
NT: So sánh, nhân hóa 
 → Biển hiền hoà, bao dung, hào phóng, nuôi sống con người. 
? Suy nghĩ gì của em về tiếng hát ở trong câu thơ trên ? 
	 “ Ta hát bài ca gọi cá vào 
	 Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao ” 
- Ta hát bài ca gọi cá->“Tiếng hát” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong quá trình lao động, tiếng hát say mê ngợi ca biển cả ân tình, thể hiện niềm vui phơi phới. 
? Ở câu thơ thứ 2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? 
Gõ thuyền-có trăng cao-> nhân hóa. Gõ thuyền là công việc của con người. Nhưng đêm nay trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền. Đây là hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ, thiên nhiên và con người cùng hòa hợp trong lao động. 
Ta hát bài ca gọi cá vào, 
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao 
* Hình ảnh ngư dân đánh cá trên biển 
 * Nghệ thuật nhân hóa, h ình ảnh lãng mạn đầy chất thơ-> Công việc lao động tràn ngập niềm vui, lạc quan, yêu đời, yêu lao động nhịp nhàng cùng thiên nhiên. 
- Thời gian: Sao đã mờ, đêm tàn, trời gần sáng-> Họ phải làm việc thâu đêm. - Công việc hết sức nặng nhọc. Họ kéo xoăn tay có nghĩa phải dùng hết sức, tay căng phồng cuộn cuộn với nhau ->không khí làm việc sôi nổi, khẩn trương  
" Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng  Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng 
Vẩ y bạc đuôi vàng loé rạng đông  Lưới xếp, buồm lên đón nắng hồng" 
- Hình ảnh ẩn dụ : “ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” → nét tạo hình gân guốc, chắc khỏe, vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài dân chài ; “ chùm cá nặng”: thành quả lao động. 
Cho biết thời điểm công việc đánh cá lúc này? Và công việc đánh cá diễn ra như thế nào? 
- Thời gian: gần sáng- Công việc : “ Kéo xoăn tay”, “ xếp lưới” → miêu tả cụ thể công việc của những người ngư dân 
* Khung cảnh lao động hăng say trên biển 
- Hình ảnh ẩn dụ : “ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” → nét tạo hình gân guốc, chắc khỏe, vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài. 
Khổ cuối bài thơ có gì đặc sắc về nghệ thuật? Qua đó em có cảm nhận gì về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về? 
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. 
Câu hát căng buồm với gió khơi 
 → Ẩn dụ: gợi niềm vui phơi phới khi họ được trở về trên những con thuyền đầy ắp cá 
Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng ( sự lặp lại của câu hát, hình ảnh mặt trời, đoàn thuyền) → gợi cho ta thấy điệp khúc của khúc ca lao động . 
NT: nhân hóa : đoàn thuyền – chạy đua→ hình ảnh đoàn thuyền như một sinh thể sống, chạy đua với thiên nhiên 
+ Gợi được sự khẩn trương, hào hứng để giành lấy tg lao động. 
 H/ả: Mắt cá huy hoàng → Hoán dụ-đây là ánh sáng của thành quả lao động 
 3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về: 
- Hình ảnh ẩn dụ , nhân hóa, hoán dụ, kết cấu đầu cuối tương ứng 
→ Đoàn thuyền trở về trong bình minh rực rỡ, khí thế khẩn trương, sức mạnh dồi dào, tầm vóc sánh ngang vũ trụ và niềm vui thắng lợi. Thiên nhiên làm cho thành quả lao động của con người đẹp, huy hoàng. 
Câu hát căng buồm với gió khơi, 
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. 
Mặt trời đội biển nhô màu mới, 
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. 
Sơ đồ tư duy 
Biển rất giàu và đẹp như thế nhưng hiện nay môi trường biển ở nước ta như thế nào? Theo các em ta phải làm gì để bảo vệ môi trường biển cũng như các nguồn lợi thủy hải sản từ biển? 
 Trong những năm gần đây 1 số vùng biển nước ta xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển rất nhiều do những nguyên nhân như hiện tượng trái đất nóng dần, băng tan, bão biển, nước dâng, sự ô nhiễm không khí, tràn dầu, rác thải nhựa và ni lông . Đặc biệt là do con người vứt, xả rác trên bãi biển, cùng các chất thải khác từ tàu thuyền (1,5 triệu tấn động vật chết mỗi năm vì ăn phải rác; 2,4 triệu tấn dầu loang mỗi năm trên biển) gây thiệt hại cho một số vùng kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân: sản lượng cá đánh bắt gần bờ giảm, nhiều loài thuỷ hải sản nuôi trồng chết hàng loạt ảnh hưởng xấu đến du lịch Biển là tài nguyên vô cùng quí giá đối với con người. 
 Biển cho ta cá tôm, cho ta khóang sản và là nguồn kinh tế du lịch vô tận. Vì thế chúng ta phải biết yêu biển bảo vệ biển như bảo vệ chính mình. Bảo vệ với ý thức cao và bằng hành động cụ thể. Mỗi người dân phải nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, không được xả rác bừa bãi 
- K hi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, Trung Q uốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 hồi tháng 5/2014 , ngư dân cùng nhau hợp sức lại, đoàn kết làm lễ vươn khơi bám biển tạo nên một thành trì vững chắc để góp phần bảo vệ vùng đảo thiêng liêng của T ổ quốc. Dù tàu Trung Quốc có ngang tàng, bạo ngược đến đâu nhưng ngư dân Việt Nam vẫn không hề nao núng, vẫn luôn chuyên tâm bám biển, sát cánh bên cảnh sát biển quyết bảo vệ ngư trường Trường Sa, Hoàng Sa của cha ông để lại. Đối với họ những chuyến ra khơi vào thời điểm này không chỉ đơn thuần là đánh bắt hải sản làm giàu cho gia đình, cho đất nước mà còn vì chủ quyền quốc gi a. Cho dù họ gặp rất nhiều gian khổ, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng họ cũng không sờn lòng 
 Chúng ta ngoài ca ngợi những ngư dân dũng cảm, yêu nước, thì cần chung tay cùng họ giữ vững chủ quyền biển đảo của dân tộc. Hãy ủng hộ ngư dân bằng những hành động thiết thực cụ thể. 
? T háng 5/2014 , Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép lên vùng đặc quyền kinh tế của nước ta hồi, những ngư dân đã làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam? Bản thân em đã đang và sẽ làm gì để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nước ta? 
BÀI TẬP 
Câu 1: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ra đời trong hoàn cảnh nào? 
A Trước Cách mạng tháng 8. 
B Trong chuyến đi thực tế của Huy Cận về vùng mỏ Quảng Ninh năm 1958. 
C Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. 
D Sau năm 1975 khi đất nước được giải phóng. 
Câu 2: Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 
A. Miêu tả 
B. Tự sự 
C. Biểu cảm 
D. Nghị luận 
Câu 3: Câu thơ nào cho thấy việc đánh cá là công việc thường xuyên của người dân làng chài? 
A. Đêm ngày dệt biển muôn luồn sáng. 
B. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. 
C. Dàn đan thế trận lưới vây giăng. 
D. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. 
Câu 4: Nội dung của hai khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là? 
 A. Miêu tả sự phong phú của các loài cá biển. 
 B. Miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển. 
 C. Miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi. 
 D. Miêu tả cảnh kéo lưới trên biển. 
A 
Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên. 
B 
Thể hiện sức mạnh vô địch của người lao động 
. 
C 
Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động 
 Câu hát trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào ? 
D 
Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả 
C 
Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động 
Câu 5: 
Bài 6 : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đầu của bài “ Đoàn thuyền đánh cá ”. 
	 “ Câu hát căng buồm”, hình ảnh thơ mộng, khỏe khoắn và đẹp lãng mạn. Tiếng hát vang khỏe, vang xa, bay cao hòa cùng gió, thổi căng buồm. Đó lá tiếng hát chan chứa niềm vui của người dân lao động làm chủ thiên nhiên đất nước. Tiếng hát ngợi ca sự giàu có của biển cả, thể hiện mơ ước một chuyến ra khơi đánh bắt được nhiều hải sản 
Hướng dẫn về nhà 
- Học thuộc lòng bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” 
 Phân tích cảnh thiên nhiên và cảnh lao động của người dân chài trên biển. 
 Hoàn thiện sơ đồ bài học 
 Soạn bài: Tổng kết từ vựng (TT) 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_464748_doan_thuyen_danh_ca_huy.ppt