Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 63+64+65: Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 63+64+65: Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

Một họa sĩ già trước khi nghỉ hưu đã có một chuyến đi thực tế ở vùng núi cao Tây Bắc. Trên chuyến xe ông ngồi cùng hàng ghế với cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở Lai Châu. Đến SaPa, bác lái xe cho xe dừng lại lấy nước nhân tiện giới thiệu với nhà họa sĩ về anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m.

 Cuộc gặp gỡ giữa nhà họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên diễn ra rất vui vẻ, cảm động. Anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về cuộc sống và công việc hàng ngày của mình. Người họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất cao quý của anh nên đã phác họa một bức chân dung về anh. Qua lời kể của anh, các vị khách còn biết thêm rất nhiều gương sáng trong lao động sản xuất, đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Sau 30p trò chuyện, họ chia tay. Anh tặng một làn trứng gà tươi để khách ăn đường. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo.

 

pptx 33 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 63+64+65: Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 63, 64, 65 LẶNG LẼ SAPA 
 ( Nguyễn Thành Long) 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả, tác phẩm (sgk/ 188). 
A 
B 
C 
Nguyễn Thành Long ( 1925- 1991) 
Quê: Quảng Nam. 
Là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí, văn của ông nhẹ nhàng, trong sáng, pha chất kí và giàu chất thơ. 
D 
Đề tài: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm 60-70 thế kỉ XX. 
a. Tác giả: 
A 
B 
HCST: Là kết quả của chuyến đi Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả 
Xuất xứ: In trong tập “Giữa trong xanh” 
b / Tác phẩm: 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả, tác phẩm (sgk/ 188). 
2 . Thể loại: truyện ngắn 
3. Phương thức biểu đạt : Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận 
4 . Bố cục: 3 phần. 
Từ đầu “thế gian”: Sự xuất hiện của anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe. 
Còn lại: Cuộc chia tay giữa ba nhân vật. 
Tiếp “như thế”: Cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư. 
Bố cục 
01 
02 
03 
	Một họa sĩ già trước khi nghỉ hưu đã có một chuyến đi thực tế ở vùng núi cao Tây Bắc. Trên chuyến xe ông ngồi cùng hàng ghế với cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở Lai Châu. Đến SaPa, bác lái xe cho xe dừng lại lấy nước nhân tiện giới thiệu với nhà họa sĩ về anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. 
 Cuộc gặp gỡ giữa nhà họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên diễn ra rất vui vẻ, cảm động. Anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về cuộc sống và công việc hàng ngày của mình. Người họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất cao quý của anh nên đã phác họa một bức chân dung về anh. Qua lời kể của anh, các vị khách còn biết thêm rất nhiều gương sáng trong lao động sản xuất, đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Sau 30p trò chuyện, họ chia tay. Anh tặng một làn trứng gà tươi để khách ăn đường. Lúc bấy giờ, nắng đ ã mạ bạc cả con đèo. 
Tóm tắt 
Tình huống truyện nhẹ nhàng, đơn giản: X oay quanh cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của các nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn. 
I. Tìm hiểu chung 
II. Hiểu văn bản 
1 . Nhân vật anh thanh niên 
Tìm hiểu nhân vật anh thanh niên bằng 
cách hoàn thiện bảng sau: 
Nhân vật anh thanh niên 
Chi tiết 
Nhận xét 
Hoàn cảnh sống và công việc 
Nét đẹp và phẩm chất 
 Nhận xét chung: 
Máy đo mưa của Trạm khí tượng 
a/ Hoàn cảnh sống và làm việc 
 Hoàn cảnh sống và làm việc hết sức đặc biệt đối với tuổi trẻ . 
Một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. 
Hoàn cảnh sống 
Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu (nhiệm vụ: đo gió, mưa, nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất ... để dự báo thời tiết) 
Công việc 
Điều gì đã giúp anh có thể vượt lên hoàn cảnh ấy ? 
Máy đo gió 
b/ Phẩm chất, nét đẹp 
Lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, sống có lí tưởng. 
Biết tạo ra một cuộc sống nền nếp,tự tìm niềm vui cho mình. 
Cởi mở, chân thành và luôn quan tâm đến người khác. 
Con người khiêm tốn . 
* Lòng yêu 
nghề và tinh thần trách nhiệm cao đối với công 
 việc, sống có lí tưởng 
Ý thức về công việc tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người : “Huống chi vì ai mà làm việc” 
Làm việc 1 mình trên đỉnh núi cao lạnh cóng với mưa tuyết, gió rét nhưng chưa bao giờ bỏ “ốp”. 
Coi công việc là niềm vui, lẽ sống, là bạn: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi chứ cất nó đi cháu buồn chết mất” 
* Biết tạo 
r a một cuộc sống nề nếp, tự tìm niềm vui cho mình. 
Chủ động sắp xếp cho mình 1 cuộc sống ngăn nắp: “ một căn nhà ba gian sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, máy bộ đàm” 
Ngoài công việc anh còn trồng hoa, nuôi gà, đọc sách. 
* Cởi mở, chân thành và luôn quan tâm đến người khác 
Anh rất quý trọng mọi người, mừng rỡ khi có khách đến thăm nhà. 
Anh tặng cho cô kĩ sư bó hoa, biếu vợ bác lái xe củ tam thất để bồi dưỡng sau khi ốm, tặng mọi người làn trứng ăn trưa. 
* Con người khiêm tốn . 
Anh cảm thấy công việc mình làm thật là nhỏ bé. 
Anh đã từ chối khi ông họa sĩ có ý định vẽ chân dung mình và giới thiệu cho ông người mà anh cho là đáng vẽ hơn mình. 
b/ Phẩm chất, nét đẹp 
Lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. 
Biết tạo ra một cuộc sống nền nếp, tự tìm niềm vui cho mình. 
Cởi mở, chân thành và luôn quan tâm đến người khác. 
Con người khiêm tốn 
 Anh thanh niên là chân dung con người lao động trong thời kì mới: có lí tưởng sống cao đẹp, hết lòng cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Trong những nét đẹp ở anh thanh niên, em ấn tượng hoặc ngưỡng mộ nét đẹp nào nhất ? Vì sao ? Hãy trình bày duới dạng một đoạn văn (khoảng 10 câu) 
2. Các nhân vật khác 
Tìm hiểu các nhân vật khác bằng cách 
hoàn thiện bảng sau: 
Nhân vật 
Chi tiết 
Nhận xét chung 
Ông kĩ s ư v ư ờn rau 
Anh cán bộ nghiên cứu sét 
Nhà họa sĩ 
Cô kĩ s ư trẻ 
Nhân vật 
Chi tiết 
Nhận xét chung 
Ông kĩ s ư v ư ờn rau 
Anh cán bộ nghiên cứu sét 
Nhà họa sĩ 
Cô kĩ s ư trẻ 
Là người hết lòng vì công việc, kiên trì, bền bỉ làm việc. 
“nửa đêm, mưa gió, rét buốt mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra ” cống hiến cả thanh xuân cho đất nước. 
đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn hằng ao ước được biết con người lao động nghệ thuật say mê sáng tạo. 
yên tâm hơn về quyết định của mình lên công tác vùng núi cao, một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô. 
 Hình ảnh của những con người lao động bình thường nhưng đầy nhiệt huyết , say mê làm việc sáng tạo. 
 Đại diện cho lớp người đang ngày đêm cống hiến cho đất nước. 
3. Chất trữ tình trong văn bản 
 Với giọng văn nhẹ nhàng, ngôn ngữ trong sáng giàu chất thơ, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được chất trữ tình trong LLSP qua vẻ đẹp của thiên nhiên SaPa và vẻ đẹp của những con người lao động ở SaPa. 
Chất trữ tình trong văn bản 
Vẻ đẹp của thiên nhiên Sapa 
Vẻ đẹp của người lao động ở Sapa (suy nghĩ, việc làm, lối sống.) 
III. Tổng kết 
01 
Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn 
02 
X.dựng những đoạn đối thoại, độc thoại & ĐTNT 
03 
Tả cảnh đặc sắc, tả nhân vật với nhiều điểm nhìn 
04 
Kết hợp giữa kể tả và nghị luận 
05 
Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện. 
06 
Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, giàu chất thơ. 
Nghệ thuật 
Nội dung 
1 
2 
3 
Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa 
Chân dung người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp. 
Lòng yêu mến, cảm phục với những con người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, Tổ quốc. 
“ Lặng lẽ Sa Pa ” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông hoạ sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc. 
Ý nghĩa 
1. Đọc kĩ văn bản, nắm tác giả, tác phẩm. 
2.Nêu thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản 
3. Xác định ngôi kể . Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó . 
4. xác định bố cục đoạn trích . 
5.Tình huống truyện. 
6.Ghi nhớ những chi tiết liên quan đến hai nhân vật: bé Thu, anh Sáu. 
CHUẨN BỊ BÀI: CHIẾC LƯỢC NGÀ. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_636465_van_ban_lang_le_sa_pa_ng.pptx