Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66+67+68: Văn bản: Làng (Kim Lân)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66+67+68: Văn bản: Làng (Kim Lân)

1.1. Tiểu sử - Cuộc đời

 - Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh Nguyễn Văn Tài.

 - Quê quán: Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh.

 - Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn. Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội văn hóa cứu quốc.

 - Sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).

1.2. Sự nghiệp sáng tác

a. Tác phẩm chính 

 Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955); Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962),.

b. Phong cách sáng tác

 - Là cây bút chuyên viết truyện ngắn có sở trường viết về nông thôn và người nông dân.

 - Có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật; văn phong giản dị nhưng gợi cảm, hấp dẫn; ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và mang đậm màu sắc nông thôn; am hiểu và gắn bó sâu sắc về phong tục và đời sống làng quê Bắc Bộ.

 - Năm 2001 được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

=> Là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của Kim Lân luôn đem lại cho bạn đọc nhiều suy ngẫm và ấn tượng đặc biệt. Được mệnh danh Viết không nhiều nhưng được yêu mến rất nhiều.

 

pptx 27 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66+67+68: Văn bản: Làng (Kim Lân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi: 
Hãy liệt kê các tác giả, tác phẩm thơ hiện đại mà em vừa học trong chương trình Ngữ văn 9, tập I? 
Cho biết chủ đề lớn bao trùm các bài thơ đó là gì? 
KHỞI ĐỘNG 
TT 
TÊN BÀI THƠ 
TÁC GiẢ 
1 
ĐỒNG CHÍ 
CHÍNH HỮU 
2 
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
PHẠM TIẾN DUẬT 
3 
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ 
HUY CẬN 
4 
BẾP LỬA 
BẰNG VIỆT 
5 
ÁNH TRĂNG 
NGUYỄN DUY 
 Chủ đề của các bài th ơ : Tình đồng chí, đồng đội , tình cảm gia đình và tình yêu quê h ươ ng, đất n ước . 
LÀNG 
 ( Kim Lân ) 
Tiết : 66, 67, 68: 
1.1. Tiểu sử - Cuộc đời 
 - Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh Nguyễn Văn Tài. 
 - Quê quán: Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh. 
 - Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn. Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội văn hóa cứu quốc. 
 - Sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim ). 
1.2 . Sự nghiệp sáng tác 
a. Tác phẩm chính 
 Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955); Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962),... 
b. Phong cách sáng tác 
 - Là cây bút chuyên viết truyện ngắn có sở trường viết về nông thôn và người nông dân. 
 - Có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật; văn phong giản dị nhưng gợi cảm, hấp dẫn; ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và mang đậm màu sắc nông thôn; am hiểu và gắn bó sâu sắc về phong tục và đời sống làng quê Bắc Bộ . 
 - Năm 2001 được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. 
=> L à một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của Kim Lân luôn đem lại cho bạn đọc nhiều suy ngẫm và ấn tượng đặc biệt . Được mệnh danh Viết không nhiều nhưng được yêu mến rất nhiều. 
1. Tác giả 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
Một số vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất: 
	- Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy 
	- Lý Cựu trong phim Chị Dậu 
	- Lão Pẩu trong phim Con Vá 
	- Cả Khiết trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can 
	- Cụ lang Tâm trong phim Hà Nội 12 ngày đêm 
	- Bủ V ả trong phim Vợ Chồng A Phủ 
	- Vai ông bố làm vàng mã trong phim Những giấc mơ bằng giấy 
Kim Lân trong phim : 
“Làng Vũ Đại ngày ấy ” 
Kim Lân trong phim : 
“Chị Dậu ” 
Kim Lân trong phim 
“Vợ chồng A Phủ ” 
Một số tác phẩm tiêu biểu : 
Vợ nhặt: truyện ngắn – 1945 (nạn đói) 
Làng - t ruyện ngắn -1948 
Nên vợ nên chồng: truyện ngắn - 1955 
Con chó xấu xí: truyện ngắn - 1962 . 
Những nhận định về Kim Lân và tác phẩm của ông 
Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với "đất" với "người" với "thuần hậu nguyên thuỷ" của cuộc sống nông thôn. – Nguyên Hồng 
Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều, nhưng sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc. – Hà Đức Minh 
Thành công của Kim Lân, ngoài ý thức nghiêm túc về lao động nghệ thuật, chủ yếu là do năng khiếu bẩm sinh, và một vốn sống tự nhiên của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng. – Tiến sĩ Trần Đăng Suyền 
Tôi ở trong gia đình bị khinh rẻ, ngoài xã hội cũng coi thường vì tôi là con vợ ba, một người ngụ cư. Chính vì muốn đòi cho mình sự công bằng với bè bạn, với làng xóm tôi chọn cách viết. Đây là cách để chứng tỏ mình không thua gì anh em, không thua gì ai. Các anh con nhà giàu, làm việc này việc kia, được học hành đến nơi đến chốn, còn tôi thì tôi viết . – Tâm sự của chính nhà văn Kim Lân về cuộc đời của mình. 
2 . Tác phẩm 
Hoàn cảnh sáng tác: 
Năm sáng tác: 1948, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời kì này người dân nghe theo chính sách của chính phủ: kêu gọi nhân dân ở các đô thị đi tản cư ra các vùng tự do; những người dân ở vùng địch tạm chiếm thì đi lên vùng chiến khu để chúng ta cùng kháng chiến lâu dài trên phạm vi cả nước. 
Đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. 
- Ông Hai là một người nông dân rất yêu và tự hào về làng Chợ Dầu của mình 
- V ì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải rời làng đi tản cư. 
- Ở nơi tản cư, ông Hai luôn bứt d ứt nhớ về cái làn g của mình cũng rất hay khoe làng và theo dõi tin chiến thắng của quân và dân ta. 
- Sáng hôm đó , ông Hai nghe tin làng Dầu làm V iệt gian theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Về nhà ông nằm vật ra giường nhìn lũ con, nước mắt cứ trào ra. Lòng ông đau xót và nhục nhã khôn cùng. 
- Ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà. Nghe bất cứ ai nói chuyện gì, ông cũng nơm nớp lo sợ, sợ rằng người ta nói chuyện ấy Ông cảm thấy nhục nhã xấu hổ, chỉ biết tâm sự với đứa con út . 
- Ô ng phải đau đớn quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” . 
Tin làng theo Tây được cải chính, ông sung sướng đ i khoe với tất cả mọi người, khoe cả tin nhà ông bị Tây đốt nhẵn. Và ông lại tiếp tục được khoe , được tự hào về cái làng Chợ Dầu yêu quý của mình . 
Tóm tắt 
Thể loại: 
Truyện ngắn 
Phương thức biểu đạt:  Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 
Ngôi kể: ngôi thứ ba tính khách quan linh hoạt. 
Điểm nhìn trần thuật: nhân vật ông Hai 
Tác dụng : 
Tạo sự chân thật, gần gũi, đi vào lòng người 
Dễ đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật trong những tình huống huống khác nhau. 
Đặc biệt làm nổi bật tâm trạng, tính cách nhân vật qua đối thoại, độc thoại nội tâm, qua các cử chỉ, hành động. 
Phần 1 
Phần 2 
Phần 3 
Từ đầu đến “vui quá!”: 
H/a ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. 
Tiếp đến “đôi phần”: 
Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. 
Còn lại: Tâm trạng của ông Hai khi tin làng mình theo giặc được cải chính. 
TH1: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc (phần thắt nút của truyện) Ông đau xót, tủi hổ, bế tắc khi làng và n ư ớc ở hai chiều đối nghịch, ông bộc lộ tình yêu của mình “làng thì yêu thật nh ư ng làng theo Tây mất rồi phải thù” 
 TH2: Tin làng theo giặc đ ư ợc cải chính (phần mở nút của truyện) Ông vui mừng, chạy khắp n ơ i để khoe làng bị đốt, ông tin t ư ởng vào tình yêu làng của mình. 
Chủ đề tác phẩm: 
Tình yêu làng xóm đã hòa vào tình yêu n ư ớc 
Ý nghĩa tình huống truyện: 
Tác giả đã tạo đ ư ợc tình huống truyện đặc sắc 
Tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống gay cấn, để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm với làng, với n ư ớc của ông Hai 
Tạo sức hút đối với ng ư ời đọc, tạo nên nút thắt cho câu truyện, tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm chất nhân vật và góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. 
Khác họa đặc điểm nổi bật về tình yêu làng, yêu n ư ớc, trung thành với cách mạng, với cụ Hồ của ng ư ời nông dân Việt Nam 
Tình huống truyện: (hoàn cảnh có vấn đề để nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất) 
? Có ý kiến cho rằng để biểu hiện sâu sắc tình cảm ấy của ông Hai nh à văn đã đặt nhân vật v à o tình huống điển hình. Em đồng ý không? Hãy lí giải. 
1. Cuộc sống của gia đình Ông Hai ở nơi tản cư: 
THẢO LUẬN NHÓM 
Nhóm 1 
Cuộc sống của gia đình ông Hai ở nơi tản cư như thế nào? 
Nhóm 2 
Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của ông Hai dành cho làng ở nơi tản cư 
II. Đọc hiểu văn bản 
- Cuộc sống nơi tản cư: 
Xa quê 
Vợ và con gái chạy chợ 
Ông sống lao động vất vả: vỡ đất, trồng trọt để tạo ra cái ăn. 
 Miêu tả thực: Cuộc sống tạm bợ nhưng có nề nếp . 
1. Cuộc sống của gia đình Ông Hai ở nơi tản cư: 
2. Diễn biến tâm trạng ông Hai 
Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: 
Ông Hai yêu tha thiết làng chợ Dầu: ông khoe về làng chợ Dầu kháng chiến có phòng thông tin tuyên truyền, nhớ những ngày cùng anh em đào đ ư ờng đắp ụ, xẻ hào; ông sang nhà bác Thứ để kể về làng 
Khi xa làng, ông nhớ làng da diết, nỗi nhớ làm ông thay đổi tâm tính: lúc nào ông cũng bực bội, ít nói, ít c ư ời, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm, hơi một tí là gắt 
Khi đ ư ợc nói chuyện về làng , ông vui náo nức lạ th ư ờng : hai mắt ông sáng lên, cái mặt biến chuyển lạ thường 
Ông quan tâm đến tình hình chính trị, vui mừng khi nghe tin thắng trận của quân ta: 
Một em bé trong ban tuyên truyền xung phong b ơ i ra hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì trên tháp rùa. 
Anh trung đội tr ư ởng sau khi giết đ ư ợc bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng. 
 Nỗi nhớ đi liền với niềm tự hào của ông Hai về làng chợ Dầu cách mạng, niềm vui của ông là niềm vui mộc mạc, bình dị của một tấm lòng yêu n ư ớc chân thành. 
b. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc 
Khi vừa nghe tin làng theo giặc 
Khi ông về nhà 
Ba bốn ngày sau đó 
Khi bà chủ nhà có ý đuổi gđ ông đi 
Khi nói chuyện với đứa con nhỏ 
b. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin dữ 
Thời điểm 
Dẫn chứng 
Lí lẽ 
Lúc mới nghe tin 
Về đến nhà 
Mấy ngày sau 
Khi chủ nhà có ý đuổi đi 
Khi trò chuyện cùng con 
PHIẾU HỌC TẬP: 
Thời gian: 5 phút 
Nhiệm vụ: Hãy đọc thông tin trong SGK và hoàn thành phiếu học tập sau 
b . Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc 
Thời điểm 
Dẫn chứng 
Lí lẽ 
Lúc mới nghe tin 
 - Cổ lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân lặng đi, tưởng như không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, giọng lạc đi... 
- Hành động: “quay phắt lại, lắp bắp hỏi”. Hỏi lại nghi ngờ: “Liệu có thật không hở bác ?” 
- Lảng sang chuyện khác , ra về. Cúi gằm mặt mà đi 
Bàng hoàng, sững sờ khi nghe tin 
Nỗi xấu hổ xâm chiếm, ám ảnh 
Cố trấn tĩnh, gặng hỏi như để xác minh lại thông tin một lần nữa. 
b . Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin dữ 
Thời điểm 
Dẫn chứng 
Lí lẽ 
Về đến nhà 
Mấy ngày sau 
Nằm vật ra giường, nhìn lũ con chơi sậm chơi sụi với nhau, thấy tủi thân , nước mắt giàn ra “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”; rít lên chửi bọn phản bội 
Nỗi đau đớn, nhục nhã, tủi hờn 
Không dám đi đâu, không dám tiếp xúc với ai, quanh quẩn nghe ngóng binh tình bên ngoài: chột dạ khi thấy một đám đông; nghe tiếng Tây, Việt gian là lủi ra một góc nhà, nín thít 
Nỗi ám ảnh nặng nề đã biến thành sự sợ hãi thường trực trong lòng 
b. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin dữ 
Thời điểm 
Dẫn chứng 
Lí lẽ 
Khi chủ nhà có ý đuổi gia đình ông đi 
 Không biết đi đâu 
 hay là quay về làng? 
 dứt khoát lựa chọn: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. 
Đấu tranh nội tâm trong một tình thế bế tắc, tuyệt vọng. 
 Con là con ai? 
 Nhà con ở đâu? 
 Con ủng hộ ai? 
 Tình yêu sâu nặng dành cho làng quê 
 T ấm lòng thủy chung, gắn bó với kháng chiến, với CM, với Bác Hồ 
 L ời thề bền vững, thiêng liêng. 
Tình yêu nước đã rộng lớn hơn bao trùm lên tình cảm với làng quê. 
Khi trò chuyện cùng con 
c. Khi tin làng theo giặc đ ư ợc cải chính 
Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng được cải chính? Rút ra nhận xét 
Gương mặt: tươi vui rạng rỡ; miệng bỏm bẻm nhai trầu,; cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy 
Thái độ, hành động: 
Chia quà cho con 
Lật đật đi báo cho mọi người biết 
Kể chuyện một cách tỉ mỉ, say sưa 
Lời nói: Ông “bô bô” đi khoe với mọi người Tây đốt làng mình, đốt nhà mình “đốt nhẵn” 
 Sung sướng hả hê 
 Tình yêu đất nước đặt lên trên lợi ích của gia đình và bản thân 
c. Khi tin làng theo giặc đ ư ợc cải chính 
- Nhà văn Kim Lân đã rất sắc sảo trong việc nắm bắt và miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật. 
 - Từ một người nông dân chất phác, yêu làng quê tha thiết, chân thành, ông Hai trở thành một người công dân nặng lòng với kháng chiến: Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy đã thống nhất, đã hòa quyện nhưng tình yêu nước được rộng lớn hơn bao chum lên tình cảm làng quê. Đây là nét đẹp truyền thống mang tính chất thời đại. 
=> Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 
3. Những người nông dân khác 
Nhân vật 
Chi tiết, hình ảnh miêu tả nhân vật 
Anh dân quân tự vệ và mọi người 
những người nông dân không thờ ơ với CM. 
Người đàn bà đi tản cư 
căm ghét những kẻ V iệt gian theo giặc. 
Bà Hai 
người phụ nữ tần tảo, lo lắng cho gđ. Khi nghe tin làng theo Tây bà cũng buồn nhưng kín đáo hơn. 
Mụ chủ nhà 
rất chua ngoa, đanh đá, tham lam, hay soi mói, cạnh khóe. Khi nghe tin, bà cũng căm ghét, không cho ở nữa. Nhưng khi nghe tin cải chính, bà ta cũng sung sướng từ đáy lòng. 
Bác Thứ 
cũng đi tản cư và cũng vui thay cho ông Hai: người hiền lành, chất phác. 
Thằng Húc - con út ông Hai- 
mới có mấy tuổi nhưng cũng biết ủng hộ CM, ủng hộ cụ Hồ và cũng cảm nhận sự xấu hổ 
 Họ là những người nông dân đều có một lòng yêu nước và căn thù giặc: thể hiện tính toàn dân, toàn diện trong kháng chiến. 
III. TỔNG KẾT 
 Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động qua suy nghĩ, hành động, lời nói. 
 Ngôn ngữ nhân vật giàu tình khẩu ngữ thể hiện rõ cá tính. 
 Cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên. 
Nghệ thuật: 
Nội dung: 
Truyện thể hiện chân thực và cảm động một tình cảm bền chặt và sâu sắc là tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến qua nhân vât ông Hai. Qua đó khẳng định lòng yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến Pháp . 
Em hãy cho biết trong đoạn văn sau tác giả đã dùng hình thức gì để miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai “: Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu mới rặng è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ...“ 
 Tả tâm trạng qua những đặc điểm về ngoại hình. 
LUYỆN TẬP 
Khởi động 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
TRÒ CHƠI Ô CHỮ 
Từ khóa 
? 
? 
? 
? 
? 
1.Tạm rời nơi cư trú đến vùng khác ? 
T 
Ả 
N 
C 
Ư 
? 
? 
? 
? 
? 
? 
? 
? 
2. Sửa lại, nói cho đúng sự thật? 
C 
Ả 
I 
C 
H 
Í 
N 
H 
3. Không giữ đúng như lời, thiếu trung thực, 
thay lòng đổi dạ? 
? 
? 
? 
? 
? 
? 
Đ 
Ơ 
N 
S 
A 
I 
? 
? 
? 
? 
? 
? 
? 
4. Phong trào dạy chữ quốc ngữ, thanh toán nạn mù chữ 
sau cách mạng? 
B 
Ì 
N 
H 
D 
 
N 
5. Huyện ở phía nam tỉnh Bắc Ninh nay thuộc Hà Nội? 
? 
? 
? 
? 
? 
? 
G 
I 
A 
L 
 
M 
6.Dáng đi cắm cúi, nhanh ,vội? 
? 
? 
? 
? 
? 
? 
? 
C 
U 
N 
G 
C 
Ú 
C 
Làng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, có tên chữ là 
Phù Lưu còn đựợc gọi là làng gì? Hãy tìm ô chữ hàng 
 dọc có tên gọi trên? 
? 
? 
? 
? 
? 
? 
C 
H 
Ợ 
D 
Ầ 
U 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
 - Diễn biến tâm trạng ông Hai. 
 - Đặc sắc nghệ thuật của truyện. 
 Xây dựng tình huống. 
 Miêu tả tâm lí . 
- Ý nghĩa của truyện. 
3. Hoàn thành bài tập : 
1. Nội dung học tập: 
2. Soạn bài: Lặng lẽ Sapa 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_666768_van_ban_lang_kim_lan.pptx