Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 67+68: Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 67+68: Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Khi mới gặp ba

- Thu giật mình, tròn mắt nhìn

- Ngơ ngác, lạ lùng

- Mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy, kêu thét lên: Má ! Má!

Hai cha con xa cách quá lâu. Ba em đi kháng chiến từ khi em chưa đầy tuổi. Nhìn ông Sáu và tấm hình chụp chung với má thấy không giống. Em không tin ông Sáu là cha của mình.

Cách miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, miêu tả cụ thể, tỉ mỉ: Tâm lí sợ hãi được miêu tả bằng tiếng kêu thét & hành động vụt chạy rất phù hợp tâm lí trẻ thơ, gây cho người đọc sự xúc động, cảm thương cho ông Sáu & sự tò mò về bé Thu.

 

pptx 42 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 67+68: Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 67, 68 VB: CHIẾC L Ư ỢC NGÀ 
- Nguyễn Quang Sáng- 
 Ông là nhà văn đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. 
Đề tài: cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. 
Truyện của ông hấp dẫn, giàu kịch tính xoay quanh những tình huống bất ngờ, tự nhiên, ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ. 
( 1932 – 2014) 
1. TÌM HIỂU CHUNG: 
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932-2014, quê ở An Giang. 
- Ông là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ và sau hoà bình (1975). 
1. Tác giả: 
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng – con trai nhà văn 
+ Truyện ngắn: “Con chim vàng” (1957), 
 “Chiếc lược ngà”(1966) 
+ Truyện vừa: “Câu chuyện bên trận địa pháo” (1966), “Cái áo thằng hình rơm” (1975) 
+ Tiểu thuyết: “Nhật kí người ở lại” (1962), “Dòng sông thơ ấu” (1985) 
+ Kịch bản phim: “Mùa gió chướng” (1977) “Cánh đồng hoang” (1978) 
Cánh đồng hoang (kịch bản phim) bộ phim được tặng Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chưương vàng liên hoan phim ở Matxcva (1981). 
- Sáng tác năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra khốc liệt, tác giả đang hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. 
- In trong tập truyện ngắn cùng tên. 
2. Tác phẩm: 
3. Đọc-chú thích-tóm tắt-bố cục: 
1- Những ngày anh Sáu về thăm nhà 
2- Ngày anh Sáu ra đi 
3- Những ngày anh Sáu ở chiến khu 
4- Trước lúc anh Sáu hi sinh 
1/ Nêu thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản 
2/ Xác định ngôi kể ? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó ? 
3/ Em hãy xác định bố cục đoạn trích ? 
4/ Tình huống truyện? 
PHIẾU HỌC TẬP 
THẢO LUẬN NHÓM 
1. Thể loại: Truyện ngắn. 
2. - PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm và nghị luận. 
3. / Ngôi thứ nhất (Lựa chọn bác Ba - người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện ) 
-> Tác dụng: tăng độ tin cậy, tính trữ tình của chuyện. 
BỐ CỤC 
Đoạn 1: Từ đầu đến từ từ tuột xuống: Tình cha con ông Sáu trong 3 ngày về nghỉ phép. 
Đoạn 2: Còn lại: Ở khu căn cứ ông Sáu làm chiếc lược ngà tặng con. 
Tình huống 1 : 
Hai cha con anh Sáu gặp nhau sau 8 năm xa cách, nhưng Thu- con gái anh không nhận ba. 
Tình huống 2 : 
Ở chiến khu, anh Sáu dồn hết tình yêu con vào cây lược ngà, nhưng chưa trao được cho con thì anh hi sinh. 
TÌNH HUỐNG TRUYỆN: 
Trước khi nhận ra ba 
Khi nhận ra ba 
1. NHÂN VẬT BÉ THU: 
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 
* NHÓM 1,2 
 Hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ, hành động của bé Thu khi mới gặp ông Sáu? Nhận xét và lí giải nguyên nhân của thái độ đó? 
* NHÓM 3,4 
 Trong những ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu có thái độ, hành động như thế nào? Nhận xét về thái độ hành động đó? 
- Thu giật mình, tròn mắt nhìn 
- Ngơ ngác, lạ lùng 
- Mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy, kêu thét lên: Má ! Má! 
Hai cha con xa cách quá lâu. Ba em đi kháng chiến từ khi em chưa đầy tuổi. Nhìn ông Sáu và tấm hình chụp chung với má thấy không giống. Em không tin ông Sáu là cha của mình. 
Cách miêu tả tâm lí nhân vật r ất tinh tế, miêu tả cụ thể, tỉ mỉ: Tâm lí sợ hãi được miêu tả bằng tiếng kêu thét & hành động vụt chạy rất phù hợp tâm lí trẻ thơ, gây cho người đọc sự xúc động, cảm thương cho ông Sáu & sự tò mò về bé Thu. 
Khi mới gặp ba 
Chi tiết 
Thái độ 
- Xa lánh, nhất quyết không gọi ba 
- Má doạ đánh => Thu buộc gọi ông Sáu vô ăn cơm nhưng gọi trống không 
- Gọi chắt nước nhưng lại nói trống không, nhất quyết không gọi tiếng ba. 
- Bé Thu hất tung cái trứng cá ra khỏi bát cơm khi ông Sáu gắp cho nó miếng cá -> bị đánh – không khóc, từ lái xuồng bỏ về ngoại. 
- Khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to. 
Không chấp nhận ông Sáu là ba.Từ chối sự quan tâm chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình. 
+ Một cô bé có tình cảm sâu sắc, nồng nàn, mãnh liệt với cha: kiên quyết không nhận người cha có vết thẹo dài trên má (không giống với bức hình chụp chung với má) 
+ Một cô bé có cá tính mạnh mẽ, hành động quyết liệt để bảo vệ tình cha con của mình. 
Nhận xét 
Khi chia tay ba 
* NHÓM 1, 2 
Trong giờ phút chia tay thái độ và hành động, lời nói của bé Thu đối với cha được thể hiện như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ và hành động đó? Nhận xét nghệ thuật thể hiện? 
* NHÓM 3, 4 
Vẻ mặt bé Thu trong buổi sáng chia tay được miêu tả như thế nào? Qua đó thể hiện nét tâm lí nào của bé Thu? 
Thái dộ, hành động, lời nói 
Nhận xét 
Nghệ thuật 
- Vẻ mặt có gì hơi khác, không bướng bỉnh hay nhăn nhó mày câu có. 
- Vẻ mặt sầm lại buồn rầu 
- Đôi mắt như to hơn, cái nhìn không ngơ ngác, không lạ lùng, có vẻ nghĩ ngợi sâu xa. 
- Kêu thét gọi ba 
- Chạy xô tới nhanh như 1 con sóc, chạy thót lên, dang 2 tay ôm chặt lấy cổ ba nó 
- Nói trong tiếng khóc. 
- Nó hôn ba khắp cùng. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn vết thẹo dài bên má của ba. 
- hai tay siết chặt lấy cổ, dang 2 chân quặp chặt lấy ba, đôi vai bé nhỏ run run 
- Lại ôm chầm và mếu máo 
- Lời nói: 
+ Không cho ba đi 
+ Đòi ba mua lược 
Rất yêu thương cha; tình yêu mãnh liệt, chân thành. 
- Yêu mến cha sâu sắc, xuất phát từ chính cõi lòng bấy lâu bị dồn nén, nay có dịp bứt phá. 
miêu tả dáng vẻ, lời nói, cử chỉ để bộc lộ nội tâm, kết hợp bình luận về nhân vật 
- “ Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. 
- Đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa .” 
- “ đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.” 
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Sâu sắc, tinh tế và phù hợp với logic của câu chuyện. Nhà văn như hoá thân vào trong nhân vật để biểu hiện những diễn biến tâm lí ấy rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng tình cảm trẻ thơ. 
Khi nhận ra ba 
Bất ngờ gọi ba 
Tiếng kêu như tiếng xé 
Ôm chặt lấy ba 
Hôn khắp người ba 
Rất yêu thương ba 
1. Nhân vật bé Thu : 
 a. Trước khi nhận ra ông Sáu là cha: 
 - Lúc đầu hốt hoảng, kinh ngạc. 
 - Sau đó tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, lạnh lùng ; phản ứng quyết liệt ko gọi ba, ko đón nhận tình cảm. 
 - Tính cách mạnh mẽ, dứt khoát, cương quyết, rạch ròi, cứng cỏi đến mức tưởng như gan lì, ương ngạnh Có tình yêu cha sâu sắc. 
 b. Khi nhận ra ba: 
 - Vẻ mặt buồn rầu, nghĩ ngợi sâu xa, đôi mắt mênh mông, xôn xao -->Trong sáng, ngây thơ, ẩn chứa nhiều cảm xúc 
 - P hản ứng : Kêu thét gọi ba Tiếng kêu của tình yêu thương ruột thịt. 
 - Hành động: ôm chặt, hôn ba từng khắp , khóc không cho ba đi 
 - Tình cảm trong sáng, mạnh mẽ, mãnh li ệt 
 - Sử dụng một loạt động từ mạnh ->tình yêu ba mãnh liệt, cháy bỏng. 
 - N ghệ thuật :Tình huống bất ngờ, miêu tả dáng vẻ, lời nói cử chỉ kết hợp với bình luận phù hợp với tâm lí trẻ con 
 Em bé hồn nhiên, chân thật, cá tính mạnh mẽ , có t ình yêu cha mãnh liệt. 
Trong những ngày ở nhà 
Lúc chia tay 
Khi ở chiến khu 
Khi gặp con 
2. NHÂN VẬT ÔNG SÁU 
+ Nhóm 1: Khi gặp con 
? Khi nhìn thấy con, ông Sáu đã có những hành động gì? Lời nói ntn? 
? Tiếng gọi con cùng điệu bộ cho thấy tình cảm của ông Sáu lúc này ntn? 
? Khi bị con từ chối hình ảnh ông Sáu được miêu tả ntn? 
? Chi tiết “Hai tay buông thõng xuống như bị gãy” phản ánh một nội tâm ntn? 
+ Nhóm 2: Trong những ngày ở nhà 
? Ông Sáu có những biểu hiện gì khi bé Thu phản ứng trước và trong bữa cơm? 
? Cử chỉ “Nhìn con, lắc đầu, cười” của ông Sáu nói gì về tình cảm của người cha? 
? Theo em vì sao ông Sáu đánh con? 
? Từ những biểu hiện trên, em cảm nhận được nỗi lòng nào của ông Sáu được bộc lộ? 
+ Nhóm 3: Lúc chia tay 
? Theo dõi đoạn truyện kể về ngày ông Sáu ra đi và cho biết: Trước khi lên đường, ông Sáu đã nhìn con với ánh mắt ntn? Em cảm nhận gì về đôi mắt nhìn con của người cha trong câu trên? 
? Khi con nhận ra cha, không cho ông Sáu đi, ông đã có những cảm xúc và hành động gì? Cảm nhận của em về những cử chỉ trên của ông Sáu? 
+ Nhóm 4: Ở chiến khu 
? Những ngày ở chiến khu ông Sáu nghĩ gì về con? 
? Để vơi bớt nỗi nhớ con và nỗi ân hận đó ông Sáu đã làm gì? Hãy đọc những câu văn miêu tả việc làm chiếc lược ngà? 
? Ông Sáu đã tạo cho con chiếc lược ngà từ khúc ngà voi hay còn từ điều gì khác? 
? Cây lược ấy có ý nghĩa ntn với ông Sáu trong những ngày ở chiến khu? 
Khi gặp con 
Trong những ngày ở nhà 
- Không để xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra 
+ Anh bước vội vàng những bước dài 
+ Vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. 
+ Xúc động, 2 tay vẫn đưa về phía trước, giọng lặp bặp run run. 
-> Vui sướng, khao khát, vồ vập. 
- Vui, xúc động, tin con sẽ đến với mình. 
+ Đứng sững lại, nhìn theo con. 
+ Mặt sầm lại trông thật đáng thương 
+ hai tay buông xuống như bị g ãy 
+ Ngạc nhiên, hụt hẫng, buồn bã, thất vọng. 
-> Buồn bã, thất vọng, hụt hẫng. 
- Trước bữa cơm: Khi con gọi trống không: 
+ Vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ gọi “ Ba vô ăn cơm”. 
+ Vẫn không quay lại 
+ Quay lại nhìn con khe khẽ lắc đầu vừa cười 
- Trong bữa cơm: 
+ Anh gắp trứng cho con -> Bé Thu hất ra 
+ Giận quá, không kịp suy nghĩ, vung tay đánh vào mông và hét lên: Sao mày cứng đầu quá vậy? 
- Buồn nhưng sẵn lòng tha thứ cho con. 
- Tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực. 
-> Tình yêu thương, nỗi khát khao mong nhớ con không được đền đáp. 
Lúc chia tay 
Ở chiến khu 
- Ông nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. 
+ Đôi mắt của người cha giàu tình yêu thương và độ lượng. 
+ bế con lên 
- Không ghìm được xúc động -> khóc -> lau nước mắt -> hôn lên mái tóc con => Hẹn: Ba đi rồi ba về với con. 
- Đó là nước mắt sung sướng, hạnh phúc của người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình. 
- Nhớ con, ân hận vì đã đánh con khi giận -> nỗi khổ tâm dày vò. 
- Làm chiếc lược ngà: 
+ Tay cầm khúc ngà hớn hở 
+ những lúc rỗi, cưa từng chiếc rằng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. 
+ Mỗi ngàu cưa được vài răng. 
+ gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: Yêu nhớ tặng Thu con của ba. 
+ Nhớ con đem lược ra ngắm rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. 
+ Mong gặp lại con . 
- Từ yêu thương, hi vọng dành cho con mình. 
- Chiếc lược thành vật quý giá, thiêng liêng làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ nhung mong đợi của người cha với đứa con xa cách. 
? Chi tiết anh Sáu đưa tay vào túi móc cây lược để gửi lại cho con trước khi trút hơi thở cuối cùng gợi cho em cảm xúc gì? Tác giả muốn phản ánh thực tế nào qua chi tiết ấy? 
? Thế nhưng ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao vào tay đứa con gái chiếc lược ngà. Hình ảnh ông Sáu trước lúc ra đi được miêu tả như thế nào? 
+ Đưa vào túi, móc cây lược. 
+ Nhìn tôi hồi lâu. 
-> Nhắn đồng đội 
Xúc động trước tình yêu thương mà anh Sáu dành cho con đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời, là nốt nhạc vút cao trong bài ca về tình cha con bất tử, đồng thời tố cáo chiến tranh đã gây ra nhiều cảnh ngộ éo le, đau thương, mất mát cho không biết bao nhiêu gia đình. 
Nôn nóng vồ vập, mừng rỡ 
Hụt hẫng, thất vọng 
Khổ tâm, đau đớn 
Những ngày ở nhà 
Khi ở căn cứ 
Xúc động nghẹn ngào 
Day dứt, ân hận, nhớ nhung 
Dồn tình cảm làm cây lược 
Đau đáu gửi gắm yêu thương qua cây lược 
Tình cảm của anh Sáu dành cho con thật sâu nặng, tha thiết. T ình cảm ấy bất diệt trước sự huỷ diệt tàn khốc của chiến tranh . 
DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG NHÂN VẬT ANH SÁU 
Bác Nguyễn Hữu Định (Phương Tú - Ứng Hòa - Hà Nội) sống trong ống cống kiếm tiền nuôi con. 
- Thời gian: suốt 10 năm bác lăn lộn ở Cầu Giấy, Đường Láng, Lê Văn Lương 
- Công việc: vá xe, bốc vác kiếm tiền nuôi con 
- Bác chưa từng thuê nhà, sống tạm bợ trong lán, vỉa hè, nhà vệ sinh công cộng 
- Thậm chí một ống cống bỏ hoang được bác dùng làm “nhà” của mình. 
Con bác Định, hai anh em sinh đôi Nguyễn Hữu Tiến (thủ khoa đại học Y Hà Nội với 29.5) Nguyễn Hữu Tiền (đỗ ĐH Bách Khoa với 26 điểm) năm 2013. 
- Là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con sâu nặng. «Chiếc lược ngà» cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
2. Ý NGHĨA VĂN BẢN: 
- Tình huống truyện gay cấn, bất ngờ, tự nhiên, hợp lí. 
- Cốt truyện chặt chẽ, mang yếu tố bất ngờ. 
- Lực chọn ngôi kể hợp lý (người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện). 
1. NGHỆ THUẬT 
TỔNG KẾT 
Cho đoạn văn sau: 
 Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên : 	. 
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả ? 
Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tối cố làm cho dây lòi tối khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. 
 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, ) 
1.Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Ai là người kể chuyện ? Kể về ai ? 
2.Nêu tóm tắt mối quan hệ tình cảm giữa hai nhân vật được kể trước khi sự việc này xảy ra. 
3. Sự việc kể trên giữ vai trò như thế nào trong câu chuyện ? 
4. Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu từ khi gặp ông Sáu đến khi sang nhà bà ngoại . 
Câu 1. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyên là ông Ba, một nhân vật trong truyện. Đoạn truyện kể về cha con ông Sáu : ông Sáu gắp cho bé Thu cái trứng cá vào bát cơm nhưng con bé hất ra mâm. Rồi nó gắp lại vào bát. Sau đó, nó bỏ sang ngoại.	 
Câu 2: Quan hệ giữa hai cha con ông Sáu trước đó đã không êm ả : Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, bé Thu không nhận ra ông Sáu là cha nên nó đối xử với ông như với người xa lạ. Còn ông Sáu, dù đã cố gắng vỗ về nó để mong được gọi là ba nhưng không thành. 
Câu 3: Sự việc trên giữ vai trò thắt nút câu chuyện. 
Câu 4: Viết đoạn vãn : 
* Về hình thức : tự chọn bố cục . 
* Về nội dung : phân tích được quá trình phát triển thái độ của Thu từ khi gặp ông Sáu đến khi sang ngoại : 
- Không nhận ra : sợ hãi. 
- Sau đó : cố tình bướng bỉnh. 
- Rồi khước từ sự chăm sóc của ông Sáu. 
* Cần chỉ ra được cách trình bày nội dung trong đoạn văn. 
1. BÀI VỪA HỌC : 
- Nắm được nội dung chính liên quan đến các nhân vật trong truyện và phân tích. 
- Hoàn thiện 2 bài tập theo yêu cầu thành bài văn hoàn chỉnh. 
- Sưu tầm các tác phẩm, những câu chuyện viết về đề tài gia đình trong kháng chiến 
+ Trong văn học : “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi), “Rừng xà nu” (Nguyễn Thành Trung) . 
+ Trong cuộc sống : những câu chuyện về những gia đình tham gia kc chống Mĩ tại địa phương (hoặc qua sách báo, tivi) 
- Viết đoạn văn giới thiệu về người thân yêu của em (bố em). 
2. BÀI SẮP HỌC : 
 ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI, ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ/ SGK/ 176 178. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_6768_van_ban_chiec_luoc_nga_ngu.pptx