Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 71+72+73: Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 71+72+73: Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

d. Tóm tắt văn bản:

 Trên chuyến xe khách đường dài từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen thân nhau; họ được ngắm cảnh quan SaPa đẹp mộng mơ. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 260m. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Họ chia tay trong bịn dịn: anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng, ông họa sĩ hứa chắc chắn sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, hàm ơn, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác

 

pptx 34 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 71+72+73: Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 71, 72, 73: 
 LẶNG LẼ SA PA 
(Nguyễn Thành Long) 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả: 
Nguyễn Thành Long 
Cùng hai cô con gái 
* Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và ký. Nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ ngọt ngào, giọng văn trong trẻo, nhẹ nhàng, gần gũi. 
- Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. 
- Ông là con một trong gia đình viên chức nhỏ. 
- 18 tuổi chuyển ra học ở Hà Nội và có viết cho báo Thanh Nghị (1943). 
- Sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Thành Long tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954) ở Nam Trung Bộ và bắt đầu viết văn vào thời gian này. 
- Sau 1954, tập kết ra Bắc, ông chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản. 
- Có thời gian ông còn tham gia dạy ở trường viết văn Nguyễn Du. 
* Xuất bản nhiều tác phẩm văn xuôi (tiêu biểu hơn cả là truyện ngắn, bút ký), gồm các tập: 
	 - Ta và chúng nó (tập truyện ngắn, 1950 ), 
	- Khúc hát của người cán bộ (truyện vừa, 1950 ), 
	- Bát cơm Cụ Hồ (tập bút ký, 1952 ), 
	- Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956 ), 
	- Hướng điền (tập truyện ngắn, 1957 ), 
	- Tiếng gọi (truyện, 1960 ), 
	- Chuyện nhà chuyện xưởng (tập truyện ngắn, 1962 ), 
	- Trong gió bão (truyện vừa, 1963 ), 
	- Gang ra (tập bút ký, 1964 ), 
	- Những tiếng vỗ cánh (tập truyện ngắn, 1967 ), 
	- Giữa trong xanh (tập truyện ngắn, 1972 ), 
	- Nửa đêm về sáng (tập truyện ngắn, 1978 ), 
	- Lý Sơn, mùa tỏi (tập truyện ngắn, 1980 ), 
	- Sáng mai nào, xế chiều nào (tập truyện ngắn, 1984 ),... 
* Ngoài sáng tác, ông còn là dịch giả hai tác phẩm của Antoine de Saint-Exupéry : Hoàng tử bé và Quê xứ con người (nguyên tác: Terre des hommes ). 
* Đ ược nhận giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội văn nghệ liên khu V trao tặng vào năm 1953 cho tập bút ký Bát cơm Cụ Hồ ( 1952) 
 Ngày 25 tháng 7 năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. 
2. Tác phẩm: 
a . Hoàn cảnh sáng tác: 
- “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 
- In trong tập “Giữa trong xanh” (1972 ). 
b. Bố cục: 3 đoạn: 
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Kìa, anh ta kia”: Anh thanh niên qua lời giới thiệu của bác lái xe. 
- Đoạn 2: Tiếp đến “không có vật gì như thế”: Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư. 
- Đoạn 3: Còn lại: Cuộc chia tay cảm động. 
c. Chủ đề: Truyện ca ngợi những con người lao động âm thầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 
d. Tóm tắt văn bản: 
 Trên chuyến xe khách đường dài từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen thân nhau; họ được ngắm cảnh quan SaPa đẹp mộng mơ. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 260m. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Họ chia tay trong bịn dịn : anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng, ông họa sĩ hứa chắc chắn sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, hàm ơn, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác 
II. PHÂN TÍCH: 
1. Tình huống truyện: 
- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. 
- Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước. 
2. Cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa: 
- Nắng đốt cháy rừng cây, mạ bạc con đèo 
- Cây hoa tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. 
- Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. 
=> Vài nét chấm phá điểm xuyết, nghệ thuật nhân hóa, so sánh -> Tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu tình. Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có đường nét,hình khối, sắc màu. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất nước. 
3. Vẻ đẹp con người: 
3.1. Nhân vật anh thanh niên : - Nhân vật chính của truyện . 
 Tác giả không để nv xuất hiện ngay từ đầu mà chỉ gián tiếp qua lời giới thiệu rất ấn tượng của bác lái xe (“ một người cô độc nhất thế gian”, “thèm người” và nếu họa sĩ gặp thì thế nào “cũng thích vẽ ”;) 
 Chỉ x uất hiện trực tiếp qua cuộc gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi với các nhân vật khác ( ba mươi phút). 
 Đ ủ để những người tiếp xúc kịp ghi lại một ấn tượng tốt đẹp khó phai: 
 + Ông họa sĩ : xúc động, thú vị, nhọc . thực hiện bức kí họa chân dung. 
 + C ô kỹ sư xúc động, bàng hoàng , hàm ơn,... 
 Rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Để mọi người thấm thía điều mà nhà văn muốn nói: Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước. 
-> Với cách dựng truyện như thế, anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư. Qua cách nhìn nhận và cảm xúc của mỗi người, nhân vật anh thanh niên được soi dọi nhiều chiều; thêm rõ nét và đáng mến hơn. 
a: Hoàn cảnh sống và làm việc: 
- A nh thanh niên 27 tuổi, sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn 2600m , quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ. 
- L àm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu: “ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu”. Một công việc không khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao. “Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc”. 
- Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động. 
- C ái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức “thèm người ” . 
- Và anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc. 
b. Vẻ đẹp trong tính cách người thanh niên. 
b.1. Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc: 
- Anh hiểu rằng, công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người. 
- Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không có ai giám sát, thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy. Suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp” đúng giờ. Phải ghi và báo về trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại. 
- Và anh đã sống thật hạnh phúc khi được biết do kịp thời phát hiện đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng. 
- Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào. Với anh, công việc là niềm vui, là lẽ sống. Hãy nghe anh tâm sự với ông họa sĩ : “[ ] khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất ". 
 => Qua lời anh kể và lời bộc bạch này, ta hiểu rằng anh đã thực sự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong công việc thầm lặng giữa Sa Pa và sương mù bao phủ. 
b.2. Anh biết tạo ra một cuộc sống nền nếp văn minh và thơ mộng: 
- Sống một mình trên đỉnh núi cao, anh đã chủ động sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp: “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm”. Cuộc sống riêng của anh “thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”. 
- Ngoài công việc, anh còn tạo nhiều niềm vui khác: trồng hoa, nuôi gà, làm cho cuộc sống của mình thêm thi vị, phong phú về vật chất và tinh thần. 
- Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ vì anh có một nguồn vui đó là đọc sách. Anh coi sách như một người bạn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn. Sách là nhịp cầu kết nối với thế giới nhộn nhịp bên ngoài. (khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng quýnh” như bắt được vàng) 
b.3. Sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách: 
- Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. 
- Biểu hiện: 
+ Tình thân với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, tặng củ tam thất cho vợ bác vừa mới ốm dậy. 
+ Vui sướng cuống cuồng khi có khách đến thăm nhà. 
+ Anh đón tiếp khách nồng nhiệt, ân cần chu đáo: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái chưa hề quen biết: “Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”, pha nước chè cho ông họa sĩ. 
+ Anh trò chuyện cởi mở với ông họa sĩ và cô kĩ sư về công việc, cuộc sống của mình, của bạn bè nơi Sa Pa lặng lẽ. 
+ Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu. 
+ Lưu luyến với khách khi chia tay, xúc động đến nỗi phải “quay mặt đi” và ấn vào tay ông hoạ sĩ già cái làn trứng làm quà, không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp” 
-> Tất cả không chỉ chứng tỏ tấm lòng hiếu khách của người thanh niên mà còn thể hiện sự cởi mở, chân thành, nhiệt tình đáng quí. 
b.4. Sự khiêm tốn, thành thật: 
 Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé, anh vẫn còn thua ông bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc. Khi ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung, anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét...) 
=> Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. 
=> Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 
3.2. Nhân vật ông họa sĩ: 
- Tuy không dùng cách kể ở ngôi thứ nhất nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của chuyện. Từ đó, gửi gắm suy nghĩ về con người, về nghệ thuật. 
- Ngay từ những phút ban đầu gặp gỡ anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối. 
- Ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa và “người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá”. Những xúc cảm và suy tư của nhân vật ông họa sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng. 
3.3 . Nhân vật cô kĩ sư. 
 - C ô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình đầu nhạt nhẽo” để lên công tác ở miền cao Tây Bắc. 
 - Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới”. Nhờ cái “bàng hoàng” ấy, cô mới nhận ra mối tình của mình bấy lâu nay nhạt nhẽo biết bao, cuộc sống của mình lâu nay tầm thường biết bao, thế giới của mình lâu nay nhỏ bé biết bao! Khoảnh khắc bàng hoàng ấy chính là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta bắt gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn người khác. 
 - Cùng với sự bàng hoàng ấy là “một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”. 
 => Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ những tình cảm và suy nghĩ mới mẻ, cao đẹp về con người, về cuộc sống. Qua tâm tư của cô gái, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hưởng của nhân vật anh thanh niên. 
3.4, Bác lái xe: 
 Xuất từ đầu truyện, xuất hiện không nhiều nhưng cũng kịp thể hiện những nét đẹp trong tính cách : 
 + Rất yêu công việc, suốt 30 năm trong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ được tính cởi mở, niềm nở có trách nhiệm với công việc. 
 + Nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. 
 + Là cầu nối giữa anh thanh niên và cuộc đời (mua sách cho anh, dừng xe dưới chân đồi để anh trò chuyện, giới thiệu những người bạn mới cho anh). 
 + Là người dẫn dắt truyện, kích thích sự tò mò của ông họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên – người cô độc nhất thế gian, người rất “thèm người” 
=> Qua cảm xúc, suy nghĩ và thái độ cảm mến của bác lái xe, cô kĩ sư, ông họa sĩ, hình ảnh anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn. Chủ đề của tác phẩm mở rộng thêm và gợi ra nhiều ý nghĩa. Bức chân dung nhân vật chính như được soi rọi nhiều luồng ánh sáng khiến nó thêm rạng rỡ và ánh lên nhiều màu sắc. 
3.5. Nhân vật xuất hiện gián tiếp : 
- Anh bạn đồng nghiệp lặng lẽ cống hiến trên đỉnh Phan-xi-păng cao 3142 mét. 
- Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hết lòng với công việc. Kiên trì, bền bỉ, làm việc trong âm thầm lặng lẽ “ngày này sang ngày khác”. Ông ngồi im trong vườn su hào rình xem cách ong lấy phấn, thụ phận cho hoa su hào. Và tự ông đi thụ phấn cho từng cây su hào để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc ăn được to hơn, ngọt hơn. Ông kĩ sư làm cho anh thanh niên cảm thấy cuộc đời đẹp quá! Công việc thầm lặng ấy chỉ những con người nơi mảnh đất Sa Pa mói hiểu hết được ý nghĩa của nó. 
- Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét . Anh luôn ở trong tư thế sẵn sằng suốt ngày chờ sét “nửa đêm mưa gió, rét buốt, mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra”. Anh đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì niềm đam mê công việc để khai thác “của chìm nông, của chìm sâu” dưới lòng đất làm giàu cho Tổ quốc. 
- Ông bố anh thanh niên xung phong đi bộ đội. 
-> Dù không xuất hiện trực tiếp trong truyện mà chỉ gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, song họ hiện lên với những nét tuyệt đẹp trong tâm hồn và cách sống. Họ là những người say mê công việc. Vì công việc làm giàu cho đất nước, họ sẵn sang hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc và tình cảm gia đình. Cuộc sống của họ lặng lẽ và nhân ái biết bao. 
III. Tổng kết: 
1. Nội dung: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. 
2. Nghệ thuật: 
- Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là có cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làm công tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại một ấn tượng gợi nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét. 
- Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế. 
- Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ý nghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoa, nên nhạc của lối sống mà nhân vật chính gợi ra. 
MỘT SỐ TRANH ẢNH VỀ SAPA 
 Sa Pa mùa lúa chín 
Ngũ Chỉ Sơn huyền ảo trong sương sớm và mây mù 
Đỉnh Phan-xi-păng huyền ảo trong mây 
Dặn dò : 
+ Về nhà học bài và làm các bài tập trong sách giáo khoa . Viết bài TLV: Cảm nhận về nv anh thanh niên (PT tác phẩm) 
+ Chuẩn bị bài : Chiếc lược ngà 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_717273_van_ban_lang_le_sa_pa_ng.pptx