Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Bếp lửa" - Phạm Thị Kim Thuý

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Bếp lửa" - Phạm Thị Kim Thuý

I. TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN

1. Tác giả

2. Văn bản

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:

1. Hình ảnh bếp lửa khơi gợi dòng hồi tưởng

 Thủa ấu thơ.

 Qua tuổi niên thiếu.

- Trong những năm kháng chiến chống Pháp.

*LUYỆN TẬP

*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

*TÌM TÒI, MỞ RỘNG KIẾN THỨC

 

ppt 29 trang Mai Thanh 1 23/10/2024 481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Bếp lửa" - Phạm Thị Kim Thuý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING 
Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 
---------------- 
B À I GIẢNG 
BẾP LỬA 
 Bằng Việt 
Chương tr ì nh Ngữ văn, lớp 9 
Giáo viên: Phạm Thị Kim Thuý 
Email: thuythiem76@gmail.com.vn 
Điện thoại: 0987 406 994 
Đơn vị công tác: Trường THCS Đồng Tiến 
Phường Đồng Tiến, Thị xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên 
Tháng 11/2016 
Tiết 55 
Bếp lửa 
Bằng Việt 
ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC 
I. TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN 
1. Tác giả 
2. Văn bản 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 
1. Hình ảnh bếp lửa khơi gợi dòng hồi tưởng 
 Thủa ấu thơ. 
 Qua tuổi niên thiếu. 
- Trong những năm kháng chiến chống Pháp . 
*LUYỆN TẬP 
*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
*TÌM TÒI, MỞ RỘNG KIẾN THỨC 
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: 
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ. Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh. 
- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình. 
2. Kĩ năng: 
 Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ. 
 Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc, có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm quê hương, đất nước. 
3. Thái độ: 
- Giáo dục tình yêu thương ông bà, cha mẹ... gắn trong tình yêu quê hương, đất nước. 
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực giải quyết vấn đề, thưởng thức thẩm mĩ văn học. 
GIỚI THIỆU BÀI HỌC 
GIỚI THIỆU BÀI HỌC 
GIỚI THIỆU BÀI HỌC 
Tiết 55 : BẾP LỬA (Bằng Việt ) 
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN 
1. Tác giả: 
- Tên khai sinh Nguyễn Việt Bằng sinh năm 1941, quê ở Hà Tây (nay Hà Nội) 
Nhà thơ Bằng Việt 
- Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. 
- Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, thích khai thác những kỷ niệm và ước mơ của tuổi trẻ. 
- “Hương cây - Bếp lửa” in chung với Lưu Quang Vũ (1968) 
- “Những gương mặt, những khoảng trời” (thơ - 1973) 
- “Khoảng cách giữa lời” (thơ -1983 ) 
- “Cát sáng” (thơ - 1986) 
NHỮNG TÁC PHẨM CHÍNH 
 Đặc biệt ông còn là dịch giả nổi tiếng với nhiều tập thơ dịch như Lọ lem, Mozart. Ông đã dịch bài thơ “Trở lại trái tim mình” được Giải Nhất văn học- nghệ thuật Hà Nội năm 1967, giải thưởng về dịch thuật văn học. Hiện nay ông vẫn là Chủ tịch Liên hiệp Hội văn học - nghệ thuật Hà Nội. 
Tiết 55 : BẾP LỬA (Bằng Việt ) 
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN 
1. Tác giả: 
2. Văn bản: 
- Hoàn cảnh ra đời: Viết năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ở nước ngoài. In trong tập “Hương cây- Bếp lửa” tập thơ đầu tay in chung với Lưu Quang Vũ. 
 “Những năm đầu theo học Luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà”. 
Hướng dẫn đọc văn bản: Giọng đọc to, rõ ràng, chậm rãi, tình cảm lắng đọng xúc động bồi hồi. 
Tiết 55 : BẾP LỬA (Bằng Việt ) 
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN 
- Thể thơ : Tám chữ 
1. Tác giả: 
2. Văn bản: 
- Hoàn cảnh ra đời: Viết năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ở nước ngoài. In trong tập “Hương cây- Bếp lửa” tập thơ đầu tay in chung với Lưu Quang Vũ. 
- Mạch cảm xúc: đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm, bộc lộ tình yêu thương. 
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, bình luận 
- Phần 1: 5 khổ thơ đầu (Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu) 
- Phần 2: Khổ thứ 6 (Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà) 
- Phần 3: Khổ cuối ( Nỗi nhớ của người cháu khi đi xa nhớ về bà) 
BỐ CỤC VĂN BẢN 
Hình ảnh bếp lửa thời thơ ấu 
- Điệp ngữ (một bếp lửa): hình ảnh bếp lửa hiện hữu sâu đậm trong lòng cháu và nó có sức khơi gợi rất lớn. 
- chờn vờn: từ láy tượng hình giúp ta hình dung được làn sương sớm đang nhè nhẹ bay quanh bếp lửa, vừa gợi cái mờ nhoà của kí ức thời gian. 
- ấp iu: gợi bàn tay kiên nhẫn khéo léo, vừa gợi sự chăm lo chi chút của người nhóm bếp. 
Người nhóm lửa - nỗi nhớ bà của đứa cháu ở nơi xa. 
- Hình ảnh ẩn dụ, điệp ngữ, từ láy tượng hình 
- Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn nhớ thương của người cháu đối với bà. 
- Ẩn dụ (nắng mưa): thời gian kéo dài cùng nỗi vất vả của bà 
Tiết 55 : BẾP LỬA (Bằng Việt ) 
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1. Hình ảnh bếp lửa khơi gợi dòng hồi tưởng 
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,Một bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa”. 
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói,Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi 
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu 
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay ! 
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa 
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa.Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà 
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế,Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế ! 
Mẹ cùng cha công tác bận không về 
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, 
Tu hú ơi !chẳng đến ở cùng bà,Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? 
 Thủa ấu thơ. 
- Qua tuổi niên thiếu. 
- Trong những năm kháng chiến chống Pháp. 
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, 
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi 
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh.Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !”. 
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenMột ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng 
- Qua tuổi niên thiếu. 
- Trong những năm kháng chiến chống Pháp. 
Tiết 55 : BẾP LỬA (Bằng Việt ) 
 Những năm tháng sống bên bà người cháu có rất nhiều kỉ niệm. Những sự vật, sự việc, chi tiết, hình ảnh nào gợi giúp cháu nhớ đến những kỉ niệm ấy? Tác dụng và ý nghĩa của những hình ảnh, sự việc. 
 Thủa ấu thơ. 
 Qua tuổi niên thiếu. 
- Trong những năm kháng chiến chống Pháp. 
PHIM TƯ LIỆU VỀ NẠN ĐÓI NĂM 1945 
Những năm tháng sống bên bà người cháu có rất nhiều kỉ niệm. Những sự vật, sự việc, chi tiết, hình ảnh nào gợi giúp cháu nhớ đến những kỉ niệm ấy? Tác dụng và ý nghĩa của những hình ảnh, sự việc ấy. 
Thủa ấu thơ 
- Gian khó, thiếu thốn, nhọc nhằn. 
- Gợi kỉ niệm ngậm ngùi, khó quên. 
- khói hun nhèm mắt cháu 
- Đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy (thành ngữ, từ ngữ gợi hình gợi cảm) 
Giọng thơ trĩu nặng, gợi kỉ niệm khó quên 
Những năm tháng sống bên bà người cháu có rất nhiều kỉ niệm. Những sự vật, sự việc, chi tiết, hình ảnh nào gợi giúp cháu nhớ đến những kỉ niệm ấy? Tác dụng và ý nghĩa của những hình ảnh, sự việc ấy. 
Qua tuổi niên thiếu 
- Tiếng chim tu hú 
- Bà 
hay kể chuyện 
bảo cháu nghe 
dạy cháu làm 
chăm cháu học 
- Hình ảnh sáng tạo làm cho nỗi nhớ trở nên da diết 
- Động từ (kể, bảo, dạy, chăm) tình bà cháu quấn quýt, tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la của bà 
Tiếng chim da diết như giục giã, khắc khoải, thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, thương bà một mình lận đận. 
Những năm tháng sống bên bà người cháu có rất nhiều kỉ niệm. Những sự vật, sự việc, chi tiết, hình ảnh nào gợi giúp cháu nhớ đến những kỉ niệm ấy? Tác dụng và ý nghĩa của những hình ảnh, sự việc ấy. 
Những năm gian khó 
- Giọng nói của bà 
- Giọng chân thật, mộc mạc, đời thường 
Bà là người phụ nữ có phẩm chất cao quí, một bà mẹ Việt Nam anh hùng. 
- Hàm ý răn doạ, cấm đoán 
- Giặc tàn phá xóm làng 
- Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn nhớ thương của người cháu đối với bà. 
Tiết 55 : BẾP LỬA (Bằng Việt ) 
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1. Hình ảnh bếp lửa khơi gợi dòng hồi tưởng 
- Kí ức về một thời đói nghèo, gian khổ, một tuổi thơ nhọc nhằn, hai bà cháu quấn quýt yêu thương. 
- Bà tần tảo, giàu tình cảm, giàu đức hi sinh là chỗ dựa tinh thần cho cháu. 
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,Một bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa. 
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói,Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi 
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu 
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay ! 
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa 
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa.Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà 
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế,Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế ! 
Mẹ cùng cha công tác bận không về 
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, 
Tu hú ơi !chẳng đến ở cùng bà,Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? 
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, 
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi 
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh.Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !”. 
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenMột ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng  
BẾP LỬA (Bằng Việt ) 
Luyện tập 
Có bạn cho rằng bếp lửa và bà là hai hình tượng luôn sóng đôi trong hồi tưởng của cháu. Em có đồng ý không? Vì sao? 
?Ở lớp 7 em đã được học một bài thơ về tình cảm bà cháu. Đó là bài thơ nào? 
- “Tiếng gà trưa”, Xuân Quỳnh 
 ?Cả 2 bài thơ đều viết về kỉ niệm với bà và tình cảm bà chàu gắn bó với tình yêu tổ quốc quê hương, nhưng hai tác giả có điều gì khác nhau về cách khơi gợi dòng hồi tưởng? 
- Bài thơ của Xuân Quỳnh: Khơi nguồn cảm xúc từ tiếng gà trưa. 
- Bài thơ của Bằng Việt: Khơi nguồn từ bếp lửa. 
TÌM TÒI, MỞ RỘNG KIẾN THỨC 
HƯỚNG DẪN 
TỰ HỌC 
Học thuộc bài thơ. 
Soạn phần còn lại, đọc trước và soạn bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. 
- Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam 2016 
- SGV Ngữ văn 9, tập 1, Giáo dục Việt Nam 2005 
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn 9 
- Âm thanh: nhạc nền là một số bản nhạc không lời của nước ngoài. 
- Sử dụng một số hình ảnh, phim tư liệu tham khảo trên Website: 
- Sử dụng phần mềm ProShow Producer, AV Audio Converter để cắt, chỉnh sửa video, âm thanh. 
NGUỒN TƯ LIỆU SỬ DỤNG CHO BÀI GIẢNG 
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT. HẸN GẶP LẠI 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_van_ban_bep_lua_pham_thi_kim_thuy.ppt
  • docBNTHUY~1.DOC