Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ - Truyền kì mạn lục) - Liêu Hoàng Giáng Hương

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ - Truyền kì mạn lục) - Liêu Hoàng Giáng Hương

Trong Truyền kỳ mạn lục khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam, có các yếu tố kì ảo . Truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật.

 

ppt 34 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ - Truyền kì mạn lục) - Liêu Hoàng Giáng Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Nguyễn Dữ – Truyền kì mạn lục) 
Chuyeän ngöôøi con gaùi Nam Xöông 
TRƯỜNG : THCS TT TRI TÔN 
GV: LIÊU HOÀNG GIÁNG HƯƠNG 
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
1.Kiến thức: 
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì. 
- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ. 
- Tư tưởng, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. 
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
2. Năng lực: 
- Bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật mang tính chỉnh thể. 
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện 
- Nhận biết và phân tích được tư tưởng, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọ c. 
3. Phẩm chất: 
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: thương cảm trước số phận bất hạnh của người phụ nữ. 
Tự hào, trân trọng đóng góp của Nguyễn Dữ trong nền VHVN 
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
CẤU TRÚC BÀI HỌC 
II – ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
Vẻ đẹp của Vũ Nương 
Thái độ của tác giả 
Nhân vật Trương Sinh 
Những yếu tố kì ảo 
I – TÌM HIỂU CHUNG 
Tác giả 
Tác phẩm 
III – TỔNG KẾT 
Nghệ thuật 
Ý nghĩa văn bản 
KIỂM TRA ĐỌC VB 
1 . Theo chi tiết đầu truyện, vì sao Trương Sình cưới Vũ Nương? 
+ Mến vì dung hạnh 
2 . “dung hạnh” có nghĩa là gì? 
+ “dung hạnh”: nhan sắc và đức hạnh 
3 . Những từ mà tác giả Nguyễn Dữ dùng để nói đến Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”? 
Vũ Nương-Vũ Thị Thiết-nàng-nương tử 
4. Từ “hào phú” có nghĩa là gì? 
“hào phú” : nhà giàu và có thế lực 
5. Nghĩa của từ “nương tử” là gì? 
“nương tử” là cách gọi hay chỉ người phụ nữ 1 cách tôn kính. 
6. Con của Vũ Nương tên gì? 
+ Con của Vũ Nương tên Đản. 
7. Đền thờ củaVũ Nương hiện nay ở tỉnh nào? 
+ Đền thờ củaVũ Nương bên sông Hoàng Giang, tỉnh Hà Nam 
8. Vũ Nương đã đưa vật gì cho Phan Lang mang về đưa Trương Sinh? 
+ một chiếc hoa vàng 
Tìm hiểu chung 
Tác giả 
- NGUYỄN DỮ sống ở thế kỉ XVI, tỉnh Hải Dương. 
- Ông sống trong thời kì loạn lạc, học rộng tài cao, sau khi lên làm quan được 1 năm về ở ẩn, chăm sóc mẹ già và viết sách. 
- Ông còn để lại một số ít thơ và “Truyền Kì Mạn Lục” là tác phẩm làm nên tên tuổi của ông. 
PHIẾU HỌC TẬP 1 
Tìm hiểu chung 
Thể loại 
- Truyền kỳ mạn lục nghĩa là ghi chép những tản mạn những truyện kì lạ . 
Nhân vật 
- Nhân vật chính trong "Truyền kì mạn lục " thường là những người phụ nữ có phẩm hạnh cao đẹp song lại sống một cuộc đời bất hạnh do bị xã hội phong kiến bất công, bạo tàn xô đẩy. Ngoài ra còn có một loại nhân vật chính khác là những người trí thức có tâm huyết, nhân cách tốt đẹp, bất mãn với cuộc đời, với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp. 
PHIẾU HỌC TẬP 1 
Tìm hiểu chung 
Cốt truyện 
Trong Truyền kỳ mạn lục khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam, có các yếu tố kì ảo . T ruyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật... 
PHIẾU HỌC TẬP 1 
1. Theo em “ Truyền kì mạn lục ” là gì? 
“ Truyền kì mạn lục ” là ghi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu truyền. 
+ Ghi chép bằng chữ Hán. Cốt truyện từ cổ dân gian, các truyền thuyết. 
+ Nhân vật: người, thần tiên, yêu quái sáng tạo yếu tố kì ảo . 
+ Lời văn: văn xuôi, có khi có văn biền ngẫu, lời thoại bộc lộ tâm trạng, phẩm chất nhân vật. 
Tìm hiểu chung 
Nhân vật 
CNCGNX 
Nhân vật gồm: Vũ Nương, Trương Sinh, mẹ Trương Sinh và bé Đản, . 
Xuất xứ 
“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương” 
PHIẾU HỌC TẬP 1 
Tìm hiểu chung 
Bố cục 
3 phần: 
+ Phần 1 (từ đầu đến "như đối với cha mẹ đẻ mình") : cuộc sống của Vũ Nương từ khi lấy Trương Sinh đến trước khi T.Sinh đi lính trở về. 
+ Phần 2 (tiếp theo đến "nhưng việc trót đã qua rồi") : nỗi oan khuất của Vũ Nương. 
+ Phần 3 (đoạn còn lại) :Vũ Nương được giải oan. 
PHIẾU HỌC TẬP 1 
Tóm tắt 
 Vũ Thị Thiết là người con gái quê ở Nam Xương là tính thùy mị nết na tư dung tốt đẹp nên Trương Sinh đem lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Biết chồng có tính đa nghi Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép ăn ở đúng mực không để vợ chồng phải thất hòa. Đất nước có chiến tranh, Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con chăm sóc mẹ già. Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình. Khi mẹ chồng chết, Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ. 
 Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với nàng nhưng ngày nàng mong đợi là ngày nàng phải chịu một nỗi oan khó rửa sạch. Khi Trương Sinh về, nghe lời con trẻ mà ngờ oan vợ thất tiết nên mắng, đánh, đuổi Vũ Nương mặc cho hàng xóm và nàng đã hết sức thanh minh. Vũ Nương uất ức gieo mình xuống dòng Hoàng Giang . 
 May nàng được Linh Phi - vợ vua Nam Hải cứu sống và đưa về ở trong động rùa. Ở nhà, đêm tối bóng Trương Sinh in trên vách thấy con gọi cha Trương Sinh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ thì quá muộn. Ở thủy cung, Vũ Nương luôn hướng về gia đÌnh nhờ sự giúp đỡ của Linh Phi và Phan Lang (người cùng làng) Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang. Sự trở về của nàng vô cùng lộng lẫy lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất. 
II. Đọc – hiểu VB 
Biểu hiện của Vũ Nương 
1. Nhân vật Vũ Nương được miểu tả trong những hoàn cảnh nào? 
Trong cuộc sống gia đình 
 T hùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp, giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà . 
Khi tiễn chồng đi lính 
 Biểu hiện buồn, yêu thương và quan tâm đến chàng, chỉ mong được hai chữ bình yên . 
PHIẾU HỌC TẬP 2 
Đọc – hiểu VB 
Biểu hiện của Vũ Nương 
1. Nhân vật Vũ Nương được miểu tả trong những hoàn cảnh nào? 
Khi xa chồng 
 Đảm đang, lo toan mọi việc trong gia đình, hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ thủy chung 
Khi b ị chồng nghi oan 
 Cố giải thích, hỏi chồng chuyện do ai nói chồng không trả lời. Đau đớn thất vọng trước cuộc hôn nhân tan vỡ, coi trọng danh dự nhân phẩm, dùng cái chết để chứng minh sự trong sạch, tấm lòng vị tha 
PHIẾU HỌC TẬP 2 
2. Từ những hoàn cảnh trên, em suy nghĩ gì về Vũ Nương? 
 Một người vợ thủy chung, con dâu thảo, người mẹ thương con,người phụ nữ coi trọng nhân phẩm, người có tấm lòng vị tha. 
PHIẾU HỌC TẬP 2 
II. Đọc – hiểu VB 
1.Em hãy tìm những yếu tố kì ảo? 
-Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh xin tha mạng, rồi thả Rùa mai xanh. 
-Phan Lang lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi tiệc và gặp Vũ Nương. 
-Chuyện Vũ Nương được tiên rẽ nước cứu mạng đưa về thủy cung. 
-Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất". 
Phiếu học tập 3 
Đọc – hiểu VB 
2. Tác giả đưa yếu tố kì ảo vào 1 câu chuyện quen thuộc nhằm mục đích gì? 
- Làm cho câu chuyện thên hấp dẫn. 
-Làm hoàn chỉnh phẩm chất đẹp đẽ vốn có của Vũ Nương – một người ở thế giới khác vẫn khao khát phục hồi danh dự. 
-Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân: người tốt sẽ được minh oan và đền đáp xứng đáng. 
 -Tạo cái kết có hậu. 
Phiếu học tập 3 
Đọc – hiểu VB 
1.Em có suy nghĩ gì về nhân vật Trương Sinh (xuất thân, tính cách, cư xử với vợ)? 
Xuất thân : là con nhà giàu nhưng ít học. 
 Tính cách : độc đoán, gia trưởng, đa nghi, ghen tuông , cục súc 
 Cách cư xử với vợ: nói những lời miệt thị , xúc phạm, chửi mắng, đánh, đuổi đi. Không nghe lời vợ phân trần. 
 Đánh giá chung : 
Phiếu học tập 4 
Đọc – hiểu VB 
2. Em cho biết chi tiết “cái bóng” trong câu chuyện có ý nghĩa như thế nào? 
“cái bóng” là sự sáng tạo nghệ thuât, tạo nên tính hấp dẫn cho câu chuyện. 
 Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng là nó . ( Vuõ Nöông bò böùc töû – keû böùc töû hoaøn toøan voâ can) 
 Góp phần thể hiện tính cách nhân vật Trương Sinh hồ đồ. 
 G óp phần tố cáo xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ , khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sức mong manh. 
Phiếu học tập 4 
Thái độ của tác giả: 
Phê phán sự ghen tuông mù quáng, ca người người phụ nữ tiết hạnh. Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả trước số phận bi thảm của người phụ nữ Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái. Trân trọng đóng góp của Nguyễn Dữ cho nền văn học nước nhà. 
Vợ chàng Trương 
Ý nghĩa: 
 Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_van_ban_chuyen_nguoi_con_gai_nam_xuo.ppt