Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) - Lục Sóc Na

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) - Lục Sóc Na

 Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lai Châu qua Sa Pa, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ ba mươi phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động và yên tâm hơn với quyết định của mình, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng.

 

ppt 45 trang hapham91 3671
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) - Lục Sóc Na", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LẶNG LẼ SA PA	 Nguyễn Thành LongGiáo viên: Lục Sóc NaTrường THCS TT Tri TônKiến thức:Vẻ đẹp hình tượng của con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốcNghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động hấp dẫn2. Kỹ năng: Nắm bắt diễn biến chuyện và tóm tắt được truyệnPhân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sựCảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tp.MỤC TIÊU BÀI HỌC3. Thái độ: Thấu hiểu những khó khăn, gian khổ và cảm phục những con người đang âm thầm lặng lẽ cống hiến cho quê hương, đất nước.GD HS về lí tưởng sống tốt đẹp, tinh thần trách nhiệm trong công việc.I.Tìm hiểu chung1. Tác giả:Ông thường viết về công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc những năm 60-70 của TK XXVăn của ông ánh lên vẻ đẹp con người, khiến chúng ta như thấy tâm hồn được thanh lọc và thêm yêu cuộc sốngÔng còn viết báo, làm biên tập và dịch 1 số tác phẩm nổi tiếng của VHNNNguyễn Thành Long (1925-1991), quê tỉnh Quảng NamI.Tìm hiểu chung1. Tác giả:Tác phẩm chính: Bát cơm cụ Hồ (1955), Giữa trong xanh (1972), Lí Sơn mùa tỏi(1980) Giải thưởng Phạm Văn Đồng 1955- Tam thất: Cây dược liệu, cùng họ với cây nhân sâm, chỉ trồng được ở một số vùng núi cao, khí hậu mát, trồng lâu năm mới có củ, củ dùng làm thuốc bổ dưỡng và chữa bệnh.Dãy Hoàng Liên SơnĐỉnh Yên Sơn cao 2600m- Khí tượng: là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về khí hậu, thời tiết nhằm theo dõi và dự báo khí hậu, thời tiếtHoàn cảnh ra đờiVào mùa hè 1970, là kết quả của chuyến đi thực tế ở Lào Cai Truyện trích từ “ Giữa trong xanh” 1972Đảo ngữ “ lặng lẽ” → mở ra hình ảnh Sa Pa với vẻ đẹp êm đềm, thanh tĩnh và thơ mộng.Ý nghĩa nhan đề“Lặng lẽ Sa Pa”Gợi liên tưởng đến những con người trên mảnh đất Sa Pa → ẩn sâu trong sự lặng lẽ của cảnh vật là những con người lao động thầm lặng, say mê, không cần được ca tụng để cống hiến cho quê hương.Truyện ngắnThể loạiPTBĐNhân vậtTự sự (miêu tả, biểu cảm, nghị luận)Ngôi thứ 3, điểm nhìn trần thuật từ NV ông họa sĩAnh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe và những người chỉ xuất hiện qua lời kể của anh TNNgôi kểBố cụcTừ đầu→ cô độc nhất thế gianTiếp theo→ có vật gì như thếSự xuất hiện của anh TN qua lời kể của bác lái xeCuộc chia tay đầy xúc độngCuộc gặp gỡ giữa anh TN với ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xeCòn lại Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lai Châu qua Sa Pa, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ ba mươi phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động và yên tâm hơn với quyết định của mình, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng. Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Thành Long năm 1970. Trong không khí cả miền Bắc thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội, tác phẩm đã ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng có trái tim sôi nổi trẻ trung, hết lòng vì Tổ quốc. Nhân vật của truyện rất giản dịCuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn ở Sa Pa. Tình huống truyệnII. Đọc – hiểu văn bản:1. Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa:Sa Pa bắt đầu với những rặng đào.Sa Pa bắt đầu với những rặng đào.[ ] Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường.“ Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.II. Đọc – hiểu văn bản:2. Nhân vật anh thanh niên: “ Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát.” Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp” Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng Nửa đêm gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái im lặng lúc đó thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại nghe hừng hực như cháy. Xong việc, trở về, không tài nào ngủ lại được.Dãy Hoàng Liên SơnMáy nhật quang kí: máy đo cường độ ánh sáng mặt trờiMáy bộ đàm: máy liên lạc vô tuyến điện thoại loại nhỏ, có thể di chuyển dễ dàngSuy nghĩ về công việc và cuộc sống:“ khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.”“ Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc ?”“Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu thật là đột ngột từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.” “Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm một góc trái với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”	 Anh thường gửi bác lái xe mua sách. Khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng quýnh”. đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong ngay lúc dưới kia là mùa hè .	Nguyễn Thành Long (1925-1991)Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã:- Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể 	“Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.” “Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nừa, tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỉ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ Tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay”, Thái độ, tình cảm đối với mọi người:	 Thái độ, tình cảm đối với mọi người:	+ Tình thân với bác lái xe, gửi vợ bác lái xe củ tam thất.+ Đón tiếp khách nồng nhiệt, ân cần chu đáo: tặng hoa, mời trà, vui vẻ trò chuyện. + Xúc động khi chia tay: quay mặt đi, tặng làn trứng, không dám tiễn khách dù chưa đến giờ “ốp”.	+ Quý trọng thời gian gặp gỡ: đếm từng phút, tiếc rẻ khi chỉ còn năm phút.+ Từ chối khi thấy bác họa sĩ vẽ mình, giới thiệu người khác xứng đáng hơn. Chân thành, cởi mở, hiếu khách, khiêm tốn	Hoàn cảnh sống và làm việc: vô cùng khắc nghiệt, cô đơnSuy nghĩ về công việc: say mê, yêu nghề, tận tụyLối sống: ngăn nắp, gọn gàng, khoa họcThái độ với mọi người: cởi mở, chân thành, mến khách, khiêm tốn=> Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.Anh thanh niênLà người nghệ sĩ chân chính, yêu nghề, yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp; trí thức, lịch thiệp với nhân cách đẹp, đời sống nội tâm phong phú.Con người thân thiện, cởi mở, gàn gũi với mọi người.Ông họa sĩ“ ông họa sĩ cảm giác mình bối rối. Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.”“ Những lời giới thiệu trước ấy làm nhà họa sĩ già xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chổ xe đỗ.”b) Những nhân vật khác:- Ông họa sĩ: Người từng trải, yêu cuộc sống, có những suy nghĩ sâu sắc về nghệ thuật, về con người.- Cô kĩ sư: + Xúc động trước cuộc sống và tâm hồm anh thanh niên. + Cô đánh giá đúng hơn về mối tình nhạt nhẽo đã từ bỏ và yên tâm hơn với quyết định của mình: lựa chọn một cuộc sống có ý nghĩa. Bừng dậy những tình cảm đẹp khi bắt gặp ánh sáng từ một tâm hồn đẹp.- Bác lái xe: Cởi mở, vui tính.- Những nhân vật không xuất hiện: + Anh bạn đồng nghiệp cũng lặng lẽ cống hiến trên đỉnh Phan-xi-păng cao 3142m. + Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hết lòng với công việc. + Anh cán bộ nghiên cứu sét 11 năm trời không một ngày nào xa cơ quan. + Ông bố anh xung phong đi bộ đội. Lòng yêu mến, cảm phục những con người sống và làm việc lặng lẽ, quên mình, cống hiến sức lực và trí tuệ cho nhân dân, Tổ quốc.- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.B. Nghệ thuật:- Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.- Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận.- Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện. Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ, qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.C. Ý nghĩa văn bản:1TỪ KHÓATRÒ CHƠI Ô CHỮ23456789101-Truyện ngắn LLSP khắc họa hình ảnh những con người bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên . (7 chữ cái) ???????LAOĐỘNG2-Công việc của những người trên đỉnh SaPa là công việc cho đất nước. (Từ láy có 8 chữ cái)????????THẦMLẶNG3-Anh thanh niên thể hiện qua cái nhìn của các nhân vật khác . (9 ô chữ)?????????TRẦNTHUẬT4-Nhân vật góp cái nhìn trần thuật làm hoàn thiện phẩm chất anh thanh niên ? (8 ô chữ)????????ÔNGHỌASĨ5-Ai là người tạo ra cuộc gặp gỡ giữa đoàn khách với anh thanh niên?(8 ô chữ)????????BÁCLÁIXE6-Điều đặt biệt ở anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe là gì?(9 ô chữ)?????????THÈMNGƯỜI8-Cảm xúc của anh khi dự báo của mình góp vào phần chiến công của quân ta trên cầu Hàm Rồng ? (8 ô chữ)????????HẠNHPHÚC7-Phương thức biểu đạt chính của truyện ngắn này là ? (4 ô chữ)????TỰSỰ9-Địa danh du lịch nổi tiếng trên đất Lào Cai ? (4 ô chữ)????SAPA10-Ngoài yếu tố tự sự, miêu tả truyện còn có yếu tố làm câu chuyện thêm triết lý.(8 ô chữ)????????NGHỊLUẬNÔ chữ bí mật hàng dọc có 10 chữ cái ???????????LẶNGLẼSAPA

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_van_ban_lang_le_sa_pa_nguyen_thanh_l.ppt