Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên" - Nguyễn Đình Chiểu)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên" - Nguyễn Đình Chiểu)

Truyện Lục Vân Tiên cũng như các truyện truyền thống

trong văn học Việt Nam thường có kết cấu ước lệ, gần

như đã trở thành khuôn mẫu. Người tốt thường gặp gian

truân, trắc trở trên đường đời, bị kẻ xấu hãm hại, lừa lọc

nhưng họ vẫn được phù trợ, cưu mang (khi thì nhờ con

người, khi thì nhờ các thế lực thần linh) để rồi cuối cùng

đều nạn khỏi tai qua, được đền trả xứng đáng, kẻ xấu

phải bị trừng trị. Đối với kiểu văn chương tuyên truyền

đạo đức, kiểu kết cấu đó vừa phản ánh chân thực cuộc

đời vốn đầy rẫy bất công, vô lí, vừa nói lên khát vọng

ngàn đời của nhân dân ta: chính nghĩa

thắng gian tà.

 

ppt 13 trang hapham91 3700
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên" - Nguyễn Đình Chiểu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga(Trích tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”- Nguyễn Đình Chiểu)I, Tìm hiểu về tác giả, tác phẩmTác giả Nguyễn Đình Chiểu là một nhân cách lớn. Nhắc đến ông là người ta nghĩ đến một con người có: Nghị lực sống và cống hiến cho đời Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chốnggiặc ngoại xâm(1822-1888)Em biết gì về vị trí, giá trị, đặc điểm thể loại, kết cấu của tác phẩm ?Hãy kể lại tóm tắt nội dung chính của tác phẩm? Em có suy nghĩ gì về tuyến nhân vật thiện trong tác phẩm?Kết cấu của tác phẩm theo kiểu truyềnthống của loại truyện phương Đông,nghĩa là theo từng chương hồi, xoayquanh diễn biến và cuộc đời các nhânvật chính: Chuyện nàng sau hãy còn lâuChuyện chàng xin nối thứ đầu chép ra.. Đoạn này đến thứ Nguyệt Nga Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là truyền dạy đạo lí làm người: Hỡi ai lẳng lặng mà ngheDữ răn việc trước lành dè thân sau Trai thời trung hiếu làm đầuGái thời tiết hạnh làm câu sửa mìnhTruyện Lục Vân Tiên cũng như các truyện truyền thống trong văn học Việt Nam thường có kết cấu ước lệ, gần như đã trở thành khuôn mẫu. Người tốt thường gặp giantruân, trắc trở trên đường đời, bị kẻ xấu hãm hại, lừa lọcnhưng họ vẫn được phù trợ, cưu mang (khi thì nhờ con người, khi thì nhờ các thế lực thần linh) để rồi cuối cùngđều nạn khỏi tai qua, được đền trả xứng đáng, kẻ xấu phải bị trừng trị. Đối với kiểu văn chương tuyên truyềnđạo đức, kiểu kết cấu đó vừa phản ánh chân thực cuộc đời vốn đầy rẫy bất công, vô lí, vừa nói lên khát vọng ngàn đời của nhân dân ta: chính nghĩa thắng gian tà.Đạo lí của tác phẩm có thể thâu tóm ở mấy điểm: Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con, mẹ con, nghĩavợ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mangnhững người gặp cơn hoạn nạn. Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốnphò nguy (Vân Tiên đánh cướp, Hớn Minh “bẻ giò” cậu công tử con quan). Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.ở thời đại đó, chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng, kỉ cương trật tự xã hội lỏng lẻo, đạo đức suy vi,một tác phẩm như thế đã đáp ứng nguyện vọng của nhândân. Tác phẩm vì lẽ đó đã được nhân dân Nam Bộ tiếp nhận nồng nhiệt hơn bất kì một tác phẩm nghệ thuật nào.Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một tácphẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ. Ngay từ năm 1864, tứclà chỉ 50 năm sau ngày tác phẩm ra đời, một người Phápđã dịch tác phẩm này ra tiếng Pháp, mà điều thôi thúc ông ta chính là hiện tượng đặc biệt “ở Nam Kì Lục Tỉnh,có lẽ không một người chài lưới hay người lái đò nào lạikhông ngâm nga vài ba câu (Lục Vân Tiên) trong khi đưađẩy mái chèo”. Ông xem tác phẩm này như là một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưuđiểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của cả một dân tộc.II, Tìm hiểu văn bản đoạn tríchTrước đoạn tríchVân Tiên trên đường về nhà thăm mẹ đã chứng kiến cảnh nhân dân khốnkhổ “Đều đem nhau chạyvào rừng, lên non”. Mọingười khuyên chàng hãytránh xa bọn cướp PhongLai hung hãn.Vân Tiên nổi trận lôi đìnhHỏi thăm: lũ nó còn đình nơi nao?Tôi xin ra sức anh hàoCứu người cho khỏi lao đao buổi nầyDân rằng: lũ nó còn đây,Qua xem tướng bậu thơ ngây đã đànhE khi họa hổ bất thànhKhi không mình lại xô mình xuống hang.1. Hình ảnh Lục Vân TiênHình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa qua một môtip quen thuộccủa truyện Nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi cứu một côgái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu như Thạch Sanh đánh đại bàng, cứu công chúa QuỳnhNga (Truyện Thạch Sanh). Môtip kết cấu đó thường biểu hiện niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân. Trong thờibuổi nhiễu nhương hỗn loạn này, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời.Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm (thểhiện lí tưởng thẩm mĩ của tác giả về con người trong cuộcsống đương thời ). Đây là một chàng trai vừa rởi trườnghọc bước vào đời, lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh,cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời. Gặp tìnhhuống “bất bằng” này là một thử thách đầu tiên, cũng là m ột cơ hội hành động dành cho chàng.Hình ảnh Lục Vân Tiên được thể hiện qua hai tình huốnghành động bộc lộ tư cách con người:Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên.Vân Tiên chỉ có một mình, hai tay không trong khi bọn cướpđông người, gươm giáo đủ đầy, thanh thế lẫy lừng. Vậy màVân Tiên không hề sợ ,“bẻ cây làm gậy” xông vaò đánh cướp.Vẻ đẹp của Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp Theo kiểu người anh hùng Triệu Tử Long trong “Tam Quốc”: Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người “vịnghĩa vong thân”, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênhVực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực bạo tàn.Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con người Lục Vân Tiên: chính trực, hào hiệp, trọng nghĩakhinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu.Vì Sao Vân Tiên lại từ chối Nguyệt Nga lạy tạ, không cho ra khỏi kiệu?Nguyệt Nga đã muốn trả ơn cho Lục Vân Tiên bằng cách nào? Vì sao Lục Vân Tiên từ chối?Khoan khoan ngồi đó chớ raNàng là phận gái lại là phận traiCâu thơ có phần câu nệ của lễ giáo phong kiến(nam nữ thụ thụ bất thân) nhưng chủ yếu là đứctính khiêm nhường của Vân Tiên - từ chối cái lạycảm tạ của Nguyệt Nga vì “làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Đối với Vân Tiên, làm việc nghĩalà một bổn phận, một lẽ tự nhiên. Con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.Hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.2. Hình ảnh Kiều Nguyệt NgaQua cách xưng hô, nói chuyện, người đọc nhận thấy Nguyệt Nga là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức. xưng hô “quân tử”, “tiện thiếp” đầy khiêm nhường cách nói năng mực thước, đầy cảm kích đối với Lục Vân Tiên. Nàng rất tỏ ra áy náy, băn khoăn tìm cáchtrả ơn ân nhân, dù rằng có đền đáp đến mấy cũng chưa đủ “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”. Bởithế, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đờivới chàng trai khảng khái, hào hiệp đó, và đã dám liềumình để giữ trọn ân tình thuỷ chung với chàng.3. Nghệ thuật đoạn tríchĐoạn trích ngắn nhưng đã thể hiện thành công hình ảnhcủa hai nhân vật chính với những nét đẹp trong hành động và tính cách. Tác giả ít chú ý khắc họa chân dungngoại hình, càng ít đi sâu vào diễn biến nội tâm mà chủ yếu đặt nhân vật trong những mối quan hệ xã hội, nhữngtình huống, những xung đột của đời sống rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình, nhân vật tự bộc tính cáchvà chiếm lĩnh tình cảm yêu ghét của người đọc, người nghe. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị, đậm màu sắc Nam Bộ. Đặc biệt rất đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết: khi thì nhanh, đầy phẫn nộ, khi thì mềm mỏng, xúc động, chân thành.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_van_ban_luc_van_tien_cuu_kieu_nguyet.ppt