Bài thuyết trình Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Sang thu" - Phạm Thị Hồng Loan

Bài thuyết trình Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Sang thu" - Phạm Thị Hồng Loan

CÁC CÔNG CỤ VÀ PHẦN MỀM SỬ DỤNG

- Giáo viên lựa chọn phần mềm Adobe Presenter 10 tích hợp trên Power Point 2010 có nội dung bài sơ bộ trên Power Point để thuận tiện cho việc thiết kế. Tạo bài giảng nhanh, dễ dàng có thể ghi lại bài giảng, chèn câu hỏi tương tác, chèn các đoạn video, flash.

- Sử dụng phần mềm Gold- Wave để thu âm, xử lý âm thanh chuyên nghiệp: như khử nhiễm âm thanh, nén/mở rộng, đổ bóng âm thanh, xác định âm lượng, âm vực, đảo ngược, tái tạo mẫu,.Hỗ trợ rất nhiều định dạng tệp âm thanh, bao gồm nhưng không giới hạn: WAV, MP3, Windows Media Audio. Hỗ trợ các tệp lớn.

- Các phần mềm hỗ trợ: Format Factory, Adobe Audition.

- Công nghệ video tiên tiến QuickTime cung cấp cho người dùng một video HD sắc nét, ấn tượng mà vẫn sử dụng ít băng thông và dung lượng lưu trữ.

 

docx 16 trang Mai Thanh 1 23/10/2024 100
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Sang thu" - Phạm Thị Hồng Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LÍ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
Dạy học theo hướng tích hợp và phát triển năng lực người học là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong nhà trường. Tôi lựa chọn và xây dựng chủ đề Sang thu theo hướng tích hợp. Tích hợp trong 2 phân môn đọc- hiểu (Sang thu) và Tiếng Việt (nghĩa tường minh, hàm ý). Ngoài ra, trong chủ đề còn tích hợp giữa các kiến thức trong bài học Ngữ Văn với kiến thức của các bộ môn Âm nhạc, Lịch sử, Địa lí, các kiến thức đời sống qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển năng lực cho học sinh.
Tôi nhận thấy nội dung văn bản Sang thu rất hay mang tinh triết lí, giáo dục sâu sắc dễ dàng hình thành kĩ năng phân tích và cảm thụ văn học cho học sinh. Kiến thức phần nghĩa tường minh, hàm ý có thể áp dụng trong quá trình giao tiếp, giúp các em giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể, có ý thức sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống để tạo hiệu quả khi giao tiếp.
 Tuy nhiên, thời lượng theo PPCT ngắn, ở trên lớp giáo viên ít có thời gian mở rộng, nâng cao kiến thức cho học sinh, Hs phân tích văn bản còn dựa nhiều trên bề mặt câu chữ, chưa biết gắn nội dung tác phẩm với hoàn cảnh sáng tác, phong cách, cuộc đời của nhà thơ, kiến thức thực tế và sự liên hệ kiến thức các môn học khi học môn Ngữ Văn chưa cao. Kĩ năng giao tiếp thiếu tính thuyết phục.
Thông qua chủ đề học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic, phát huy khả năng tự học. Với bài giảng E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích. Bài giảng mang tính tương tác cao bằng hệ thống bài tập sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Vốn kiến thức tổng hợp, liên quan được bổ sung nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức của các môn học khác còn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa văn bản. 
	II. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
	1.Kiến thức: 
	- Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý. Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
2.Kĩ năng: 
- Đọc- hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu. Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể. Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
	3.Thái độ: 
- Bồi dưỡng tình cảm tâm hồn yêu thiên nhiên, cảm nhận sự chuyển đổi tinh tế của thiên nhiên.
	- Có ý thức sử dụng đúng hàm ý để tạo hiệu quả giao tiếp.
III. CÁC CÔNG CỤ VÀ PHẦN MỀM SỬ DỤNG
- Giáo viên lựa chọn phần mềm Adobe Presenter 10 tích hợp trên Power Point 2010 có nội dung bài sơ bộ trên Power Point để thuận tiện cho việc thiết kế. Tạo bài giảng nhanh, dễ dàng có thể ghi lại bài giảng, chèn câu hỏi tương tác, chèn các đoạn video, flash.
- Sử dụng phần mềm Gold- Wave để thu âm, xử lý âm thanh chuyên nghiệp: như khử nhiễm âm thanh, nén/mở rộng, đổ bóng âm thanh, xác định âm lượng, âm vực, đảo ngược, tái tạo mẫu,...Hỗ trợ rất nhiều định dạng tệp âm thanh, bao gồm nhưng không giới hạn: WAV, MP3, Windows Media Audio... Hỗ trợ các tệp lớn.
- Các phần mềm hỗ trợ: Format Factory, Adobe Audition...
- Công nghệ video tiên tiến QuickTime cung cấp cho người dùng một video HD sắc nét, ấn tượng mà vẫn sử dụng ít băng thông và dung lượng lưu trữ. 
IV. GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ NỘI DUNG TRONG CHỦ ĐỀ:
- Tổng số 61 slide sử dụng trong bài trong đó có 23 sile bài tập tương tác các dạng lựa chọn, nối, điền khuyết củng cố ở các phần và tổng kết bài học... Sử dụng 30 hình ảnh tĩnh về nội dung liên quan, minh họa cho bài học. 02 đoạn video ngắn bài hát Sang thu và trích đoạn phim chị Dậu bán con.
- 02 đoạn video tự quay giới thiệu bài và kết thúc bài. Sử dụng 55 đoạn ghi âm qua phần mềm Gold- Wave. Sử dụng 2 đoạn nhạc không lời lồng vào 2 sile bài học.
Cụ thể:
Mục tiêu và ý
tưởng thiết kế
Slide trình chiếu
Slide 1
Giới thiệu bài giảng và các thông tin.

Slide 2
Giới thiệu mục tiêu bài học

Slide 3
Cấu trúc bài học

Slide 4
Ôn lại bài cũ với hệ thống câu hỏi

Slide 5
Video giới thiệu bài mới

Slide 6
Giới thiệu về tác giả tác phẩm.

Slide 7
Câu hỏi về tìm hiểu thể thơ

Slide 8
Câu hỏi tích hợp kiến thức cũ

Slide 9
Câu hỏi tìm hiểu phương thức biểu đạt

Slide 11
Hướng dẫn đọc, đọc mẫu văn bản 

Slide 12
Tìm hiểu bố cụ về thơ

Slide 13
Tìm hiểu tín hiệu thu về 

Slide 14
Câu hỏi củng cố phần a1

Slide 15
Câu hỏi củng cố phần a1

Slide 16
Câu hỏi củng cố phần a1

Slide 20
Tìm hiểu không gian đất trời lúc sang thu

Slide 21
Bình giảng hai câu thơ 
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Slide 22
Không gian đất trời lúc sang thu

Slide 23
Câu hỏi củng cố phần a2

Slide 24
Câu hỏi củng cố phần a2

Slide 25
Tâm sự của nhà thơ

Slide 26
Suy ngẫm của nhà thơ

Slide 27
Suy ngẫm của nhà thơ (hai câu thơ cuối)

Slide 28
Củng cố phần b

Slide 29
Củng cố phần b

Slide 31
Tổng kết nội dung, nghệ thuật

Slide 32
Video sang thu

Slide 33
Giới thiệu nội dung bài học 2

Slide 34
Đọc ngữ liệu tìm hiểu về nghĩa tường minh, hàm ý

Slide 35
Phân biệt nghĩa tường minh, hàm ý

Slide 36
HS quan sát tranh và đặt câu

Slide 37
Câu hỏi về nghĩa tường minh

Slide 38
Câu hỏi về nghĩa hàm ý

Slide 39
Câu hỏi củng cố

Slide 40
Tác dụng của hàm ý

Slide 41
Câu hỏi tình huống sử dụng hàm ý

Slide 42
Câu hỏi tình huống sử dụng hàm ý

Slide 43
Câu hỏi cách sử dụng hàm ý

Slide 44
Câu hỏi trường hợp không nên sử dụng hàm ý

Slide 45
Tác dụng của việc sử dụng hàm ý

Slide 46
Cách xác định hàm ý

Slide 47
Hoạt động luyện tập Đọc- hiểu

Slide 48
Luyện tập về nghĩa tường minh hàm ý để rút ra lưu ý cách tạo hàm ý bằng cử chỉ, nét mặt, giọng nói, trọng âm....

Slide 49
Tình huống tạo hàm ý bằng cách vi phạm phương châm hội thoại.

Slide 50
Video chị Dậu.Chỉ ra câu nói có sử dụng hàm ý. Tác dụng của việc sử dụng hàm ý.
Dẫn vào bài học sau: Điều kiện để sử dụng hàm ý.

Slide 52
Câu hỏi củng cố nội dung bài

Slide 53
Câu hỏi củng cố nội dung bài

Slide 54
Câu hỏi củng cố nội dung bài

Slide 55
Câu hỏi củng cố nội dung bài

Slide 56
Câu hỏi củng cố nội dung bài

Slide 57
Câu hỏi củng cố nội dung bài

Slide 59
Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng(về nhà)

Slide 60
Video tự quay tổng kết nội dung trong chủ đề và lời cảm ơn

Slide 61
Tư liệu tham khảo


V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
* Nguồn tư liệu:
1.Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn 9. NXB Giáo dục
2. Bình giảng Văn 9- Vũ Dương Qúi- Lê Bảo. NXB Giáo dục
3. Ngữ Văn 9 nâng cao- Nguyễn Đăng Điệp – Đỗ Việt Hùng- Vũ Băng Tú- NXB Giáo dục.
4.Bài tập rèn kĩ năng tích hợp- Vũ Nho(chủ biên). NXB Giáo dục
5. Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9- Đỗ Ngọc Thống (chủ biên). NXB Giáo dục.
6. Văn 9 không khó như bạn nghĩ. NXB trẻ năm 2012.Nhiều tác giả
7. Video, tư liệu tìm kiếm trên Internet Google ,trang You tube.
8. Phần mềm: Microsoft Office 2013, Adobe presenter 10, FomatFactory, Adobe Auditinon.
Trên đây là đề cương thuyết minh bài dự thi : Thiết kế bài giảng E- Learning chủ đề Sang thu. Tôi xin cam đoan bài giảng trên là do bản thân thiết kế và hoàn thành, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Vì kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên bài giảng chỉ dừng lại ở hai phần Đọc- hiểu,Tiếng Việt và không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong quý thầy cô góp ý để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn!
 Sa Thầy, ngày 25 tháng 10 năm 2016
 Người thực hiện
 Phạm Thị Hồng Loan 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thuyet_trinh_ngu_van_lop_9_van_ban_sang_thu_pham_thi_hon.docx