Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Phan Thị Thành

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Phan Thị Thành

Tuần 2 - Tiết 3 :

TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXÍT . KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXÍT

I.Mục tiêu :

1) Kiến thức:

- Tính chất hoá học của oxit:

 + Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.

 + Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.

- Sự phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính va oxit trung tính.

2) Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.

- Phân biệt được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của một số oxit.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất.

3) Trọng tâm:

-Tính chất hóa học của oxit

II.Chuẩn bị :

-Các hoá chất :CuO,CaO,CO2,P2O5,(đối với CO2và P2O5 sẽ được điều chế ngay tại lớp) ,H2O,CaCO3,P đỏ ,dung dịch HCl,dung dịch Ca(OH)2

-Các dụng cụ thí nghiệm :cốc thuỷ tinh ,ống nghiệm ,thiết bị điều chế CO2(từ CaCO3,HCl) dụng cụ điều chế P2O5 bằng cách đốt P đỏ trong bình thuỷ tinh

III.Tiến trình lên lớp :,

1) Ổn định tổ chức

2) Kiểm tra bài cũ :

.Đọc tên và phân loại các oxít sau :CuO,SO2,P2O5,ZnO,Fe2O3, NO2

3) Bài mới :

a) Giới thiệu bài :Từ phần kiểm tra bài cũ gv nêu những hợp chất trên là oxít ,vậy oxít có những tính chất hoá học như thế nào ?Đó là nội dung của bài học hôm nay .

 

doc 150 trang Hoàng Giang 4120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Phan Thị Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 - Tiết 1 	 ÔN TẬP : AXIT – BAZƠ – MUỐI
I.MỤC TIÊU: 
HS hiểu và biết:
 -Cách phân loại axit, bazơ thành phần hoá học và tên gọi của chúng.
 -Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử HS liên kết với gốc axit ( các nguyên tố H có thể thay thế bằng kim loại ).
 -Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit.
II.CHUẨN BỊ: 
 -Tên các hợp chất vô cơ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1.Ổn định lớp
 GV kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp
2.Kiểm tra bài cũ
? Oxit là gì.
? Công thức chung của oxit. 
? Phân loại oxit à cho ví dụ.
3.Vào bài mới 
Chúng ta đã làm quen với một hợp chất vô cơ có tên là oxít. Trong các hợp chất vô cơ còn có các loại hợp chất khác: Axít, bazơ, muối.Chúng là những chất như thế nào?, có công thức hoá học, tên gọi ra sao?. Được phân loại như thế nào?. Tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên và Học Sinh
Nội Dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về axit
*Gv: Yêu cầu HS lấy ví dụ về một số axit đã biết.
? Em hãy nhận xét điểm giống và khác nhau trong các thành phần phân tử trên.
*Hs:
-HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4 
-Giống: đều có nguyên tử H.
-Khác: các nguyên tử H liên kết với các nhóm nguyên tử (gốc axit) khác nhau.
I. Axit.
1. khái niệm:
-Phân tử axít gồm một hay nhiều nguyên tử hiđrô liên kết với gốc axít, các nguyên tử hiđrô này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Gv:-Từ nhận xét hãy rút ra định nghĩa về axit.
- Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
-Nếu gốc axit là A với hoá trị là n à em hãy rút ra công thức chung của axit.
2.Công thức của axít.
HnA
-n: làchỉ số của nguyên tử H
-A: là gốc axít.
Gv:-Hướng dẫn HS làm quen với một số gốc axit ở bảng phụ lục 2/156 à viết công thức của axit.
-Dựa vào thành phần có thể chia axit thành 2 loại:
+Axit không có oxi.
+Axit có oxi.
3.Phân loại axít. 
-Axit không có oxi.
HCl, H2S.
-Axit có oxi.
HNO3, H2SO4, H3PO4 
-GV:giới thiệu.
Gốc axit.
- NO3 (nitrat).
= SO4 (sunfat).
º PO4 (photphat).
Tên axit: HNO3(a. nitric).H2SO4 (a. sunfuric).H3PO4 (a. photphoric).
à cách đọc tên ?
Nguyên tắc: 	
Chuyển đuôi at à ic.
Chuyển đuôi it à ơ.
Vấn đề: = SO3 : sunfit.
à Hãy đọc tên axit tương ứng.
-Yêu cầu HS: đọc tên các axit: HBr, HCl.
-Chuyển đuôi ua à hidric.
	- Br: Bromua
	- Cl: clorua
à Tên gọi chung:
Bài tập 1: viết công thức hoá hóa học của các axit sau:
-axit sunfuhidric.
-axit cacbonic.
- Axitnitríc.
-Axitsunfuhiđric
4.Gọi tên của axít. 
a.Axít có oxi:
Tên axit: axit + PK +ic
Vd:H3PO4(axitphotphoríc)
b.Axít không có oxi:
Tên axit: axit + PK +hiđic
Vd: HCl( axitclohiđríc)
c.Axít có ít oxi:
Tên axit: axit + PK + ơ
Vd: H2SO3 : axit sunfurơ
Bài tập 1: viết công thức hoá hóa học của các axit sau:
-axit sunfuhidric: H2SO4
-axit cacbonic:H2CO3
-Axitnitríc : HNO3
-Axitsunfuhiđric : H2S
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bazo
Gv: -Yêu cầu HS lấy ví dụ về bazơ.
-hs: -NaOH, Ca(OH)2
? Em hãy nhận xét về thành phần phân tử của các bazơ trên.
Hs: -Có một nguyên tử kim loại.
-Một hay nhiều nhóm OH (hidroxit).
? Vì sao trong thành phần của mỗi bazơ đều chỉ có một nguyên tử kim loại.
-hs: -Vì nhóm - OH luôn có hoá trị I.
-Công thức hoá học chung của bazờ 
-M(OH)n
? Số nhóm - OH trong phân tử của mỗi bazơ được xác định như thế nào.
Hs:-Số nhóm - OH được xác định bằng hoá trị của kim loại.
Vd: Al à OH có 3 nhóm.
Al(OH)3
II.BAZƠ
1.Khái niệm về bazơ
Bazơ là một phân tử gồm một nguyên tố kim loại liên kết một hay nhiều nhóm hiđroxit
( OH ).
Gv: -Gọi kim loại trong bazơ là M với hoá trị là nhóm hãy viết công thức chung?
Hs:
 M(OH)n
2.Công thức bazơ:
M(OH)n
-M: là nguyên tố kim loại
-n: là chỉ số của nhóm ( OH )
?Bazơ chi ra thành bao nhiêu loại?, lấy ví dụ?.
Hs: -Có hai loại bazơ.
+Bazơ tan (nước): kiềm.
+Bazơ không tan trong nước.
3.Phân loại bazơ
-Bazơ tan ( kiềm), tan được trong nước
Ví dụ :NaOH; Ca(OH)2....
-Bazơ không tan, không tan được trong nước.
Ví dụ:Fe(OH)3; Cu(OH)2 ..
-GV hướng dẫn cho HS cách đọc tên của bazơ (hướng dẫn cách đọc).
Þ Cách gọi tên chung?
-Tên bazơ: Tên kl + hidroxit
Vd: Natri hiđroxit: NaOH
 Canxi hidroxit: Ca(OH)2
Vd:NaOH, KOH, Ba(OH)2,Fe(OH)2, Fe(OH)3 
4.Cách đọc tên bazơ
Tên bazơ = Tên kim loại( nếu kim loại có nhiều hoá trị gọi tên kèm theo tên hoá trị) + hiđroxit.
Ví dụ:
- Ca(OH)2 Canxi hidroxit
? Đối với kim loại có nhiều hoá trị như Fe Phải đọc tên như thế nào.
? Fe(OH)2 ? Fe(OH)3
-Cuối cùng GV nhận xét và kết luận nội dung chính của bài học.
- Fe(OH)3 sắt (III) hiđroxit.
- Fe(OH)2 sắt (II) hiđroxit.
IV. CỦNG CỐ:
Hs làm bài tập như sau:Lấy 6,5 gam kẽm cho tác dụng với H2SO4 loãng dư. Thì thu được bao nhiêu gam muối Fe ( II ) sunphát và bao nhiêu lít khí bay ra ( ĐKTC ).
-GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ
-HS làm bài tập 5 trang 130 SGK.
V.DẶN DÒ
-HS về nhà học thuộc bài
-Làm bài tập 3,4 trang 130 SGK
VI.RÚT KINH NGHIỆM.
Tuần 1 Tiết 2 : ÔN TẬP: AXIT – BAZƠ – MUỐI (tt )
I. MỤC TIÊU: 
1. HS hiểu được muối là gì ? cách phân loại và gọi tên các muối.
2. Rèn luyện cách đọc tên của một số hợp chất vô cơ khi biết công thức hoá học và ngược lại, viết công thức hoá học khi biết tên của hợp chất.
3. Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học
II.CHUẨN BỊ: 
 -Một số công thức hoá học của hợp chất (muối).
 -Ôn tập công thức hoá học, tên gọi: oxit, axit, bazơ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1.Ổn định lớp
 GV kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
? Viết công thức chung của oxit, axit, bazơ.
? Yêu cầu HS lên làm bài tập 2 và 4 SGK/130.
Đáp án: -Ct chung oxit: RxOy
	-Ct chung axit: HnA
	-Ct chung bazơ: àM(OH)n
CTPT
Tên gọi axit
CTPT
Tên gọi Bazơ
HCl 
axit clohidric
NaOH
Natrihiđroxit
H2SO3 
axit sunfurơ
LiOH 
Litihiđroxit
H2SO4 
axit sunfuric
Fe(OH)3
Sắt(III) hiđroxit
H2CO3 
axit cacbonic
Ba(OH)2 
Barihiđroxit
H3PO4
axit photphoric
Cu(OH)2 
Đồng (II) hiđroxit
H2S
axit sunfuhiđric
Al(OH)3
Nhôm hiđrôxit
HBr
axit bromhidric
HNO3
axit nitric
3.Vào bài mới 
Chúng ta đã làm quen với một hợp chất vô cơ có tên là oxít. Trong các hợp chất vô cơ còn có các loại hợp chất khác: Axít, bazơ, muối.Chúng là những chất như thế nào?, có công thức hoá học, tên gọi ra sao?. Được phân loại như thế nào?. Tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên và Học Sinh
Nội Dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu muối
? Yêu cầu HS viết lại công thức một số muối mà HS biết.
-HS : NaCl; ZnCl2; Al2(SO4)3; Fe(NO3)3
? Em có nhận xét gì về thành phần của các muối trên.
Hs:Thành phần:
-Kim loại: Na, Zn, Al, Fe.
-Gốc axit: - Cl; = SO4; - NO3
? Hãy so sánh với bazơ và axit à tìm đặc điểm giống và khác nhau giữa muối và các loại hợp chất trên.
-hs: Giống: * axit êmuối
Có gốc axit
* bazơ ê muối : Có kim loại 
à Yêu cầu HS rút ra định nghĩa về muối.
III.MUỐI
1.Khái niệm: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết một hay nhiều gốc axít.
? Gốc axit kí hiệu như thế nào.
? Bazơ: kim loại kí hiệu 
Þ Vậy công thức của muối được viết dưới dạng như thế nào
Hs:
Kí hiệu: 	-gốc axit: Ax
	-kim loại: My
Þ công thức chung của muối 
MxAy .
2.Công thức hoá học của muối:
MxAy .Trong đó
-M: là nguyên tố kim loại.
-x:là chỉ số của M.
-A:Là gốc axít
-y:Là chỉ số của gốc axít.
? Các muối này sẽ được gọi tên như thế nào à hãy gọi muối natriclorua:(NaCl)
à Sửa chữa à đưa ra cách gọi tên chung:
Tên muối = Tên kl + tên gốc axit.
? Yêu cầu HS đọc các muối còn lại.
(chú ý: kim loại nhiều hoá trị phải đọc tên kèm theo hoá trị của kim loại ).
-hs: 
-Muối KHCO3 có nguyên tử hidro còn K2CO3 không có.
-Có 2 loại.
(Muối trung hoà và muối axit).
HS 1:
Vd: M’axit: NaH2PO4, Na2HPO4 .
3.Cách đọc tên muối:
Tên muối = tên kim loại ( kèm hoá trị kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axít.
Vd: Gọi tên các muối sau.
-Kẽm clorua : ZnCl2
-Nhôm sunfat: Al2(SO4)3
-Sắt (III) nitrat: Fe (NO3 )3
-Kalihiđrocacbonat : KHCO3
-Natrihiđrosunfat: NaHSO4
Gv:Hướng dẫn HS cách gọi tên muối axit và yêu cầu HS đọc tên 2 muối:
KHCO3 và K2CO3 
? Vậy muối được chia thành mấy loại.
Bài tập: trong các muối sau muối nào là muối axit, muối nào là muối trung hoà:
NaH2PO4, BaCO3, Na2SO4, Na2HPO4, K2SO4, Fe(NO3)3
4.Phân loại muối:
a.Muối trung hoà: Là muối mà trong gốc axít không có nguyên tử “ H” có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
VD:ZnSO4; Cu(NO3)2 
b.Muối axít: Là muối mà trong đó gốc axít còn nguyên tử “H” chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
VD: NaHCO3; Ca(HCO3)2 
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài tập 1: lập công thức hoá học của các chất sau:
Canxinitrat, Magieclorua, Nhôm nitrat, Barisunfat, Canxiphotphat, Sắt (III) sunfat.
Bài tập 6 SGK/130
à Sửa chữa chấm điểm.
Bài tập 1: 
Ca(NO3)2 , MgCl2 , Al(NO3)3 , BaSO4 , Ca3(PO4)2 , Fe2(SO4)3 .
Bài 2:Viết công thức hoá học bazơ tương ứng với các oxít sau:Ca(OH)2; Mg(OH)2; Fe(OH)3 và đọc tên các oxít trên.
Bài 2: 
* Công thức hóa học bazơ tương ứng:
CaO; MgO; Fe2O3.
 *Đọc tên:-Canxihiđroxít
 -Magiehiđroxit
 -Sắt(III)hiđroxit
Bài 3:Hãy hoàn thành các phương trình hoá học sau:
a.Na2O + H2O à ?
b.NaOH + HCl à ? + H2O
c.CaCO3 à ? CO2.
Bài 3:Hãy hoàn thành các phương trình hoá học sau:
a. Na2O + H2O à 2NaOH.
b.NaOH + HCl à NaCl + H2O
c.CaCO3 à CaO + CO2.
Bài tập 4: Điền từ vào ô trống. 
Oxit bazơ
Bazơ tương ứng
Oxit axit
Axit tương ứng
Muối (kl của bazơ và gốc axit)
K2O
CaO
Al2O3
BaO
KOH
Ca(OH)2
AL(OH)3
Ba(OH)2
N2O5
SO2
SO3
P2O5
HNO3
H2SO3
H2SO4
H3PO4
KNO3
CaSO3
AL2(SO4)3
BA3(PO4)2
IV. CỦNG CỐ
 -GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ
 -HS làm bài tập 6 trang 130 SGK.
V.DẶN DÒ
 -HS về nhà học thuộc bài
 -Xem trước bài tập ở bài luyện tập 7.
VI.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Tuần 2 - Tiết 3 : 
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXÍT . KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXÍT
I.Mục tiêu :
Kiến thức: 
- Tính chất hoá học của oxit:
 + Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.
 + Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.
- Sự phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính va oxit trung tính.
Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit. 
- Phân biệt được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của một số oxit.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất.
Trọng tâm:
-Tính chất hóa học của oxit
II.Chuẩn bị :
-Các hoá chất :CuO,CaO,CO2,P2O5,(đối với CO2và P2O5 sẽ được điều chế ngay tại lớp) ,H2O,CaCO3,P đỏ ,dung dịch HCl,dung dịch Ca(OH)2
-Các dụng cụ thí nghiệm :cốc thuỷ tinh ,ống nghiệm ,thiết bị điều chế CO2(từ CaCO3,HCl) dụng cụ điều chế P2O5 bằng cách đốt P đỏ trong bình thuỷ tinh 
III.Tiến trình lên lớp :,
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ :
.Đọc tên và phân loại các oxít sau :CuO,SO2,P2O5,ZnO,Fe2O3, NO2
Bài mới :
Giới thiệu bài :Từ phần kiểm tra bài cũ gv nêu những hợp chất trên là oxít ,vậy oxít có những tính chất hoá học như thế nào ?Đó là nội dung của bài học hôm nay .
Các hoạt động dạy và học :
-Hoạt động 1 :I:Tính chất hoá học của oxít :
Hoạt động của giáo viên và Học Sinh
Nội Dung
Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ GV dẫn dắt: ở lớp 8 ta đã học có 2 loại oxit chính đó là oxit bazơ và oxit axit. Chúng có những tính chất hóa học nào?
 Hoạt động 1 
GV: Hướng dẫn HS làm TN cho tiết kiệm, an toàn. y/c HS quan sát hiện tượng xảy ra, phán đoán, giải thích và viết PTHH và rút ra t/c hoá học
GV: y/c HS tiến hành 3 TN ở phần 1, (10’)
- Chia nhóm, phát dụng cụ, hoá chất, 
HS: Tiến hành các TN
GV: Theo dõi, hỗ trợ các nhóm
- y/c HS các nhóm báo cáo kq’
HS: Báo cáo kết quả
GV: NX, bổ sung, kết luận
GV: Giải thích rõ các kí hiệu r, l, dd 
Lưu ý: Không phải tất cả các oxit bazơ đều tác dụng được với oxit axit hoặc với nước
- Chọn những oxit bazơ trong SGK làm VD 
GV: hướng dẫn HS làm TN2, t.tự ở phần1, (gv hd cách tạo P2O5 và CO2)
HS: Làm TN, báo cáo kết quả 
I/ Tính chất hoá học của oxit
1, Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào?
a, Tác dụng với nước:
BaOr+ H2O(l) Ba(OH)2 (dd) 
O xit bazơ Bazơ
Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (kiềm)
b, Tác dụng với axit
CuOr + 2HCldd CuCl2 (dd) + H2O(l )
KL: Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
c, Tác dụng với oxit axit
Một số o xit bazơ (CaO, Na2O, BaO ) tác dụng được với oxit axit tạo thành muối
 CaO + CO2à CaCO3
Hoạt động 2 
GV: Thông báo: Căn cứ vào tính chất cơ bản của oxit, người ta chia thành 4 loại. 
- ở cấp THCS n/c 2 loại quan trọng là oxit
bazơ và oxit axit 
HS: Ghi nhớ thông tin
2, Oxit axit có những tính chất hoá học nào?
a-Tác dụng với H2O
-Nhiều oxít axít t/d với H2O tạo thành dung dịch axít
 P2O5+H2O à2 H3PO4 
b-Tác dụng với bazơ :
-Oxít axít t/d với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước CO2+Ca(OH)2àCaCO3+H2O 
c.Tác dụng với oxít bazơ 
Oxít axít tác dụng với một số oxít bazơ tạo thành muối 
CO2 +BaO à BaCO3
KL: Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước, tác dụng với 1 số oxit bazơ tạo thành muối.
Qua phần I các em đã được biết về tính chất hoá học của oxít bazơ ,oxít axít từ đó g/v hướng dẫn h/s dựa vào t/c riêng để định nghĩa 
-Gv bổ sung và kết luận 
-Gv thông báo thêm oxít bazơ ,oxít axít sẽ được học trong hoá học 9.Oxít lưỡng tính và oxít trung tính sẽ được học các lớp sau
II/ Khái niệm về sự phân loại oxit
Dựa vào tính chất hoá học của oxit, chia 4 loại:
1.Oxít bazơ là những oxít t/d với dung dịch axít tạo thành muối và nước 
2.Oxít axít là những oxít t/d với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước 
3.Oxít lưỡng tính là những oxít t/d với dung dịch bazơ và t/d với dung dịch axít tạo thành muốivà nước
VD: Al2O3,ZnO
4.Oxít trung tính là những oxít không t/d với axít ,bazơ nước .VD như CO,NO, ..
4.Tổng kết và vận dụng : 
-Gv yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ 
-Hs vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi 
Tính chất hoá học chung của oxít bazơ 
Tính chất hoá học khác của oxít bazơ 
Tính chất hoá học chung của oxít axít 
Tính chất hoá học khác của oxít axít 
Khái quát về sự phân loại oxít 
.Gv bổ sung và kết luận 
5.Dặn dò :Học kĩ bài cũ ,làm bài tập 1,2,5,6 (sgk trang 6)
-Nghiên cứu bài mới : Một số oxít quan trọng (CaO)
Tuần 2- Tiết 4	 MỘT SỐ ÔXÍT QUAN TRỌNG
Mục tiêu :
Kiến thức: 
-Tính chất hoá học của CaO:
 + Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.
- Tính chất, ứng dụng, điều chế canxi oxit .
-Biết các ứng dụng của CaO. 
-Biết được tính chất vật lí và hoá học của SO2. Cách điều chế SO2 trong phòng tn và trong công nghiệp 
-Biết các ứng dụng của SO2 
Kĩ năng: 
- Dự đoán, kiểm tra, và kết luận được về tính chất hoá học của CaO 
- Viết được pthh minh hoạ tính chất hoá học 
- Vận dụng tính thành phần % về khối lượng của oxit trong hỗn hợp 2 chất 
- Dự đoán, kiểm tra, và kết luận được về tính chất hoá học của SO2 
- Viết được pthh minh hoạ tính chất hoá học 
- Vận dụng tính nồng độ dd 
Trọng tâm:
- Phản ứng điều chế canxi oxit. 
-Tính chất hóa học của SO2
Chuẩn bị :
-Tranh mẫu vật ,phần mềm mô phỏng hoạt động của lò nung vôi 
-Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm:Cốc thuỷ tinh 100ml ,đèn cồn ,dung dịch phenolphtalein,nước, CaO, 
Tiến trình lên lớp :
Ổn định tổ chức :
Bài cũ :
Tiết 1: Gv gọi 1 h/s giải bài 1 sgk trang 6
Các hoạt động dạy và học :
Giới thiệu bài :Ô chữ hàng ngang gồm 9 chữ cái ,đây là tên gọi của sản phẩm phản ứng nung vôi . Hs trả lời :Can xioxít. Gvhỏi canxi oxít có công thức hoá học ,tên thông thường, thuộc loại oxít nào? tính chất hoá học ra sao? Hôm nay các em nghiên cứu 
Hoạt động 1: I/Canxi oxít có những tính chất nào ? GV : hướng dẫn cho HS tự học
GV: Tổng hợp lý thuyết bằng chuỗi phản ứng
C(r) CO2(k)  CaCO3(r) CaO(r) Ca(OH)2 CaCl2(dd)
Các hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 2 :
GV: Cho HS đọc thông tin SGK, giới thiệu về ứng dụng của CaO
HS: Nghe và ghi nhớ 
GV: Nhờ tính chất này CaO được dùng để khử chua đất trồng, xử lí nước thải của nhà máy hoá chất
VD: Vôi để lâu ngày trong k2 bị tả ra đã xảy ra pư với CO2 
II/ Canxicacbonat có những ứng dụng gì?
-Dùng trong công nghiệp luỵện kim, công nghệp hoá học ,khử chua đất trồng, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường 
Hoạt động 3 :
GV: ? Trong thực tế sx vôi bằng cách nào? Lấy nguyên liệu là gì?
? Hãy viết các PTPƯ xảy ra trong quá trình nung vôi?
HS: Trả lời câu hỏi và viết PTHH
GV: Gọi HS NX và kết luận
III/ Sản xuất CaO như thế nào?
1, Nguyên liệu: Đá vôi
Chất đốt : than đá, củi 
2, Các PƯHH xảy ra
- Than cháy tạo khí CO2, pư toả nhiệt
C(r) + O2 (k) CO2(k)
- Nhiệt sinh ra phân huỷ đá vôi vôi sống
CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k)
Hoạt động 4 : Lưu huỳnh đi oxít có những tính chất gì ? GV : hướng dẫn cho HS tự học
GV: Tổng hợp lý thuyết bằng chuỗi phản ứng
 Sà SO2(k) àNa2SO3(r) à SO2(k) à CaSO3
Các hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 5 
-GV yêu cầu hs nghiên cứu SGK trình bày ứng dụng của SO2
-HS trả lời câu hỏi
-GV nhấn mạnh và yêu cầu hs học SGK
II/Lưu huỳnh đioxit có những ứng dụng gì ?
-Sản xuất H2SO4 ,chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy ,chất diệt nấm mốc .
Hoạt động 3
-GV giới thiệu cách điêu chế SO2 trong PTN
GV : SO2 thu bằng cách nào trong những cách sau :
 a/ Đẩy nước
 b/ Đẩy kk( úp bình thu) 
 c/ Đẩy kk( ngửa bình thu)
HS chọn cách thu và giải thích
-GV giới thiệu cách điều chế SO2 trong công nghiệp 
-> yêu cầu hs viết PTHH xảy ra
- HS viết PTHH
III/ Điều chế lưu huỳnh đioxit ntn
 1/ Trong PTN
- Cho muối Sunfit + axit (HCl,H2SO4)
-> thu SO2 bằng cách đẩy kk
PTHH :
 Na2SO3(r) + HCl(dd) -> NaCl(dd) + H2O(l) + SO2(k)
- Đun nóng H2SO4 đ với Cu
 2/Trong công nghiệp
- Đốt lưu huỳnh trong không khí
 S(r) + O2(k) -> SO2(k) 
- Đốt quặng pirit sắt ( FeS2) thu được SO2 
 Đốt quặng pírit sắt FeS2
 4FeS2+11O2à8SO2+2Fe2O3 
4.Tổng kết và vận dụng :Gv gọi 1 h/s đọc phần ghi nhớ và yêu cầu h/s làm bài tập ghi ở bảng phụ 
-Nội dung bài tập ghi ở bảng phụ 
1.khi cho CaO vào nước thu được 
A. dung dịch CaO ;B.dung dịch Ca(OH)2 ;C.chất không tan ;D. cả B và C 
2.ứng dụng nào sau đây không phải của CaO 
A.công nghiệp luyện kim ; B.sản xuất đồ gốm 
C.công nghiệp xây dựng khử chua cho đất ;D.sát trùng diệt nấm ,khử độc môi trường 
3.CaOcó thể tác dụng với các chất nào sau đây ?
A.H2O,CO2,HCl,H2SO4; B.CO2,HCl,NaOH,H2O
C.H2O,HCl,Na2SO4,CO2 ; D.CO2,HCl,NaCl,H2O .
-Gv yêu cầu hs làm bài tập vận dụng (ghi ở bảng phụ )
1.Khi cho SO2 vào nước ta thu được 
A.dd SO2 , B . dd H2SO4 , C. SO2 không tan trong nước D .dd H2SO3
2.Điền từ có hoặc không vào các ô trống trong bảng sau :
T/d với nước 
T/d với khí CO2
T/dvới NaOH
T/d với khí O2,có xúc tác 
CaO
SO2
CO2
5.Dặn dò : 
Về nhà học bài và n/c bài mới :Axít .Làm bài tập 1,2,3,6.
CHỦ ĐỀ 2: AXIT 
Tuần 3: Tiết 5 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA AXÍT 
Mục tiêu :
Kiến thức:
-Hs biết được những tính chất hoá học của axít (kiến thức trọng tâm) : Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại
-Biết được các axit mạnh và axit yếu 
Kĩ năng: -Hs biết quan sát TN và rút ra kết luận về tính chất hoá học của axít 
-Viết các pthh chứng minh tính chất cuả axit 
-Tính nồng độ hoặc khối lượng dd axit 
Trọng tâm: Tính chất hoá học của axít
Chuẩn bị :
Hoá chất và dụng cụ t/n : - khay ,quỳ tím , lọ HCl, lọ H2SO4,đế sứ , ống nhỏ giọt , 2 cốc , nhôm ,điều chế Cu(OH)2 (từ CuSO4,Na2SO4) ,Fe2O3,5 ống nghiệm , kẹp ống nghiệm ,chổi ,giá để o/ng 
Tiến trình lên lớp :
Ổn định tổ chức :
Kiểm tra bài cũ :
a.Nêu tính chất vật lí, tính chất hoá học của SO2
b.Nêu ứng dụng và điều chế SO2
c.Gv yêu cầu hs giải bài tập 1 sgk trang 11 (chú ý thời gian )
Hoạt động dạy và học :
Giới thiệu bài :Gv hỏi dung dịch axít HCl có những tính chất hoá học nào ?
Hs trả lời dựa vàp phản ứng đã học như :CaO +2HClàCaCl2 +H2O 
Gv ngoài tính chất trên ,dd axít HCl nói riêng và axít nói chung còn có những tính chất hoá học nào khác ? đó là nội dung n/c của bài hôm nay .
Các hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1:
-GV yêu cầu hs đọc cách tiến hành tn và hướng dẫn hs dùng ống nhỏ giọt để lay dd axit nhỏ lên mẫu quỳ tím 
-GV yêu cầu hs quan sát nhận xét và kết luận 
1.Axit làm đổi màu chất chỉ thị 
-dd axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ 
Hoạt động 2:
-GV yêu cầu đọc cách tiến hành tn và hướng dẫn hs làm tn cho 1 mẫu Zn (Al, Fe..) vào ống nghiệm và thêm 1- 2ml dd HCl hoăc H2SO4 
-GV yêu cầu hs quan sát, nhận xét và kết luận và viết pthh
2.Axit tác dụng với kim loại:
Dd axit tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro 
Zn+2HClàZnCl2+H2
Chú ý: HNO3, H2SO4 đậc tác dụng với nhiều kim loại không giải phóng khí hiđro
Hoạt động 3:
-Gv yêu cầu hs đọc cách tiến hành tn và hướng dẫn hs làm tn (chú ý gv phải điều chế Cu(OH)2 trong giờ học) cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm cho thêm vài ml ddaxitHCl (H2SO4)
-GV yêu cầu hs quan sát nhận xét, viết pthh và kết luận 
3.Axit tác dụng với bazơ:
Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước 
Cu(OH)2+2HClàCuCl2+ 2H2O
-Pứ của axit với bazơ được gọi là pứ trung hoà 
Hoạt động 4:
-GV yêu cầu hs đọc cách tiến hành tn và hướng dẫn hs cho 1 ít bột CuO vào ống nghiệm và cho thêm vài ml dd HCl 
-Gv yêu cầu hs quan sát, nhận xét, viết pthh và kết luận 
4.Axit tác dụng với oxit bazơ :
Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước 
CuO+ 2HCl à CuCl2 + H2O
*Ngoài ra axit còn tác dụng với muối
Hoạt động 5 :
- GV giới thiệu các axit mạnh axit yếu.
- GV lấy một số tc minh hoạ
-HS nghe và ghi nhớ kiến thức
II. Axit mạnh và axit yếu.
- Dựa vào tchh axit được phân làm 2 loại:
+ Axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4 
+ Axit yếu như H2S, H2CO3 
IV.Tổng kết và vận dụng :
-GV yêu cầu h/s đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi tóm tăt tính chất hoá học của axít 
h/s làm bài tập 
1-Những chất nào sau đây tác dụng được với dd H2SO4 loãng :
A. Cu 	 B. Al	 C . HCl 	 D . CO
2-Có thể dùng một chất nào sau đây để nhận biết các lọ dd mất nhãn:
NaCl, Ba(OH)2, H2SO4 
A.Phenolphtalein 	 B. Quỳ tím
 C .dd NaOH 	 D. dd BaCl2
V.Dặn dò: 
-Học bài cũ và làm bài tập 1,3,4.sgk trang 14 
-Nghiên cứu bài mới :Một số axít quan trọng HCl, H2SO4. 
* AXÍT CLO HYĐRÍC (HCl) VÀ AIT SUFURIC LOÀNG (H2SO4) có tính chất :
-Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ 
-Tác dụng với nhiều kim loại (trước H trong dãy điện hóa)
-Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
 -Tác dụng với oxít bazơ tạo muối và nước
-Ngoài ra HCl còn tác dụng với muối của axit yếu tạo muối mới và axit mới
Tuần 3: Tiết 6 MỘT SỐ AXÍT QUAN TRỌNG 
Mục tiêu :
Kiến thức: Học sinh biết 
- Các tính chất vật lí ,tính chất hoá học của HCl ,tính chất vật lí - hoá học của H2SO4 (l) .Chúng có đầy đủ tính chất hoá học của axít . 
-Những ứng dụng quan trọng của các axít này trong sản xuất ,trong đời sống 
Kĩ năng:
-Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hoá học của HCl , H2SO4 (l) , H2SO4 (đ,n)
-Viết được các pthh chứng minh tính chất của HCl ,H2SO4 (l)
-Nhận biết được dd HCl và dd muối clorua ; H2SO4 và muối sunfat 
-Tính nồng độ hoặc khối lượng dd axit 
Trọng tâm:
-Tính chất hoá học của H2SO4 (đ,n)
Chuẩn bị :
-Dụng cụ ,giá ống nghiệm ,ống nghiệm ,đũa thuỷ tinh ,phễu lọc ,giấy lọc , đèn cồn ,cốc thuỷ tinh 100ml.
-Hoá chất :HCl,H2SO4,Fe,Al,Zn, dung dịch NaOH ,Cu(OH)2,CuO, đường kính ,quỳ tím .
Tiến trình lên lớp :
ổn định tổ chức :
Bài cũ : Bổ túc và cân bằng phản ứng sau:
Zn +H2SO4 à..........+ H2
Al+ HCl à ...........+ ............
H2SO4 +Cu(OH)2 à..............+ H2O
HCl +Al(OH)3 à..............+ H2O
H2SO4 +CuO à.............+ ..............
HCl + MgO à ........+ ................
Cu + HCl à ?
Bài mới:Gv yêu cầu h/s :Nêu tính chất hoá học của axít và viết PTHH cho mỗi tính chất .
- GV giới thiệu bài: HCl, H2SO4 là một axít vậy chúng có những tính chất hoá học như thế nào ? các bạn tự nghiên cứu sgk . GV cho HS làm 1 số BT để kiểm tra kiến thức tự học của HS
-Bài tập: hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án chọn đúng (ghi ở bảng phụ)
1/Dd HCl tác dụng được với các hợp chất sau:
A.Cu, AgNO3 ; B. Al, AgNO3 ; C. Ag, AgNO3 ; D. Al, Ba(NO3)2
2/Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được các hoá chất sau: (ở dạng dd)
A.NaCl, BaCl2, HCl ; B. AgNO3, NaOH, KCl ; C. HCl, KOH, NaCl; D. HCl, H2SO4, NaOH
Các hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1:
 -GV tiến hành thí nghiệm1: hoặc yêu cầu hs tiến hành tn như sgk
Đồng tác dụng với H2SO4 đặc đun nóng (cách tiến hành như sgk) và yêu cầu hs quan sát hiện tượng và nhận xét 
I. Axít sunfuríc đặc có những tính chất hoá học riêng:
1.Tác dụng với kim loại 
H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối sunfát không giải phóng khí H2
Cu(r)+H2SO4(đ,nàCuSO4(dd)+H2O(l)+SO2(k)
Lưu ý: H2SO4 đặc nguội không phản ứng với Al Và Fe 
Hoạt động 2:
-GV tiến hành t/n :cho một ít đường vào ống nghiệm rồi thêm từ từ 1-2mlH2SO4 đặc . Sau đó yêu cầu quan sát hiện tượng ,nhận xét và kết luận 
-GV bổ sung và kết luận 
-GV giải thích thêm tại sao khi sử dụng H2SO4 đặc phải hết sức cẩn thận
2.Tính háo nước :
H2SO4 đặc có tính háo nước 
 H2SO4(đặc)
C12H22O11à 11H2O +12C
Hoạt động 3:
-GV yêu cầu h/s nghiên cứu sơ đồ 1.12 và trả lời câu hỏi vì sao H2SO4 là 1 trong các hoá chất cơ bản của nền công nghiệp hoá chất 
-HS: quan sát sơ đồ 1.12 và trả lời câu hỏi
II/Ứng dụng :
-Điều chế phẩm nhuộm ,chất tẩy rửa ,phân bón ,giấy,chất dẻo,tơ sợi,thuốc nổ,luyện kim,ắc quy,sản xuất muối axít ,chế biến dầu mỏ .
Hoạt động 4:
-GV dùng phương pháp thuyết trình ,giới thiệu cho h/s phương pháp tiếp xúc để sản xuất H2SO4
-GV có thể chuyển ý từ nhu cầu ứng dụng rộng rãi H2SO4 trong công nghiệp ,người ta phải sản xuất H2SO4
-GV yêu cầu h/s nghiên cứu sgk rồi tóm tắt quá trình sản xuất H2SO4 gồm mấy giai đoạn 
-GV bổ sung và kết luận
III/Sản xuất H2SO4
-Nguyên liệu :S hoặc FeS2
-Các công đoạn sản xuất H2SO4 
Sản xuất SO2 bằng cách đốt S trong không khí 
S + O2 à SO2 
 t0
Sản xuất SO3 bằng cách oxyhoá SO2
 t0
2SO2+O2 = 2SO3
 V2O5 
Sản xuất H2SO4 bằng cách cho SO3 tác dụng với H2O
SO3+ H2O à H2SO4
IV/ Tông kết và vận dụng :
-GV yêu cầu hs nêu tính chất hoá học của axít ,H2SO4đạc ,ứng dụng của H2SO4,sản xuất H2SO4,nhận biết H2SO4và muối SO4
-GV hướng dẫn học sinh giải bài tập 3sgk trang 19
V/ Dặn dò : Học kĩ bài 
HS về nhà làm bài tập 1,2,5,6 và nghiên cứu nhận biết muối clorua, nhận biết muối sunfat 
Tuần 4: Tiết 7 MỘT SỐ AXÍT QUAN TRỌNG (tt) + BÀI TẬP
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: - HS biết H2SO4 có những tchh riêng. Tính oxi hoá, tính háo nước, dẫn ra được ptpư cho những tính chất này.
- Biết cách nhận biết H2SO4 và các muối sunphat.
- Biết những ứd quan trọng của oxit này trong sản xuất và đời sống.
- Biết nguyên liệu và các công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
 2. Kỹ năng: - Tiếp tục phát triển kỹ năng viết ptpư, giải bài tập, pbiệt các chất. 
 3. Thái độ: - Giáo dục lòng say mê yêu thích môn học, tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị.
 - GV.- Bảng phụ, bút dạ.
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, ống hút.
- Hoá chất: dd HCl, dd H2SO4 loãng, dd NaOH, dd Na2SO4, Cu, H2SO4 	đặc, dd NaCl, dd BaCl2.
 - HS. - Học bài cũ, tìm hiểu trước bài mới.
III. Tiến trình bài giảng.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ. 
? Tính chất hóa học của axit H2SO4 đặc? Viết PTPƯ.
- 1 HS lên bảng làm bài tập 1,2 . 
 3. Bài mới.
Các hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1:
 -GV yêu cầu h/s đọc thông tin sgk và hỏi :để nhận biết H2SO4 và dung dịch muối sunfat ta dùng thuốc thử nào ?
-GV cho 2 lọ HCl,H2SO4yêu cầu h/s nhận biết :trước tiên GV cho h/s nêu cách tiến hành
-GV yêu cầu h/s làm thí nghiệm 
-GV yêu cầu HS cho biết hiện tượng và nhận xét 
-GV bổ sung và kết luận 
-GV nêu thêm 1 số điểm cần chú ý khi nhận biết H2SO4 và muối sunfat
 IV/Nhận biết H2SO4và muối sunfát
-Để nhận biết H2SO4 và dung dịch muối sunfát ta dùng thuốc thử là dung dịch muối bari như(BaCl2,Ba(NO3)2hoặc Ba(OH)2.) Phản ứng tạo thành kết tủa trắng BaSO4 không tan trong nước và trong axít 
H2SO4 +BaCl2à BaSO4(r)+2HCl
 Na2SO4 +BaCl2 à BaSO4(r)+2NaCl
Chú ý: để phân biệt H2SO4 và muối sunfat ta có thể dùng quỳ tím hoặc 1 số kim loại như Mg, Zn, Al, Fe...
V/Nhận biết HCl và muối Clorua
-Để nhận biết HCl và dung dịch muối Clorua ta dùng thuốc thử là dung dịch muối bạc nitrat 
AgN O3. Phản ứng tạo thành kết tủa trắng AgCl 
Pt: 
NaCl + AgN O3 à NaNO3 + AgCl
 Chú ý: để phân biệt HCl và muối Clorua ta có thể dùng quỳ tím . 
Hoạt động 2:
-HS lên bảng làm BT 1
Đáp án : B
-HS lên bảng làm BT 2
Đáp án : C
Bài tập: hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án chọn đúng 
1/Dd HCl tác dụng được với các hợp chất sau:
A.Cu, AgNO3 ; B. Al, AgNO3 ; 
C. Ag, AgNO3 ; D. Al, Ba(NO3)2
2/Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được các hoá chất sau: (ở dạng dd)
A.NaCl, BaCl2, HCl ; B. AgNO3, NaOH, KCl ; C. HCl, KOH, NaCl; D. HCl, H2SO4, NaOH
-HS lên bảng làm BT 3
GV hướng dẫn, sau đó cho HS làm bảng phụ.
GV sửa lỗi. Rồi cho HS ghi bài vào vở
3/Cho các chất sau: Ba(OH)2, Fe(OH)3, K2O, Mg, Fe, Cu, CuO, P2O5.
1. Gọi tên và phân loại các chất trên.
2. Viết ptpư của các chất trên (nếu có) với: a. H2O b.dd H2SO4 loãng 
 c . dd KOH 
4,Tông kết và vận dụng :
-GV yêu cầu hs nêu tính chất hoá học của axít ,H2SO4đạc ,ứng dụng của H2SO4,sản xuất H2SO4,nhận biết H2SO4và muối SO4
-GV hướng dẫn học sinh giải bài tập 3sgk trang 19
5.Dặn dò : Học kĩ bài 
HS về nhà làm bài tập 1,2,5,6 và chuẩn bị bài thực hành số 6
Tuần 4 - Tiết 8 THỰC HÀNH :TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXÍT VÀ AXÍT 
Mục tiêu :
Kiến thức: Biết được:
Mục đích các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm 
-Oxit tác dụng với nước tạo thành dd bazơ hoặc axit 
-Nhận biết dd axit, dd bazơ và dd muối sunfat 
Kĩ năng: 
-Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên 
-Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết được các pthh của thí nghiệm
-Viết tường trình thí nghiệm 
Chuẩn bị :
Dụng cụ :ống nghiệm ,giá thí nghiệm ,cốc đựng nước ,lọ thuỷ tinh miệng rộng có nút nhám ,muỗng lấy hoá chất rắn ,muỗng đốt hoá chất rắn ,ống nhỏ giọt ,chổi rửa kẹp ống nghiệm ,đèn cồn ,giẻ lau ,đủa khuấy thuỷ tinh 
Hoá chất :CaO,P đỏ ,dd HCl ,dd H2SO4,dd Na2SO4,quỳ tím ,dd bazơ 
Các hoạt động dạy và học :
Giới thiệu bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_chuong_trinh_hoc_ky_i_phan_thi_thanh.doc