Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 81 đến 90 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 81 đến 90 - Năm học 2021-2022

1. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về: các phương châm hội thoại. Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.

2. Năng lực

- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe qua các hoạt động giao tiếp; cảm nhận cái hay của TV)

3. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ (yêu tiếng nói dân tộc, giữ gìn vẻ đẹp của TV trong giao tiếp, có ý thức trau dồi vốn TV qua việc sử dụng hiệu quả các PCHT, lời dẫn trực tiếp và gián tiếp)

4. Các nội dung tích hợp

- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm,

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV, SGK, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

* Nội dung: Trò chơi

* Sản phẩm: quan sát và trả lời câu hỏi liên quan câu hỏi.

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS nghe bài hát "Con chim vành khuyên" và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Có con chim Vành Khuyên nhỏ.

Dáng trông thật ngoan ngoãn quá.

Gọi “dạ” bảo “vâng” lễ phép ngoan nhất nhà.

Chim gặp bác Chào Mào “chào bác”!

Chim gặp cô Sơn Ca “chào cô”!

Chim gặp anh Chích Chòe “chào anh”!

Chim gặp chị Sáo Nâu “chào chị”!

Có con chim Vành Khuyên nhỏ.

Sắc lông mượt như tơ óng

Gọn gàng đẹp xinh cũng giống như chúng mình (Hoàng Vân)

1.Tìm từ ngữ xưng hô của con chim Vành Khuyên?

2. Cách xưng hô như vậy thể hiện điều gì ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi, tham gia trò chơi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Trả lời câu hỏi theo quản trò

Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv nhận xét, kết luận và dẫn vào bài mới.

 

doc 44 trang Hoàng Giang 30/05/2022 5041
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 81 đến 90 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết 81,82
TÊN BÀI DẠY : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
1. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về: các phương châm hội thoại. Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
2. Năng lực
- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe qua các hoạt động giao tiếp; cảm nhận cái hay của TV)
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ (yêu tiếng nói dân tộc, giữ gìn vẻ đẹp của TV trong giao tiếp, có ý thức trau dồi vốn TV qua việc sử dụng hiệu quả các PCHT, lời dẫn trực tiếp và gián tiếp)
4. Các nội dung tích hợp
- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm, 
* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV, SGK, các tài liệu khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: Trò chơi
* Sản phẩm: quan sát và trả lời câu hỏi liên quan câu hỏi.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho HS nghe bài hát "Con chim vành khuyên" và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Có con chim Vành Khuyên nhỏ. 
Dáng trông thật ngoan ngoãn quá. 
Gọi “dạ” bảo “vâng” lễ phép ngoan nhất nhà. 
Chim gặp bác Chào Mào “chào bác”! 
Chim gặp cô Sơn Ca “chào cô”! 
Chim gặp anh Chích Chòe “chào anh”! 
Chim gặp chị Sáo Nâu “chào chị”! 
Có con chim Vành Khuyên nhỏ. 
Sắc lông mượt như tơ óng 
Gọn gàng đẹp xinh cũng giống như chúng mình (Hoàng Vân)
1.Tìm từ ngữ xưng hô của con chim Vành Khuyên?
2. Cách xưng hô như vậy thể hiện điều gì ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi, tham gia trò chơi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Trả lời câu hỏi theo quản trò
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, kết luận và dẫn vào bài mới.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được nét khái quát về VHTĐ
* Nội dung: Ôn tập kiến thức đã học
* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, làm được phiếu học tập.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Tích hợp đạo đức: rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.
? Trình bày những kiến thức khái quát hóa về phương châm hội thoại bằng sơ đồ tư duy.
? Hãy lấy VD minh họa cho các phương châm hội thoại đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 Hs suy nghĩ , thảo luận trả lời vào bảng nhóm
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét:
- HS lấy VD
- Dự kiến:
+ Phương châm về lượng: VD: - Anh ăn cơm chưa ?
 - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chưa ăn cơm ?
-> Vi phạm PCVL 
+ Phương châm về chất: VD: Truyện: - Con rắn vuông 
- Con bò to bằng con voi 
-> Vi phạm PC về chất
+ Phương châm quan hệ: 
VD: - Anh đi đâu đấy ?
 - Con mèo đen đã chết.
->Không đúng PC quan hệ
+ Phương châm cách thức: 
VD: Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không?
=> Có 2 cách hiểu:
+ Con có thích ăn.....
+ Con có ăn vụng..... 
 => Cách nói mơ hồ
+ Phương châm lịch sự: 
VD: - Anh làm ơn cho tôi hỏi đường đến Trường THCS Phong Cốc đi lối nào ạ?
 - Bác đi tới ngã ba trước mặt, sau đó rẽ tay phải và đi thẳng là tới ạ? 
=> Đúng PCLS
- Tới ngã ba, rẽ phải ! 
=>Vi phạm PCLS
Bước 4: Kết luận, nhận định
* HS trả lời lần lượt các đơn vị kiến thức
* HĐ2: Ôn tập về xưng hô trong hội trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV phát phiếu học tập cho HS, HS thảo luận cặp đôi điền vào phiếu nội dung yêu cầu.
PHIẾU HỌC TẬP (5phút)
Nhóm................. Nhóm trưởng.............................................
Nội dung
Kiến thức cơ bản
Xưng hô trong hội thoại
 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thảo luận và trình bày nội dung trong phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- GV gọi HS nhận xét, đánh giá
Nội dung
Kiến thức cơ bản
Xưng hô trong hội thoại
- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- Căn cứ vào đối tượng, đặc điểm của tình huống giao tiếp để lựa chọn từ xưng hô cho hợp lí.
 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Cách dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong ngoặc kép.
- Cách dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người khác có điều chỉnh thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong ngoặc kép mà thường đứng sau: rằng, là..
- GV chốt kiến thức
Bước 4: Kết luận, nhận định
A/ Lý thuyết
1. Các phương châm hội thoại:
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất.
- Phương châm quan hệ.
- Phương châm cách thức.
- Phương châm lịch sự.
2. Xưng hô trong hội thoại:
3. cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập.
* Nội dung: Các bài tập liên quan đến các đơn vị kiến thức đã học.
* Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.
* Tổ chức thực hiện: 
* Tích hợp đạo đức: rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Bài 1,2 HS làm việc cá nhân
Bài 3: Hoạt động nhóm: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Bài 1: Phương châm quan hệ không được tuân thủ.
Bài 2: 
- Cần tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của t/huống giao tiếp.
- Từ ngữ xưng hô thông dụng trong TV và cách dùng chúng:
- Xưng hô = đại từ: + tôi; tao; tớ; chúng tôi; 
 + mày; mi; chúng mày; 
- Xưng hô = các từ chỉ quan hệ GĐ: ông; bà; chú; mợ; 
- Xưng hô = các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: giáo viên, bác sĩ 
- Xưng hô = các từ chỉ quan hệ XH: bạn; 
- Xưng hô = tên riêng.
- Xưng hô = đại từ: + tôi; tao; tớ; chúng tôi; 
 + mày; mi; chúng mày; 
- Xưng hô = các từ chỉ quan hệ GĐ: ông; bà; chú; mợ; 
- Xưng hô = các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: giáo viên; 
- Xưng hô = các từ chỉ quan hệ XH: bạn; 
- Xưng hô = tên riêng.
* Hoạt động nhóm: 5 phút
Bài 3: 
 VD:* Thời p/k:
 - Gọi vua là bệ hạ (tôn kính)
 - Xưng là hạ thần (thấp hèn)
 - Xưng là bần tăng (sĩ nghèo)
 - Xưng là bần sĩ (kẻ sĩ nghèo)
 - Xưng là thảo dân (dân như cỏ)
VD: Cách chị Dậu xưng hô với Cai lệ lúc chị van nài hắn tha cho chồng mình là 1 biểu hiện cụ thể của phương châm “xưng khiêm, hô tôn”.
* Thời hiện đại: gọi là quí ông, quí bà, quí cô.
* Trong giao tiếp hàng ngày: người nhiều tuổi vẫn gọi người ít tuổi là anh, chị – xưng tôi.
B/ Luyện tập
Bài 1: Phương châm quan hệ không được tuân thủ.
Bài 2. Các từ ngữ xưng hô thông dụng
* Với người trên: bác – cháu, anh – em, chị – em,...
* Với bạn bè: bạn – mình, tớ – cậu,...
* Trong hội nghị: bạn – tôi, các bạn – chúng tôi,...
* Trong sinh hoạt, thân mật: mày – tao,...
Bài 3 Phương châm: “xưng khiêm, hô tôn” nghĩa là:
- Khi xưng hô, người nói tự xưng mình 1 cách khiêm nhường và gọi người đối thoại với mình 1 cách tôn kính.
* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: (2p)
- Hoàn thành các bài tập và đoạn văn 
- Ôn tập các nội dung phần TV đã học
- Chuẩn bị tiếp nội dung ôn tập tiết 2
CHUYỂN TIẾT 2
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Tích hợp đạo đức: rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Bài 1,2,3 HS làm việc cá nhân
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Bài 1. 
	“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
 ...
	 Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
	 “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
	 Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
	 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. (Bếp lửa - Bằng Việt)
=> Lời nói của người bà trong đoạn trích không tuân thủ phương châm về chất.
Bài 2: Thảo luận nhóm bàn: 5 phút
Trong TV, để xưng hô, có thể dùng không chỉ các đại từ xưng hô, mà còn dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng, mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao) và MQH giữa người nói và người nghe (thân hay sơ, kính hay trọng). Vì thế nếu không chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa.
Bài 3: 
Dự kiến SP:
- Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua ntn.
- Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá 10 ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. 
? PT những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại:
Dự kiến SP:
Trong lời đối thoại
Trong lời dẫn gián tiếp
Từ xưng hô
Tôi (ngôi thứ nhất)
Nhà vua (ngôi thứ 3)
Vua Quang Trung (ngôi thứ 3)
Từ chỉ thời gian
Bây giờ.
Bây giờ.
Từ chỉ địa điểm
Đây.
Tỉnh lược.
B/ Luyện tập
Bài 1
Lời nói của người bà trong đoạn trích không tuân thủ phương châm về chất.
Bài 2/190
Bài 3/190,192
 Chuyển lời đối thoại trong đv thành LDGT:
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nội dung: Bài tập .
* Sản phẩm hoạt động: câu trả của học sinh.
* Cách thực hiện : 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Viết đoạn văn sử dụng dẫn những câu sau theo 2 cách
 a) Cách dẫn trực tiếp 
 “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.”
 b) Cách dẫn gián tiếp
 “Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
* Dự kiến sản phẩm:
a/ Bằng lời kể nhẹ nhàng, duyên dáng, Nguyễn Thành Long đã đưa ta đến với Sa Pa - thành phố mộng mơ. Nhưng "Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.”
b/ Bài thơ đã kết thúc bằng hình ảnh hai người chiến sĩ, hai đồng chí đang sát cánh bên nhau. Cảnh tượng chiến trường là rừng núi hoang vu, sương muối dày đặc. Các anh đứng cạnh bên nhau trong tư thế sẵn sàng chờ giặc. Vầng trăng khuya lơ lửng trên không như đang treo ngay đầu súng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV kết luận và chốt KT
- Hoàn thành các bài tập. 
- Ôn tập các nội dung phần TV đã học
- Chuẩn bị bài: Ôn tập Tập làm văn
+ Ôn lại toàn bộ ND phần Tập làm văn đã học để tiết sau ôn tập chuẩn bị cho KT cuối học kì I.
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết 83,84,85
TÊN BÀI DẠY : ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (3 tiết)
1. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Củng cố khái niệm văn bản thuyết minh và văn tự sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong VB thuyết minh và tợ sự.
- Khái quát hệ thống VB thuộc kiểu VBTM và TS đã học.
2. Năng lực
- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết nói và nghe kiểu bài tự sự, thuyết minh; cảm nhận nét đặc sắc trong nghệ thuật tự sự, thuyết minh)
3. Phẩm chất 
- Trách nhiệm, chăm chỉ (Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc) 
4. Nội dung tích hợp: Kĩ năng sống: giao tiếp, tư duy
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm, 
* Học liệu: tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV-SGK, hướng dẫn học Ngữ văn 9( Vnen)
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: Bài tập
* Sản phẩm: hs trả lời được câu hỏi
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 “Bán đảo Đồ Sơn nổi lên giữa một vùng phù sa miền duyên hải, gồm chín ngọn nói giáp vào nhau, vươn dài như một cánh tay khổng lồ vẫy chào biển cả. Tới Đồ Sơn, ngoài thú vui tắm biển, bạn có thể dạo chơi trên con đường ven biển rợp mát bóng dừa. ở khu Một, bãi cát dài thoai thoải, sóng biển ì ầm vỗ vào bờ suốt bốn mùa không nghỉ. Những khách sạn hiện đại với nhiều kiểu dáng khác nhau mọc lên để đón khách muôn phương. Ở khu Hai, nhiều khách sạn kiến trúc theo kiểu biệt thự ẩn hiện dưới tán cây xanh, nằm yên tĩnh trên thảm cỏ xanh mềm”.
Câu 1. Dòng nào nói đúng nhất nội dung của đoạn văn trên?
A. Giới thiệu vẻ đẹp của Đồ Sơn	C. Giới thiệu vẻ đẹp của sóng biển
B. Giới thiệu vẻ đẹp của con đường	D. Giới thiệu vẻ đẹp của khách sạn
Câu 2. Đoạn văn trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
A. Dùng hình thức tự thuật	C. Dùng hình thức so sánh, nhân hóa
B. Đối thoại theo lối ẩn dụ	D. Dùng hình thức diễn ca.
Câu 3: Đoạn văn trên đã sử dụng yếu tố miêu tả để thuyết minh. Đúng hay sai?
	A. Đúng	B. Sai	
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Hs báo cáo cáo kết quả
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV nhận xét, chốt đáp án và dẫn vào bài
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: - Hiểu khái niệm thuật ngữ. Biết những đặc điểm của thuật ngữ.
* Nội dung: tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác văn bản, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, làm được phiếu học tập.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Thảo luận nhóm: Chia 4 nhóm, mỗi tổ 1 nhóm
Giao việc cho học sinh (thời gian 5 phút)
Nhóm 1: Phần TLV trong Ngữ văn L9, tập 1 có những nôị dung lớn nào? Những nd nào là trọng tâm, cần chú ý?
? Nhắc lại một số đặc điểm của VB thuyết minh?
Nhóm 2: Hãy kể các p.pháp TM đã học? ? Văn bản TM ở lớp 9 có gì khác với VBTM học ở lớp 8?
Nhóm 3: Vị trí, vai trò,td của yếu tố MT và các b/pháp NT trong VB thuyết minh? VD?
Tìm 1VD về đoạn văn TM có yếu tố MT và b/pháp NT?
Nhóm 4:VB thuyết minh có y/tố tự sự, MT giống và khác nhau với VB tự sự, VBMT ntn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh thảo luận theo nhóm, trình bày trên bảng nhóm
- Các nhóm trưng bày bảng nhóm, đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét, bổ sung, giáo viên nhận xét
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
* Dự kiến kết quả:
+ Nhóm 1: Kiểu VB thông dụng cung cấp những kiến thức khách quan về đặc điểm, t/chất, ng. nhân của các sự việc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng các phương trhức giới thiệu, trình bày, giải thích.
+ Nhóm 2: Đ/nghĩa, liệt kê, VD, dùng số liệu, phân loại, so sánh ( 6 phương pháp)
L9: văn TM có sử dụng 1 số b.pháp NT và yếu tố mtả. (TM về 1 ngôi chùa cổ: Phải ltưởng, tưởng tượng, so sánh, n/hóa ( ngôi chùa tự KC mình để khơi gợi cảm thụ về đtượng TM, phải MT để người nghe hdung ra dáng vẻ )
+ Nhóm 3- Yếu tố phụ, bổ trợ cho PTBĐ chính: TM
- Làm nổi bật đối tượng , làm cho đối tượng TM cụ thể,sống động, gây ấn tượng->hấp dẫn, hứng thú đối với người đọc, người nghe, tránh khô khan, nhàm chán
+ Nhóm 4: 
TM
- Trung thành với đặc điểm của đtượng, sv. 
- Bảo đảm tính khách quan, khoa học
- ít dùng tưởng tượng, so sánh.
- dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
- Thường theo 1 khuôn mẫụ
ứng dụng trong nhiều tình huống c/s, văn hoá, khoa học
MT + TS
- Không nhất thiết phải trung thành với sv, có hư cấu, tưởng tượng.
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của viết
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng, 
- ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết, 
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Nêu những hiểu biết của em về văn bản tự sự (khái niệm)
? văn tự sự ở lớp 6 có gì khác so với văn tự sự ở lớp dưới
Thảo luận theo nhóm bàn ( 3’)
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Lớp chia 3 nhóm, thảo luận theo 2 bàn , ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, giáo viên chốt ghi bảng
Nhóm 1: Vai trò, vị trí,td của yếu tố MT nội tâm, yếu tố NL trong VB tự sự? Lấy VD?
 - Lấy VD ( Sgk N.văn L9-t1)
Nhóm 2: Ngoài yếu tố MT nội tâm, NL, VB tự sự còn sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoạivà độc thoại nội tâm. Hãy nêu đặc điểm của các yếu tố đó? Vai trò, td?
Nhóm 3: Tìm những đv có yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhiệm vụ suy nghĩ, thảo luận trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
1. Khái niệm:
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Yêu cầu nội dung văn bản tự sự ở lớp 9 tập một:
- Nhận diện được các yếu tố kết hợp: miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Kĩ năng kết hợp các phương thức trong một văn bản.
- Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận; của đối thoại, độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
3. Vai trò, vị trí, tác dụng của yếu tố MT nội tâm, yếu tố NL trong văn tự sự:
- Nhằm tái hiện những ý nghĩ cảm xúc, diễn biến tâm trạng nhân vật, làm câu chuyện thêm phần triết lí.
-ĐV có MT nội tâm + nghị luận: “Nhưng bây giờ . Thành đường thôi” (Cố hương)
4. Đối thoại; độc thoại và độc thoại nội tâm:
* Đối thoại:
- H/thức đối đáp, trò chuyện 
- Có gạch đầu dòng.
+ VD: Làng
* Độc thoại:
- Lời của người nào đó nói với chính mình và nói với ai đó trong tưởng tượng.
- Thành lờị
- Có gạch đầu dòng.
+ VD: Làng
* Độc thoại nội tâm:
- lời của người nào đó....tưởng tượng.
- Không thành lờị
- không có gạch đầu dòng.
+ VD: Làng
* Vai trò:
- nhằm diễn tả những diễn biến tâm lí hết sức phức tạp trong thế giới nội tâm con ngườị Bước 4: Kết luận, nhận định
Ị. Những nội dung lớn trọng tâm:
- Văn thuyết minh:
+ K/hợp với các biện pháp NT và yếu tố miêu tả.
- Văn tự sự: (Trọng tâm)
+ K/hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
+ Kết hợp với nghị luận.
+ Kết hợp với độc thoại, đối thoạị
+ Người k/c, vai trò của người k/c.
IỊ. Văn bản thuyết minh:
1. Vai trò, vị trí, td của y/tố Mtả và các B/pháp NT trong VBTM:
2. So sánh văn TM có yếu tố tự sự, MT và VB tự sự, miêu tả:
a. Giống:
- Đều sử dụng phương thức tả và kể.
b. Khác nhau:
* Văn TM có yếu tố tự sự – MT:
- PTBĐ chính: TM (Trung thành với đặc điểm của đtượng, sv; bảo đảm tính khách quan, khoa học)
- Yếu tố tự sự- mtả: có td bổ trợ làm nổi bật đối tượng TM.
* Văn bản tự sự , mtả:
- PTBĐ chính: tự sự hoặc mtả.
+ Tự sự: kể người, việc, có ng.nhân, diến biến, kquả, ý nghĩạ
+ Miêu tả: tái hiện sự vật, hiện tượng, con người một cách cụ thể, rõ ràng, sống động ->người đọc hình dung rõ nét đối tượng miêu tả theo 1 trình tự từ đầu đến cuối
III. Văn tự sự - Ngữ văn 9
1. Khái niệm:
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Yêu cầu nội dung văn bản tự sự ở lớp 9 tập một:
- Nhận diện được các yếu tố kết hợp: miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Kĩ năng kết hợp các phương thức trong một văn bản.
- Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận; của đối thoại, độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
3. Vai trò, vị trí, tác dụng của yếu tố MT nội tâm, yếu tố NL trong văn tự sự:
- Nhằm tái hiện những ý nghĩ cảm xúc, diễn biến tâm trạng nhân vật, làm câu chuyện thêm phần triết lí.
-ĐV có MT nội tâm + nghị luận: “Nhưng bây giờ . Thành đường thôi” (Cố hương)
4. Đối thoại; độc thoại và độc thoại nội tâm
CHUYỂN TIẾT 84
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.
* Nội dung: Các bài tập liên quan đến văn bản.
* Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
* HĐ1: Làm bài tập 4 
? Đọc YC bài tập?
1. Sách NV9, tập I nêu lên những ND gì về VBTS?
2. Vai trò, vị trí, và TD của các YT MT nội tâm trong VBTS ntn?
3. Vai trò, vị trí, và TD của các YT NL trong VBTS ntn?
4. Cho VD 1 đoạn văn TS trong đó có SD YT MT nội tâm.
5. Cho VD 1 đoạn văn TS trong đó có SD YT NL? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
1.Văn TS là trọng tâm của chương trình NV9, HKI. Như đó trình bày ở bài tập 1 các ND TS vừa lặp lại vừa nâng cao.
2. Vai trò, vị trí, và TD của các YT MT nội tâm trong VBTS:
- Vai trò: MT nội tâm trong VBTS là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. 
- Vị trí: Đó là biện pháp quan trọng để XD nhân vật.
- TD: Làm cho nhân vật sinh động.
3.Vai trò, vị trí, và TD của các YT NL trong VBTS:
KT động não, trình bày 1 phút
- Vai trò: người viết thường nêu lên các NX, phán đoán, lí lẽ, dẫn chứng để trình bày, thuyết phục người đọc, người nghe về 1 vấn đề, 1 quan điểm, tư tưởng nào đó.
- Vị trí: .ít (không nên lấn át lời kể, tình tiết vì dễ khô khan, suy lí.
- TD: YT NL làm cho truyện kể có tính triết lí sâu sắc, chủ đề được khắc sâu 1 cách ý vị.
4. Cho VD 1 đoạn văn TS trong đó có SD YT MT nội tâm.
 Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp”. 
(Lí Lan, Cổng trường mở ra, trong Ngữ văn 7, tập I).
5. Cho VD 1 đoạn văn TS trong đó có SD YT NL? 
 Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:
 - Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đó biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nũi giống nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh 1 trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở 2 lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha 1 ai, chớ bảo là ta không nói trước!
(Ngô Gia Văn Phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Ngữ văn 9, tập I).
5.Cho VD 1 đoạn văn TS trong đó có SD cả YT MT nội tâm và NL?
 Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ 1 hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là 1 người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.....
Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết 1 người như thế ấy!... 1 người đã khóc vì trót lừa 1 con chó!... 1 người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời này quả thật cứ mỗi ngày 1 thêm đáng buồn 
(Nam Cao, Lão Hạc, trong Ngữ văn 8, tập I)
Bước 4: Kết luận, nhận định
* HĐ2: Làm bài tập 5 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Đọc bài tập?
1. Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
2. Vai trò, TD của YT đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
3. Tìm đoạn văn TS có SD các YT đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs thảo luận làm bài tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
1.
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Trong VBTS, đối thoại đợc thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là 1 lần gạch đầu dòng).
- Độc thoại là lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với 1 ai đó trong tưởng tượng. Trong VBTS, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng.
- Độc thoại nội tâm: khi người độc thoại không nói thành lời.
2. Vai trò, TD của YT đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm:
- Vai trò: Dùng để thể hiện nhân vật trong VBTS.
- Tác dụng: Làm nổi bật nhân vật.
3.Tìm đoạn văn TS có SD các YT đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm:
 .. Tôi cất giọng véo von: 
Cái Cò, cái Vạc, cái Nông
Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?
Vặt lông cái Cốc cho tao
Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.
Chị Cốc thoạt nghe tiêng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu ntn, giật nẩy 2 đầu cánh, muốn bay...Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi:
 - Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? Đứa nào cạnh khoé gì tao thế?
Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh vắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!” 
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí, Ngữ văn 6, tập II).
* HĐ3: Làm bài tập 6
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Đọc YC bài tập?
Thực hành tìm các yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự đã học.
Bài 1: Tóm tắt nội dung cốt truyện của các văn bản tự sự: Làng – Kim Lân; Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long;
*/ GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm tóm tắt 1 văn bản- Thời gian 3’ 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
*/ HS thực hành nội dung tóm tắt cốt truyện 
=> Trình bày.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- Ngôi thứ nhất:
+ Dễ bộc lộ cảm xúc của người kể.
+ Giúp người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, MT được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp diễn ra trong tâm hồn nhân vật.
+ Hạn chế trong việc MT bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong đoạn văn trần thuật.
- Ngôi thứ 3: biết hết mọi việc, mọi tâm tư tình cảm của tất cả các nhân vật.
Thực hành tìm các yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự đã học.
Bài 1: Tóm tắt nội dung cốt truyện của các văn bản tự sự: Làng – Kim Lân; Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long; 
Bước 4: Kết luận, nhận định
*/ GV nhận xét, đánh giá và sửa chữa trên cơ sở như sau: 
II. Văn bản tự sự:
1. Yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự:
- Văn TS là trọng tâm của chương trình NV9, ND TS vừa lặp lại vừa nâng cao.
- Vai trò: MT nội tâm trong VBTS là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. 
- Vị trí: Đó là biện pháp quan trọng để XD nhân vật.
- TD: Làm cho nhân vật sinh động.
- Vai trò: người viết thường nêu lên các NX, phán đoán, lí lẽ, dẫn chứng để trình bày, thuyết phục người đọc, người nghe về 1 vấn đề, 1 quan điểm, tư tưởng nào đó.
- Vị trí: ít (không nên lấn át lời kể, tình tiết vì dễ khô khan, suy lí.
- TD: YT NL làm cho truyện kể có tính triết lí sâu sắc, chủ đề được khắc sâu 1 cách ý vị.
2. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VBTS:
3. Ngôi kể trong văn bản tự sự:
*/ Văn bản “ Làng”:
	Buổi trưa hôm ấy, ông Hai ở nhà một mình vì vừa làm xong công việc vỡ đất, ông thấy hai cái vai mỏi nhừ. Nghĩ đến làng ông lại thấy vui, thấy như mình trẻ ra và ông thấy nhớ làng. Đợi con gái về ông ra phòng thông tin đọc báo. Những tin tức giết giặc trừ gian làm ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá! Rồi ông đi hỏi thăm tin tức về làng. Cái tin làng làm việt gian làm ông sững sờ, xấu hổ. Mấy ngày sau đó, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội mà nghe ngóng. Cái tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian cứ bám riết lấy ông, dằn vật ông, lúc nào ông cũng cứ nơm nớp lo sợ người ta đang bàn tán ; ông sợ cả mụ chủ nhà rồi nghĩ đến cảnh tượng bị dân làng xa lánh, đuổi khỏi vùng tản cư. bao ý nghĩ đen tối, ghê rợn, rối bời nối tiếp trong đầu ông Hai. Có lúc ông nghĩ, hay là quay trở về làng, nhng ông gạt đi ngay với suy nghĩ: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. May thay, khoảng ba giờ chiều hôm ấy, ông Chủ tịch làng Chợ Dầu của ông từ quê lên cải chính cái tin làng Chợ Dầu làm Việt gian. Biết được sự thật về tinh thần của làng chợ Dầu, ông lại càng tự hào, yêu mến làng kháng chiến của mình. Thế là ông Hai lại đi khoe khắp nơi cái tin ấy với mọi người. Ai cũng mừng cho ông lão.
*/ Văn bản:” Lặng lẽ Sa Pa”:
	Trong chuyến xe lên Lào Cai, ông họa sĩ, cô kĩ sư được bác lái xe giơí thiệu về anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600 m – người được coi là “ Cô độc nhất thế gian”. Cuộc gặp gỡ tình cờ hết sức ngắn ngủi song anh thanh niên đã bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn khiến ông hoạ sĩ, cô kĩ sư ngạc nhiên, khâm phục. Họ chia tay nhau trong sự quyến luyến bịn rịn với nhiều tình cảm tốt đẹp về nhau...
Bài 2: Trên cơ sở nội dung các sự việc vừa tóm tắt ở trên, hãy xác định nhân vật chính, ngôi kể và tình huống truyện. 
*/ HS tiếp tục xác định theo 3 nhóm như đã nêu trên => Trình bày kết quả. 
*/ GV nhận xét, đánh giá và nêu đáp án: 
*/ Làng: 
- Tình huống: ông Hai nghe được tin làng chợ Dầu của mình theo giặc từ những người tản cư từ phía làng chợ Dầu lên. 
- Ngôi kể thứ 3. 
- Nhân vật chính: ông Hai.
*/Lặng lẽ Sa Pa: 
- Tình huống truyện: cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bác lái xe, ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên. 
- Truyện được kể theo ngôi thứ 3 nhưng tác giả lại đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật ông hoạ sĩ già, mặc dù không dùng ngôi thứ nhất (để người hoạ sĩ xưng tôi khi kể chuyện, trừ 1 đoạn nhỏ, tác giả chuyển điểm nhìn sang nhân vật cô kĩ sư). Cách kể và ngôi kể, chọn điểm nhìn này là 1sáng tạo riêng của tác giả.
- Nhân vật chính

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_81_den_90_nam_hoc_2021_2022.doc