Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài 11: Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài 11: Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

 

pptx 39 trang Thái Hoàn 01/07/2023 911
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài 11: Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG 
CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC 
Giáo viên: 
KHỞI ĐỘNG 
Cùng lắng nghe bài hát Tình ta biển bạc đồng xanh - Hoàng Sông Hương và nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên qua bài hát. 
Tiết 
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ 
__Huy Cận__ 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
II. Đọc hiểu chi tiết 
III. Tổng kết 
I. Tìm hiểu chung 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả 
 Huy Cận (1919-2005), tên đầy đủ Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh. Nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ m ới (1932-1945). 
Tham gia CM, giữ nhiều trọng trách, nhà thơ tiêu biểu cho thơ ca hiện đại VN. 
Huy Cận (1 919 - 2005 ) 
Em hãy trình bày đôi nét về nhà thơ Huy Cận. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ra đời trong hoàn cảnh nào? 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả 
Trước năm 1945 
Sau năm 1945 
Thơ ông giàu chất triết lí và thấm thía bao nỗi buồn. Ông đã từng nói “ Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm” 
Thơ ông lại dạt dào niềm vui nhất là khi ông nói về con người mới, cuộc sống mới. 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
2. Tác phẩm 
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá sáng tác giữa 1958 trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh. 
Bài thơ nằm trong tập " Trời mỗi ngày lại sáng " (1958), kết quả của chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. 
Quảng Ninh 
Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
Sóng đã cài then, đêm sập cửa 
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi. 
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, 
Cá thu biển Đông như đoàn thoi 
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. 
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! 
Thuyền ta lái gió với buồm trăng 
Lướt giữa mây cao với biển bằng, 
Ra đậu dặm xa dò bụng biển, 
Dàn đan thế trận lưới vây giăng. 
Cá nhụ cá chim cùng cá đé, 
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, 
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe, 
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. 
Ta hát bài ca gọi cá vào, 
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. 
Biển cho ta cá như lòng mẹ 
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. 
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng, 
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng 
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, 
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. 
Câu hát căng buồm với gió khơi, 
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. 
Mặt trời đội biển nhô màu mới, 
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. 
 ( Hồng Gai, 4-10-1958) 
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI 
Nhan đề bài thơ có ý nghĩa gì? 
Hình ảnh đoàn thuyền gợi sự đoàn kết, sự đồng lòng chung sức của mỗi thành viên. 
Phản ánh không khí lao động hăng say của người dân chài 
Gợi thành quả lao động góp phần xây dựng đất nước sau chiến tranh 
Ý NGHĨA NHAN ĐỀ 
I . TÌM HIỂU CHUNG 
2. Tác phẩm 
01 
02 
03 
Hai khổ đầu: 
 Cảnh đoàn thuyền ra khơi. 
BỐ CỤC 
Bốn khổ tiếp: 
Cảnh đánh cá 
 trên biển. 
Khổ cuối : 
 Cảnh đoàn thuyền 
đánh cá trở về. 
Cá bạc 
Cá thu 
Cá chim 
Cá song 
Cá đé 
Cá nhụ 
Từ ngữ 
Hình ảnh 
Đặc điểm 
Loài cá cùng họ với cá thu, thân và má có vảy nhỏ, màu trắng nhạt. 
Loài cá biển sống ở tầng mặt nước, thân dẹt hình thoi. 
Loài cá mình dẹt, vây lớn. 
Sống ở gần bờ, thân dày và dài, có nhiều vạch dọc thân hoặc các chấm màu đen và hồng 
Thân dài, hơi dẹt 
Còn gọi là cá bẹ, cùng họ với cá trích nhưng lớn hơn. 
Trong bài thơ, nhà thơ đã nhắc đến tên các loài cá nào? Vận dụng kiến thức của bộ môn sinh học, hãy nêu rõ đặc điểm của các loài cá ? 
CHÚ THÍCH 
Ra khơi 
Trở về 
Đánh bắt cá 
Bình minh 
Đêm trăng 
Hoàng hôn 
Thiên nhiên 
Con người 
theo trình tự thời gian 
theo chuyến hành trình trên biển 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 
Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra khơi đánh cá 
Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
Sóng đã cài then đêm sập cửa 
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi 
Cảnh biển được miêu tả vào thời điểm nào? Phân tích nghệ thuât của hai dòng thơ đầu. 
*Thời gian: buổi chiều” hoàng hôn.” 
* Nghệ thuật: 
- Điểm nhìn: từ con thuyền 
- NT so sánh: Mặt trời như hòn lủa→ hình ảnh tả thực, mặt trời xuống biển khép lại một ngày 
+ Gợi quang cảnh kì vĩ tráng lệ. 
+ Gợi bước đi của thời gian không chết mà vận động theo hành trình của đoàn thuyền. 
a. Cảnh thiên nhiên: khổ 1 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 
 Nhân hóa: 
+ Sóng - cài then →Tả những con sóng xô bờ như chiếc then cửa vũ trụ 
→ sau 1 ngày vũ trụ đi vào nghỉ ngơi, thư giãn. 
+ Đêm- sập cửa 
→ Tác dụng NT nhân hóa: gợi cảm giác gần giũ , thân thương, vũ trụ được hình dung như ngôi nhà lớn của người 
↔ Huy Cận yêu thiên nhiên và yêu mến cuộc đời. 
Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra khơi đánh cá 
b. Cảnh đoàn thuyền ra khơi 
Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra khơi đánh cá 
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. 
SUY NGHĨ VÀ TRẢ LỜI: 
Trong câu thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi , từ «lại» có ý nghĩa gì? 
Câu thơ “câu hát căng buồm...”sử dụng nghệ thuật gì? Nó cho thấy tinh thần gì của người lao động? 
b. Cảnh đoàn thuyền ra khơi 
* Hình ảnh con người xuất hiện: 
Phụ từ: “ Lại ” 
Tạo điểm nhấn cho câu thơ. 
+ Miêu tả hành động đối lập giữa vũ trụ và con người 
Gợi tư thế chủ động của con người → Công việc ra khơi vẫn lặp đi lặp lại hằng ngày. 
Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra khơi đánh cá 
b. Cảnh đoàn thuyền ra khơi 
Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra khơi đánh cá 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi 
Cách nói độc đáo : tưởng như tiếng hát hòa cùng gió mạnh thổi căng buồm, đẩy con thuyền rẽ sóng. 
“Cánh buồm ” no gió còn tượng trưng cho khí thế phơi phới đi lên của công cuộc xây dựng đất nước. 
Cụ thể hóa niềm vui , sự hào hứng, hăm hở của người lao động 
 Đoàn thuyền ra khơi trong tâm trạng phấn chấn náo nức của người lao động → sức mạnh của con người và sức mạnh của thiên nhiên đã đẩy con thuyền ra khơi. 
Ngư chài đã hát gì? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, qua đó tác giả muốn ca ngợi gì ? 
Hát rằng: cá bạc biển đông lặng, 
Cá thu biển Đông như đoàn thoi 
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. 
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! 
Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra khơi đánh cá 
c. Câu hát của người lao động 
Hát .. Biển đông lặng: Gợi lên niềm vui, mong ước về một chuyến đi bình yên, trời yên biển lặng 
Nghệ thuật 
L iệt kê: Cá bạc, cá thu 
So sánh : Cá = đoàn thoi 
Nhân hóa: dệt biển , 
dệt lưới 
 Tự hào về sự giàu có của biển cả. 
- Gợi không khí hăng say của người lao động 
 Gợi hình ảnh đàn cá dệt tấm lưới giữa biển đêm 
 Gợi vệt nước lấp lánh khi đàn cá bơi lội giữa ánh trăng 
Khổ thơ gợi lên bức tranh lao động đặc sắc và tráng lệ, bức tranh như thâu tóm được cả không gian vũ trụ,nâng con người lên tầm vóc vũ trụ. 
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển: khổ 3,4,5,6 
a. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: khổ 3 
Lái 
gió 
lướt 
giữa mây, biển 
dò 
bụng biển 
dàn 
thế trận 
 Đoàn thuyền được tái hiện trên nền của thiên nhiên bao la rộng lớn. 
Nghệ thuật: 
- Cảm hứng lãng mạn + cảm hứng nhân sinh vũ trụ 
- Động từ: lái, lướt, dò, dàn. 
- Khoa trương phóng đại qua hình ảnh “lái gió với buồm trăng 
→ Đoàn thuyền vốn nhỏ bé nay đã trở thành kì vĩ ,khổng lồ hòa nhập với không gian bao la của vũ trụ→ con thuyền như con người đang làm chủ không gian 
Khổ thơ gợi lên bức tranh lao động đặc sắc và tráng lệ, bức tranh như thâu tóm được cả không gian vũ trụ,nâng con người lên tầm vóc vũ trụ. 
a. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: khổ 3 
b. Sự giàu có của biển khơi: khổ 4,5 
Cá nhụ cá chim cùng cá đé  ..Đêm thở sao lùa nước Hạ Long 
Hai khổ thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?Tác dụng 
Biện pháp nghệ thuật 
Tác dụng 
Liệt kê: cá nhụ, cá đé, cá song 
tác giả miêu thả sự phong phú giàu có của biển quê hương. 
H/ả ẩn dụ, so sánh: “cá song lấp lánh đuốc đen hồng” 
Nhân hóa : “ Cái đuôi em quẫy” 
tả thực loại cá song thân dài, vảy có chấm nhỏ mà đen hồng → gợi về đoàn cá song như cây đuốc lấp lánh dưới trăng đêm 
- Miêu tả động tác quẫy một chú cá dưới trăng 
- Gợi đêm trăng đẹp , huyền ảo đầy mặt biển 
→ cá quẫy nước như quẫy trên trăng 
Ẩn dụ và nhân hóa: đêm thở - sao lùa 
biển như mang linh hồn của con người như sinh thể cuộn trào sức sống. 
Niềm vui háo hức người dân chài cất cao tiếng hát: khổ 5 
 Ta hát bài ca gọi vào 
 Nuôi lớn đời ta tự thủa nào 
Nghệ thuật: 
- Bút pháp lãng mạn 
- Lần thứ ba tiếng hát ngân vang 
- Hình ảnh so sánh biển “như lòng mẹ”: Biển không chỉ đẹp rực rỡ, giàu có, mà còn rất huyền bí ân tình như người mẹ: ca ngợi và biết ơn biển. 
→ Câu thơ thể hiện thái độ trân trọng đới vơi biển khơi và lòng biết ơn của người dân chài với biển. Biển như nguồn sữa khổng lồ đã nuôi dưỡng con người tự bao đời 
b. Sự giàu có của biển khơi: khổ 4,5 
c. Khung cảnh lao động hăng say trên biển: khổ 6 
Sao mờ kéo lưới kịp trời sángTa kéo xoăn tay chùm cá nặngVẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đôngLưới xếp buồm lên đón nắng hồng 
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI: 
? Cách đánh bắt cá của người dân có gì đặc biệt? 
? Em hiểu 2 câu thơ “ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng... rạng đông” như thế nào? 
? Em có nhận xét gì về cảnh kéo lưới của những người đánh cá? 
Thời gian: gần sáng. 
Công việc : “ Kéo xoăn tay”, “ xếp lưới” →từ ngữ tượng hình: miêu tả cụ thể công việc của những người ngư dân 
- Hình ảnh ẩn dụ : “ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng xoăn tay” → nét tạo hình gân guốc, chắc khỏe, vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài dân chài 
- Hình ảnh liệt kê: Vảy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông : giàu có của biển cả quê hương; màu đuôi cá dưới ánh nắng rạng đông. ->bút pháp sử dụng màu sắc đại tài của Huy Cận 
- Hình ảnh ẩn dụ : “ chùm cá nặng”: thành quả lao động 
=>Bức tranh thiên hùng vĩ , sự giàu có hào phóng của biển đông, khắc họa thành công của người lao động,lớn lao , phi thường. 
c. Khung cảnh lao động hăng say trên biển: khổ 6 
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về: khổ 7 ( khổ cuối) 
THẢO LUẬN NHÓM 
? Cảnh đoàn thuyền trở về được miêu tả trong khung cảnh ra sao? 
? Ở khổ thơ cuối tác giả đã lặp lại những hình ảnh và câu thơ nào? 
? Dụng ý của tác giả khi sử dụng các hình ảnh đó? 
? Hình ảnh mặt trời ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu? 
? Hai câu thơ “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi & Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” thể hiện điều gì về những người lao động trên biển? 
? Cả bài thơ được coi là khúc ca, đây là khúc ca gì? 
Câu hát căng buồm với gió khơi,  Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.  Mặt trời đội biển nhô màu mới,  Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. 
Câu hát căng buồm với gió khơi 
 →Lần thứ tư câu hát vang lên: gợi niềm vui phơi phới khi họ được trở về trên những con thuyền đầy ắp cá 
 K ết cấu đầu cuối tương ứng ( sự lặp lại hình ảnh mặt trời, đoàn thuyền, ) 
→ gợi cho ta thấy điệp khúc của khúc ca lđ. 
 NT nhân hóa : đoàn thuyền – chạy đua→ hình ảnh đoàn thuyền như một sinh thể sống, chạy đua với thiên nhiên 
+ Gợi được sự khẩn trương, hào hứng để giành lấy tg lao động. 
 H/ả: Mắt cá huy hoàng → Hoán dụ->ánh sáng của thành quả lao động 
- NT nhân hóa: “ mặt trời đội biển nhô màu mới ”-> mặt trời TN vĩ đại như đang đội cả biển khơi mênh mông bao la. 
“ Màu mới” còn mang ý nghĩa ấn dụ , là sự bắt đầu của cuộc sống ấm no, hạnh phúc . 
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về: khổ 7 ( khổ cuối) 
=> Đoàn thuyền trở về trong cảnh bình minh rực rỡ huy hoàng cùng niềm vui thắng lợi. 
- Thởi điểm: rạng động 
TỔNG KẾT 
Nội dung – Ý nghĩa: 
Vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên hoài hoà với vẻ đẹp con người lao động: khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan. Bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước cuộc sống và đất nước. 
Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp cảụ đất nước của những con người lao động mới. 
Đoàn thuyền đánh cá 
III. TỔNG KẾT 
III. TỔNG KẾT 
Nghệ thuật 
Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại . 
Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá 
Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người. 
Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng. 
Đoàn thuyền đánh cá 
LUYỆN TẬP – TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được tác giả viết về vùng biển nào ở nước ta? 
A. Quảng Ninh 
B. Quảng Bình 
C. Hải Phòng 
D. Thái Bình 
Câu 2: Ý nào sau đây kể đầy đủ nhất tên các loại cá được nhắc đến trong bài thơ ? 
A. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá đé 
B. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, cá chuối, cá song 
C. Cá bạc, cá thu, cá chim, cá song 
D. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song 
Câu 3 : Nội dung các “câu hát” trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào? 
 Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động. 
B . Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên. 
C. Thể hiện sức mạnh vô địch của con người. 
D. Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả. 
Câu 4 : C ảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là: 
A. Cảm hứng về lao động và chiến tranh. 
B. Cảm hứng về lao động và thiên nhiên. 
C. Cảm hứng về tình yêu thiên nhiên và chiến tranh. 
D. Cảm hứng về con người lao động 
Câu 5 : Từ vàng bạc trong câu: Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông được dùng theo nghĩa nào ? 
A. nghĩa gốc 
B. Phương thức chuyển nghĩa nhân hoá 
C. Phương thức chuyển nghĩa hoán dụ 
D. Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ 
1. Biển ta giàu và đẹp như thế nhưng hiện nay môi trường biển ở nước ta như thế nào? Theo các em ta phải làm gì để bảo vệ môi trường biển cũng như các nguồn lợi thủy hải sản từ biển? 
VẬN 
 DỤNG 
2. T háng 5/2014 , Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép lên vùng đặc quyền kinh tế của nước ta hồi, những ngư dân đã làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam? Bản thân em đã đang và sẽ làm gì để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nước ta? 
HẸN GẶP LẠI CÁC EM TRONG TIẾT HỌC SAU! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_9_bai_11_van_ban_doan_thuyen_danh.pptx