Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Kiểu ở lầu Ngưng Bích (Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Kiểu ở lầu Ngưng Bích (Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du)

Nhóm 1: Hai dòng thơ

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Miêu tả khung cảnh nào (không gian, thời gian, hình ảnh)? Bức tranh thiên nhiên ấy phản chiếu tâm trạng nào của Thúy Kiều?

Nhóm 2: Hai câu thơ:

 Buồn trông ngọn nước mới sa, 

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Tả cảnh vật thiên nhiên nào? Tâm trạng của Kiều bộc lộ ra sao?

Nhóm 3: Cảnh sắc thiên nhiên trong hai dòng thơ:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu, 

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Được gợi lên qua từ ngữ, hình ảnh nào? Khung cảnh ấy gợi cảm giác gì của Thúy Kiều đối với thế giới xung quanh?

Nhóm 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở hai dòng thơ cuối.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, 
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó?

 

ppt 15 trang hapham91 7630
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Kiểu ở lầu Ngưng Bích (Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH( TRÍCH TRUYỆN KIỀU) Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông,Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai,Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Buồn trông cửa bể chiều hôm,Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa,Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu,Chân mây mạt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.Nhóm 1: Hai dòng thơBuồn trông cửa bể chiều hôm,Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?Miêu tả khung cảnh nào (không gian, thời gian, hình ảnh)? Bức tranh thiên nhiên ấy phản chiếu tâm trạng nào của Thúy Kiều?Nhóm 2: Hai câu thơ: Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu?Tả cảnh vật thiên nhiên nào? Tâm trạng của Kiều bộc lộ ra sao?Nhóm 3: Cảnh sắc thiên nhiên trong hai dòng thơ:Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.Được gợi lên qua từ ngữ, hình ảnh nào? Khung cảnh ấy gợi cảm giác gì của Thúy Kiều đối với thế giới xung quanh?Nhóm 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở hai dòng thơ cuối.Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó?- Không gian: cửa bể mênh mông; Thời gian: chiều hôm buồn, vắng. - Hình ảnh: Thuyền ai thấp thoáng, cánh buồm xa xa (Đại từ phiếm chỉ ai hai từ láy thấp thóang, xa xa). Cánh buồm xa thấp thoáng ngoài cửa bể lúc ẩn, lúc hiện, đơn độc. Nó gợi sự cô đơn, lẻ loi, gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.- Hình ảnh ẩn dụ: con thuyền gợi thân phận Kiều cô đơn, phiêu dạt, vô định, giữa cuộc đời rộng lớn, gợi nỗi buồn, niềm khát khao sum họp mà vô vọng. Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?- Hình ảnh “ngọn nước mới sa”, nước đổ từ trên cao xuống, đột ngột, dữ dội cuốn theo cánh “hoa trôi man mác” bị dập vùi lênh đênh vô định giữa dòng đời.- Gợi tả nỗi mông lung lo lắng của Kiều không biết cuộc đời sẽ trôi đi đâu về đâu. Sử dụng từ láy man mác, câu hỏi tu từ về đâu? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu?- Khung cảnh mênh mông, hoang vắng “nội cỏ rầu rầu” nội cỏ héo úa, thiếu sức sống, “chân mây mặt đất” chỉ màu xanh đơn điệu nhạt nhòa. - Từ láy xanh xanh gợi nỗi u sầu, buồn bã, chán chường vì khung cảnh và cuộc sống đều vô vị, tẻ nhạt, không hy vọng đổi thay.Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.- Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh”, “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” NT ẩn dụ, phép nhân hóa. Từ láy ầm ầm được đảo lên đầu câu là âm thanh dữ dội kết thúc đoạn thơ như dự báo, dự cảm những biến động, tai họa dữ dội, đáng sợ bủa vây, ập đến.- Là cảnh tượng hãi hùng như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. Sự lênh đênh trên chặng đường đời nhiều sóng gió trước mặt Kiều, cũng là những phong ba, gập ghềnh mà Kiều sẽ phải đi qua.Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?nhớ về quê hương và gia đình. Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu?nỗi buồn về số kiếp trôi nổi. Buồn trông nội cỏ rầu rầu,Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.cuộc sống tẻ nhạt, vô vị.một nỗi bàng hoàng, lo sợ, hãi hùng Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.HS thảo luận nhóm bàn trong thời gian 2 phút:1. Nêu những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích?2. Tấm lòng của tác giả được thể hiện như thế nào trong đoạn trích? Từ đó em hãy rút ra ý nghĩa của văn bản?- Nghệ thuật: Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong tác phẩm (tả cảnh để bộc lộ tâm trạng). Lối tả cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thành từ tĩnh đến động. - Những từ láy gợi tả, gợi cảm, hình ảnh thơ đa nghĩa, sử dụng điệp ngữ buồn trông đạt hiệu quả cao.- Nội dung: Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.- Tấm lòng nhân hậu, sự đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du với nỗi bi thương của nhân vật Thúy Kiều – người con gái tài hoa bạc mệnh, tiêu biểu cho số phận bất hạnh của người phụ nữ trong XHPK.- Ý nghĩa: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. Nhận định nào nói đúng nhất nội dung đoạn trích?Nói lên nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của KiềuDNói lên tâm trạng buồn bã, lo âu của KiềuBCAThể hiện tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của KiềuCả 3 đáp án trên Nhận định nào nói đầy đủ nhất những thủ pháp nghệ thuật trong tám câu thơ cuốiLặp cấu trúc.DSử dụng ngôn ngữ độc thoại.BCATả cảnh ngụ tình.Cả 3 đáp án trên đều đúng.1. Học thuộc lòng đoạn trích.+ PT, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong đoạn trích.+ Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong Truyện Kiều có sử dụng NT miêu tả nội tâm NV thông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình.+ Đọc phần đọc thêm và đối chiếu đoạn trích, phân tích để thấy được thành công của Nguyễn Du. Đoạn văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân có tính chất tự sự, kể lại sự việc. Phần diễn tả nội tâm diễn xuôi; phần đoạn trích là sự sáng tạo của Nguyễn Du (thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh, đặc biệt là đoạn diễn tả tâm trạng, biện pháp tả cảnh ngụ tình ).+ Nhận xét về thân phận người phụ nữ trong XHPK, Nguyễn Du đã xót xa:Đau đớn thay phận đàn bà,Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.Bằng các tác phẩm đã học - Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du - em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.2. Chuẩn bị luyện tập chủ đề: Truyện Kiều của Nguyễn Du+ Tự học bài: Mã Giám Sinh mua Kiều; Thúy Kiều báo ân, báo oán.+ Thực hành viết đoạn văn nghị luận văn học về Truyện Kiều (viết đoạn văn bình một đoạn thơ mà em yêu thích).+ Vẽ sơ đồ thể hiện những hiểu biết của em về Nguyễn Du và những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều?+ Điều gì làm nên thành công của chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, mỗi bức chân dung ấy dự báo điều gì về số phận của hai nhân vật.+ Luyện tập văn bản: Truyện Kiều của Nguyễn Du; Chị em Thúy Kiều; Kiều ở lầu Ngưng Bích... ở tiết 34.Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_kieu_o_lau_ngung_bich_trich_truyen_k.ppt