Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn bản: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn bản: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

Năm 1954 chiến dịch ĐBP vừa kết thúc, đất nước bị chia làm 2 miền. Miền Nam tiếp tục chống đế quốc Mĩ. Miền Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng CNXH.

Bài thơ được viết năm 1958 khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, Miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Không khí hào hứng, phấn chấn tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội và khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất, xây dựng đất nước mới.

Chuyến đi thực tế của mình ở vùng mỏ Quảng Ninh vào nưả cuối năm 1958, đã giúp cho nhà thơ thấy rõ và sống trong không khí lao động ấy của nhân dân ta, góp phần quan trọng mở ra chặng đường mới trong thơ Huy Cận

 

ppt 72 trang Thái Hoàn 03/07/2023 3410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn bản: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VĂN BẢN: 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác gi ả 
Huy Cận 
- Huy Cận (1919 – 2005) 
- Tên đầy đủ : Cù Huy Cận 
- Quê : Hà Tĩnh 
- Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập thơ 
Lửa thiêng (1940) 
Trước năm 1945, thơ ông thấm đẫm triết lí và thấm thía bao nỗi buồn nhân thế. Ông đã từng nói “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm” 
Sau năm 1945, thơ ông dạt dào niềm vui nhất là khi nói về con người mới, cuộc sống mới 
Thơ Huy Cận 
2. Tác phẩm 
a. Hoàn cảnh sáng tác 
- Viết năm 1958, trong một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh 
- I n trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng’’(1958). 
Năm 1954 chiến dịch ĐBP vừa kết thúc, đất nước bị chia làm 2 miền. Miền Nam tiếp tục chống đế quốc Mĩ. Miền Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng CNXH. 
Bài thơ được viết năm 1958 khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, Miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Không khí hào hứng, phấn chấn tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội và khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất, xây dựng đất nước mới. 
Chuyến đi thực tế của mình ở vùng mỏ Quảng Ninh vào nưả cuối năm 1958, đã giúp cho nhà thơ thấy rõ và sống trong không khí lao động ấy của nhân dân ta, góp phần quan trọng mở ra chặng đường mới trong thơ Huy Cận 
b. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm + Miêu tả. 
c. Thể thơ : 7 chữ 
d. Cảm hứng bao trùm: 
- Có sự thống nhất giữa hai nguồn cảm hứng: về thiên nhiên vũ trụ và về con người lao động trong cuộc sống mới . 
Ra khơi 
Trở về 
Đánh bắt cá 
Bình minh 
Đêm trăng 
Hoàng hôn 
Thiên nhiên 
Con người 
theo trình tự thời gian 
theo chuyến hành trình chuyên biển 
Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
Sóng đã cài then đêm sập cửa 
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi. 
Hát rằng cá bạc biển Đông lặng 
Cá Thu biển Đông như đoàn thoi 
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng 
Đến dệt lướt ta đoàn cá ơi! 
Thuyền ta lái gió với buồm chăng 
Lướt giữa mây cao với biển bằng 
Ra đậu dặm xa dò bụng biển 
Dàn đan thế trận lưới vây giăng 
Cá nhụ, cá chim , cùng cá đé 
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng 
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe 
Đêm thở : Sao lùa nước Hạ Long 
Ta hát bài ca gọi cá vào 
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao 
Biển cho ta cá như lòng mẹ 
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào 
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng 
Ta kéo xoăn tay trùm cá nặng 
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng Đông 
Lưới xếp buồn lên đón nắng hồng. 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi 
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời 
Mặt trời đội biển nhô màu mới 
Mắt cá huy hoàng muôi dặm phơi. 
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ 
- Huy Cận - 
Phần 3 : Khổ cuối: 
Cảnh đoàn thuyền trở về. 
Phần 2 : Bốn khổ tiếp: 
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển. 
Phần 1: Hai khổ đầu: 
Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng của con người. 
Bố cục 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
1/ Cảnh đoàn thuyền ra khơi. 
a. Cảnh hoàng hôn 
Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
Sóng đã cài then đêm sập cửa 
- Điểm nhìn: Trên thuyền đánh cá.. 
- So sánh: gợi cảnh hoàng hôn trên biển đẹp kì vĩ, rực rỡ, tráng lệ, huy hoàng. 
- Nhân hoá: Thời khắc chuyển giao giữa ngày và đêm. Biển ngôi nhà vũ trụ ấm áp, thân quen 
=> Đoàn thuyền ra khơi đi trên biển như là đi trong ngôi nhà của mình. 
1/ Cảnh đoàn thuyền ra khơi. 
b. Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi 
‘‘ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” 
=> Vũ trụ nghỉ ngơi, con người làm việc. 
 Từ “lại”: Công việc quen thuộc hằng ngày. 
 Hình ảnh “Đoàn thuyền”: gợi không khí đông vui, tấp nập 
Đoàn thuyền chứ không phải 1 chiếc thuyền cô độc. 
1/ Cảnh đoàn thuyền ra khơi. 
b. Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi 
 “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” 
 Nghệ thuật ẩn dụ: thể hiện niềm vui, sự phấn chấn, tinh thần hăng say lao động. 
- Tiếng hát khỏe khoắn cùng với gió nâng đỡ cánh buồm 
Sự vận động của vũ trụ, biển cả đang dần khép lại, chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi 
THIÊN NHIÊN 
CON NGƯỜI 
Con người bắt đầu ra khơi, bắt đầu một ngày lao động mới . 
Đối lập 
=> Đoàn thuyền ra khơi trong không gian rộng lớn, hung vĩ, tráng lệ của biển trời và ánh sáng rực rỡ của hoàng hôn. 
 “ Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi” 
=> Sự giàu có và trù phú của biển khơi. 
- Liệt kê : cá bạc, cá thu gợi vùng biển giàu có, trù phú. 
- So sánh: gợi từng đoàn cá nối đuôi nhau nhiều như thoi đưa. 
- Biển lặng: Cầu mong biển yên để có chuyến đi bình an, đầy ắp cá tôm. 
“Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!” 
- Nhân hoá : “Dệt biển” 
- Hình ảnh ẩn dụ, nói quá : “Muôn luồng sáng” 
=> Vẽ đẹp lung linh, kỳ ảo của biển đêm. 
- Tiếng gọi thiết tha => Khát vọng chinh phục biển cả, chinh phục thiên nhiên, mong ước đánh bắt được nhiều tôm cá. 
- Niềm tự hào của tác giả về vùng biển quê hương. 
- Tiếng hát của họ đã thể hiện tâm hồn chan chứa niềm vui, phấn khởi, hăng say lao động. 
- Câu cầu khiến: “ Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!” 
 Trong những năm gần đây một số vùng biển nước ta xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển rất nhiều do những nguyên nhân như hiện tượng biển tiến , biển lùi, bão biển, nước dâng, sự ô nhiễm không khí ,tràn dầu tự nhiên .Đặc biệt là do con người vứt, xả rác trên bãi biển, cùng các chất thải khác từ tàu thuyền, (1.5 triệu tấn động vật chết mỗi năm vì ăn phải rác,2.4 triệu tấn dầu loang mỗi năm trên biển) gây thiệt hại cho một số vùng kinh tế , ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân như : sản lượng cá đánh bắt gần bờ giảm, nhiều loài thuỷ hải sản nuôi trồng chết hàng loạt, ảnh hưởng xấu đến du lịch Biển là tài nguyên vô cùng quí giá đối với con người . 
 Biển cho ta cá tôm ,cho ta khóang sản và là nguồn kinh tế du lịch vô tận . Vì thế chúng ta phải biết yêu biển bảo vệ biển như bảo vệ chính mình bảo vệ với ý thức cao và bằng hành động cụ thể. Mỗi người dân phải nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, không được xả rác bừa bãi 
2. Cảnh đánh cá trên biển: 
a, Hình ảnh con thuyền đánh cá 
Thuyền ta lái gió với buồm trăng 
Lướt giữa mây cao với biển bằng, 
Ra đậu dặm xa dò bụng biển, 
Dàn đan thế trận lưới vây giăng. 
Hình ảnh con thyền nằm trong mối quan hệ: gió , buồm trăng, biển bằng. 
Không gian mênh mông nhưng con thuyền cũng lớn lao kì vĩ. 
Sử dụng thủ pháp phóng đại và những liên tưởng độc đáo. 
Cuộc đánh cá như 1 cuộc chiến , trận chiến trên mặt trận lao động chinh phục biển khơi. 
Cá nhụ, cá chim cùng cá đé, 
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, 
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe, 
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long 
Cá nhụ 
Cá chim 
Cá đé 
Cá song 
Các hình ảnh liệt kê 
Trí tưởng tượng phong phú 
Nghệ thuật phối sắc đặc biệt tài tình. 
=> Cá đẹp rực rỡ, lộng lẫy huyền ảo , bầy cá như cá nàng tiên trong vũ hội 
=> Ca ngợi biển cả thanh bình, giàu có 
2 . Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển 
b . Hình ảnh người dân chài với công việc lao động trên biển: 
 Ta hát bài ca gọi cá vào 
 Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao 
Bút pháp lãng mạn cùng những liện tưởng độc đáo. 
=> Biến công việc nặng nhọc thành niềm vui , thể hiện lòng yêu nghề chan chứa. 
- NT: So sánh, nhân hóa . 
=> Biển hiền hòa, bao dung, nuôi sống con người 
Những người dân chài làm việc với niềm vui hăng hái, say sưa của những người làm chủ đất nước,họ lao động với tất cả sức lực và trí tuệ, tình yêu biển yêu nghề. 
Biển cho ta cá như lòng mẹ 
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào 
 → Công việc lao động tràn ngập niềm vui, lạc quan, yêu đời, yêu lao động nhịp nhàng cùng thiên nhiên. 
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng, 
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. 
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, 
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. 
Kéo xoăn tay : 
- Tả thực, từ ngữ gợi hình 
->Vẻ đẹp mạnh mẽ, rắn rỏi, khỏe khoắn 
“Nắng hồng” → Người lao động hân hoan, phấn khởi với chuyến ra khơi tốt đẹp 
3 . Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về 
Khổ thơ cuối hô ứng với khổ thơ đầu tạo 2 cảnh đối xứng. 
=> Biểu hiện nhịp tuần hoàn của vũ trụ. 
Dòng thơ đầu được lập lại với dòng đầu của khổ 1 
=> Tiếng hát xuất hiện suốt bài thơ : khúc ca lao động hào hứng. 
Sử dụng nhân hóa, hoán dụ và cách nói khoa trương. 
=> Cảnh tượng thiên nhiên kì vĩ, con người chạy đua cùng thời gia n. 
=> Đoàn thuyền trở về trong cảnh 1 ngày mới bắt đầu,con người chạy đua với thời gian , tranh thủ thời gian để lao động và đã thu được thành quả to lớn 
 Câu hát căng buồm với gió khơi 
 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời 
 Mặt trời đội biển nhô màu mới 
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. 
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật: 
 - Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại 
 - Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng 
2. Nội dung: 
 Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn c a ngợi biển cả lớn lao và giàu đẹp ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của nhứng con người lao động mới . 
Sơ đồ tư duy 
Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có câu thơ sau: 
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng” 
Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn). 
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư dân? 
Câu 3: Nêu mạch cảm xúc của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. 
Cáu 4: Phân tích nét đặc sắc của hình ảnh “buồm trăng”. Em hiểu cách nói “thuyền ta” nghĩa là gì? Theo em, có thể thay thế “thuyền ta” bằng “đoàn thuyền” được không? Vì sao? 
Câu 5: Câu thơ “Lướt giữa mây cao với biển bằng", tác giả đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Điều đó có phải chủ ý của nhà văn không, vì sao? 
Cáu 6: Trong chương trinh Ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay có hinh ảnh con thuyền, cánh buồm. Đó là bài thơ nào? Của ai? 
Câu 7: Cách viết “Lái gió với buồm trăng” đã gợi cho em điều gì? 
Cáu 8: Viết đoạn văn nêu cảm nhận vể khổ thơ trên. 
Câu 9: Bằng sự hiểu biết của bản thân, em hây viết đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu lập luận diễn dịch, trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người dân chài khi đánh cá trên biển đêm, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một phép lặp để liên kết. 
Câu 10; Từ đoạn thơ vừa chép, với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người ngư dân vẫn đang ngày đêm vươn khơi bám biển trong thời điểm hiện nay. 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 
Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn). 
Câu 1: Chép tiếp 3 câu thơ, đoạn thơ vừa chép có nội dung: 
- Chép chính xác ba câu thơ tiếp để thành khổ: 
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng 
Lướt giữa mây cao với biển bằng 
Ra đậu dặm xa dò bụng biển 
Gỉàn đan thế trận lưới vây giăng". 
- Nêu được nội dung đoạn thơ bằng một câu văn: Đoạn thơ đã khắc họa hình ảnh đòan thuyền đánh cá giữa biển đêm hùng tráng và thơ mộng. 
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư dân? 
Câu 2: Câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”: 
- Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, nói quá qua từ “lái”. 
- Tác dụng: Góp phần khắc hoạ vẻ đẹp người ngư dân về: 
+ Tư thế: Lớn lao, kì vĩ ngang tầm thiên nhiên, vũ trụ. 
+ Tâm hồn: phóng khoáng, lãng mạn. 
Câu 3: Nêu mạch cảm xúc của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. 
Câu 3: Nêu cảm xúc của bài thơ: 
Theo sự vận động của thời gian và hành trình của một chuyến ra khơi đánh cá (Thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến bình minh, cũng là thời gian của một chuyến ra biển rồi trở về của đoàn thuyền đánh cá: mặt trời xuống biền, cả trời đất vào đêm, trăng lên cao, đêm thở, sao lùa... rồi sao mờ, mặt trời đội biển nhô lên trong một ngày mớỉ.) 
Câu 4: Phân tích nét đặc sắc của hình ảnh “buồm trăng”. Em hiểu cách nói “thuyền ta” nghĩa là gì? Theo em, có thể thay thế “thuyền ta” bằng “đoàn thuyền” được không? Vì sao? 
Chỉ ra nét đặc sắc cùa hình ảnh buồm, trăng, nghĩa của từ “Thuyền ta”: 
- Nét đặc sắc của hình ảnh buồm, trăng: Đây là hình ảnh ẩn dụ 
- Giá trị: 
+ Hình ảnh này được xây dựng trên sự quan sát rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận. 
+ Từ xa nhìn lại, có lúc con thuyền đi vào khoảng sáng của vầng trăng, cánh buồm trở thành “buồm trăng”, vẻ đẹp của thiên nhiên làm nhòa đi cánh buồm bạc màu, cũ kĩ. 
+ Hình ảnh thể hiện cuộc sống lao động đầy chất thơ, thể hiện tâm hồn lãng mạn của những người dân chài. 
- Thuyền ta: Thuyền của ta, thuyền của những người dân chài đang đánh cá. 
- Không thể thay thế “thuyền ta” thành “đoàn thuyền”. Vì từ “ta” đầy tự hào, không còn cái tôi cô đơn, nhỏ bé. Thể hiện được niềm vui, niềm lạc quan, hăng say lao động, làm chủ biển trời của những người lao động mới. Thể hiện rõ được sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn tràn đầy, niềm vui hào hứng về cuộc sống mới trong thời kì miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ; tạo riêng hình ảnh thơ mang tính chất lãng mạn. 
Câu 5: Câu thơ “Lướt giữa mây cao với biển bằng", tác giả đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Điều đó có phải chủ ý của nhà văn không, vì sao? 
Câu 5: Câu thơ “Lướt giữa mây cao với biển bằng”: 
- Phương châm vi phạm: Phương châm về chất 
- Tác dụng: Dụng ý của tác giả, nói quá lên so với sự thật, nhằm làm nổi bật hình ảnh và tư thế của đoàn thuyền, của con người, họ không còn bé nhỏ mà tầm vóc trở nên lớn lao, vĩ đại, phi thường. 
Cáu 6: Trong chương trinh Ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay có hinh ảnh con thuyền, cánh buồm. Đó là bài thơ nào? Của ai? 
Câu 6: Bài thơ cũng có hình ảnh thuyền, cánh buồm: 
- Bài thơ: Quê hương 
- Tác giả: Tế Hanh 
Câu 7: Cách viết “Lái gió với buồm trăng” đã gợi cho em điều gì? 
Câu 7: Cách viêt “Lái gió với buồm trăng” đã gợi cho em: 
Thuyền có lái và có buồm, người lái con thuyền và thuyền lái gió đẩy thuyền. Hình ảnh lãng mạn và thơ mộng: Gió là người lái, mảnh trăng là cánh buồm. Con thuyền lướt đi giữa mây cao biển lớn . Bút pháp lãng mạn đã biến con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la thành con thuyền kì vĩ khổng lồ, hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ... 
Câu 8: Viết đoạn văn nêu cảm nhận vể khổ thơ trên. 
Câu 8: Viết đoạn văn cảm nhận về khổ thơ: 
- Trên mặt biển đó, có con thuyền đang băng băng lướt đi trên sóng: 
“Thuyền ta lái vây giăng”. 
- Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la giờ đây đã trở thành một con thuyền đặc biệt có gió là người cầm lái, còn trăng là cánh buồm. Con thuyền băng băng lướt sóng ra khơi để “dò bụng biển”. 
- Công việc đánh cá được dàn đan như một thế trận hàọ hùng. Tư thế và khí thế cùa những ngư dân thật mạnh mẽ, đầy quyết tâm giữa không gian bao la của biển trời. 
- Tầm vóc của con người và đoàn thuyền đã được nâng lên hòa nhập vào kích thước của thiên nhiên vũ trụ. Không còn cái cảm giác nhỏ bé lẻ loi khi con người đối diện với trời rộng sông dài như trong thơ Huy Cận trước cách mạng. 
- Hình ảnh thơ thật lãng mạn bay bổng và con người có tâm hồn cũng thật vui vẻ, phơi phới. Công việc lao động nặng nhọc đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên. 
Câu 9: Bằng sự hiểu biết của bản thân, em hây viết đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu lập luận diễn dịch, trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người dân chài khi đánh cá trên biển đêm, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một phép lặp để liên kết. 
Câu 9: Viết đoạn văn càm nhận về vẻ đẹp cùa người dân chài khi đánh cá trên biển đêm: 
- Tư thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao 
- Dũng cảm 
- Tâm hồn lãng mạn, tràn đầy tinh thần lạc quan 
- Giàu ơn nghĩa, gắn bó với thiên nhiên. 
Câu 10; Từ đoạn thơ vừa chép, với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người ngư dân vẫn đang ngày đêm vươn khơi bám biển trong thời điểm hiện nay. 
Câu 10: Viết đoạn nghị luận hình ảnh những ngườỉ ngư dân vẫn đang ngày đêm vươn khơi bám biển trong thời điểm hiện nay; 
- Khẳng định đây là một hình ảnh đẹp, được toàn dân ngợi ca, ủng hộ. 
- Nêu suy nghĩ về công việc của người ngư dân: khó khăn, gian khổ, phải đương đầu với thử thách của thiên nhiên, biển cả, hiềm nguy luôn rình rập luôn dũng cảm, kiên cường vì một tình yêu với quê hương, đất nước. 
- Nêu ý nghĩa công việc của những người Ngư dân: Lao động hăng say, đầy hào hứng để góp phần khai tác tài nguyên, nuôi sống bản thân, làm giàu cho gia đình, xây dựng đất nước; kiên trì bám biển để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước, bảo vệ vùng biển đảo quê hương ... 
- Suy nghĩ, hành động bản thân: khâm phục, tự hào -> ủng hộ về vật chất và tinh thần cho những người ngư dân để họ yên tâm bám biển, quyết tâm xây dựng và bảo vệ đất nước; ra sức học tập, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức trở thành người có ích cho xã hội, giúp đất nước phát triển, thể hiện tình yêu nước một cách đúng đắn.... 
CÂU 10 
Cho đoạn thơ sau: 
“Mặt trời xuống ..cùng gió khơi.” 
Câu 1: Những câu thơ trên trong bài thơ nào? Bài thơ đó được ra đời trong hoàn cảnh nào? 
Câu 2: Từ “lại” trong câu “Đoàn thuyền... lại ra khơi” có ý nghĩa gì? 
Câu 3: Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên. 
Câu 4; Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là “một khúc ca”. Em hiểu nội dung khúc ca ấy như thế nào? 
Câu 5: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 
Câu 1: Những câu thơ trên trong bài thơ nào? Bài thơ đó được ra đời trong hoàn cảnh nào? 
Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: 
- Tác giả: Huy Cận 
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được Huy Cận sáng tác năm 1958 khi miền Bắc đang tiến hành xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, tác giả đi thực tế đến vùng mỏ Hòn Gai - Quảng Ninh. 
Câu 2: Từ “lại” trong câu “Đoàn thuyền... lại ra khơi” có ý nghĩa gì? 
Câu 2: Ý nghĩa từ “lại”: 
Từ “lại” nói về hoạt động của đoàn thuyền vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, thường nhật, liên tục mỗi ngày của công việc lao động vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu trên: đất trời vào đêm nghỉ ngơi mà con người bắt đầu lao động, một công việc lao động không ít vất vả. 
Câu 3: Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên. 
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ: 
- So sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. 
=> Tác dụng: Mặt trời” được ví như một hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống. 
- Nhân hóa: Sóng đã cài then đêm sập cửa. 
Tác dụng: Gán cho sự vật những hành động của con người sóng “cài then”, đêm “sập cửa” gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. 
- Ẩn dụ: Câu hát căng buồm cùng gió khơi. 
=> Tác dụng: Nghệ thuật ẩn dụ góp phần thể hiện một hiện thực: Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì họ tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tồ quốc. 
Câu 4; Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là “một khúc ca”. Em hiểu nội dung khúc ca ấy như thế nào? 
Câu 4: Bài thơ là một khúc ca: 
- Bài thơ là khúc ca về lao động và thiên nhiên đất nước giàu, đẹp. 
- Khúc ca ấy vừa phơi phới, hào hứng vừa khỏe khoắn, mạnh mẽ. 
GỢI Ý 
Câu 5: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. 
* Cảnh hoàng hôn trên biên được miêu tả bằng hình tượng độc đáo: 
“Mặt trời xuống biền như hòn lửa 
Sóng đã cài then đêm sập cửa” 
- Với sự liên tưởng so sánh thú vị, Huy Cận đã miêu tả rất thực sự chuyển đồi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật kì vĩ, tráng lệ. 
- Với phép tu từ so sánh, nhân hóa khiến ta hình dung vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng hiền hoà gối đầu nhau chạy ngang trên biển như những chiếc then cài cửa. Phác hoạ được một bức tranh phong cảnh kì diệu như thế hển nhà thơ phải có cặp mắt thần và trái tim nhạy cảm. 
* Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con ngườỉ bắt đầu làm việc: 
- Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động: 
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi” 
* Sự đối lập này làm nổi bật tư thế lao đọng của con người trước biển: 
- Nhịp thơ nhanh mạnh như một quyết định dứt khoát. Đoàn ngư dân ào xuống đẩy thuyền ra khơi và cất cao tiếng hát khởi hành. Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, thường nhật, liên tục mỗi ngày của công việc lao động vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu trên: đất trời vào đêm nghỉ ngơi mà con người bắt đầu lao động, một công việc lao động không ít vất và. 
- Hình ảnh “câu hát căng buồm” - cánh buồm căng gió ra khơi- là ẩn dụ cho tiếng hát của con người có sức mạnh làm căng cánh buồm. Câu hát là niềm vui, niềm say sưa hứng khởi của những người lao động lạc quan yêu nghề, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc. 
Cho đoạn thơ: 
“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, 
Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. 
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!” 
Câu 1: Tại sao tác giả lại nói: "Cá thu biển Đông như đòan thoi”? 
Câu 2: Câu hát của người dân có ý nghĩa gì? 
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo theo kiểu Tổng - Phân - Hợp để làm rõ khí thế ra khơi của những ngư dân. 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 
Câu 1: Tại sao tác giả lại nói: "Cá thu biển Đông như đòan thoi”? 
Câu 1 : Câu thơ “Cá thu biển Đông như đoàn thoi”: 
- Nghệ thuật: So sánh 
- Hiệu quả của cách nói đó: Cách nói “Cá thu biển Đông như đoàn thoi”: là cách nói so sánh, tác giả so sánh cá thu với đoàn thoi nhằm gợi lên bức tranh biển cả như một tấm lưới dệt được dệt nên từ hàng nghìn đoàn thoi đưa. So sánh đàn cá như đoàn thoi, Huy Cận đã thể hiện được không gian biển cả giàu có với những đoàn cá đông đúc, nối đuôi nhau trên biển như thoi đưa. 
Câu 2: Câu hát của người dân có ý nghĩa gì? 
Câu 2: Ý nghĩa câu hát của ngư dân: 
- Lời hát của ngư dân làng chài ca ngợi sự giàu cố của biển cá với đa dạng các loài cá khác nhau. Đây chính là niềm vui tươi, phấn chấn để có một chuyến đi đánh cá bội thu. 
- Tiếng hát ấy như gọi cá đến cho đầy ắp khoang thuyền. Tinh thần vui tươi, phấn khởi trong lao động ấy đa tạo nên sự hăng say và tin tưởng hơn. Tác giả đã tái hiện lại cảnh đánh cá tuyệt đẹp. 
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo theo kiểu Tổng - Phân - Hợp để làm rõ khí thế ra khơi của những ngư dân. 
Câu 3: Viết đoạn văn để làm rõ khi thế ra khơi của những ngư dân: 
- Chuyện làm ăn thường có nhiều may rủi. Ra khơi đánh cá, họ cầu mong biển lặng sóng êm, gặp luồng cá, đánh bắt được nhiều. Họ hát khúc hát ca ngợi sự giàu có của biển cả. Họ hát bài ca gọi cá vào lưới, mong muốn công việc đánh cá thu được kết quả tốt đẹp. Niềm ước mong ấy phản ánh tấm lòng hiền hậu của ngư dân từng trải qua nhiều nắng, gió, bão tố trên biển. Giọng điệu thơ ngọt ngào, ngắn dài và vang xa: “cá bạc”, “đoàn thoi”, “dệt biển”, “luồng sáng”, “dệt lưới”. 
- Câu hát của những người đi biển, nó không những thể hiện được tâm hồn lạc quan và khí thế khẩn trương mà còn nói lên niềm mong ước của con người. Đi đánh cá từ ngàn đời nay may rủi là chuyện thường tình. Vì vậy, trong câu hát ta đọc được uớc mong của họ. Đó là ước mơ về trời yên biển lặng, gặp được luồng cá để đánh bắt được nhiều. Giọng điệu lời thơ như ngân lên ngọt ngào, ngân dài và xa mãi “Cá thu biển Đông như đoàn thoi” 
- Các hình ảnh của cá được so sánh, ẩn dụ là nhừng nét sáng tạo độc đáo đem đến cho người đọc một cảm nhận thứ vị về con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo theo kiểu Tổng - Phân - Hợp để làm rõ khí thế ra khơi của những ngư dân. 
Cho đoạn thơ: 
“Ta hát bài ca gọi cá vào, 
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, 
Biển cho ta cá như lòng mẹ, 
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” 
Câu 1: Tiếng hát trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì? 
Câu 2: Tại sao tác giả so sánh biển như lòng mẹ? 
Câu 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên để thấy biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung. 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 
Câu 1: Tiếng hát trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì? 
Câu 1: Ý nghĩa tiếng hát trong đoạn thơ: 
- Vầng trăng	in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới	nước như gõ vào mạn thuyền thành hình ảnh nhịp trăng cao gõ thuyền xua cá vào lưới. 
=> Cái mới của sự sáng tạo nghệ thuật - một hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ - một tưởng tượng đẹp của nhà thơ tạo nên cảnh lao động vừa đẹp, vừa vui, vừa nên thơ bởi sự hoà nhập con người và thiên nhiên cùng lao động. 
Câu 2: Tại sao tác giả so sánh biển như lòng mẹ? 
Câu 2: “Biển cho ta cá như lòng mẹ 
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” 
- Nghệ thuật so sánh: Là một lời hát ân tình sâu sắc tronq bài ca lao động say sưa thơ mộng, hùng vĩ và đầy lòng biết ơn. Biển luôn ưu đãi con người => Sự biết ơn của tác giả với biển. 
Câu 3: Viết đoạn văn để thấy biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung: 
- Biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ. Biển cho con người cá, nuôi lớn con người. Những người dân chài đã hát bài ca gọi cá vào với họ: 
“Ta hát bài ca gọi cá vào 
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.” 
- Không phải con người gõ thuỵền để xua cá vào lưới má là “trăng cao gõ”. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền thành hình ảnh “nhịp trăng cao gõ”. Có thể nói đây là hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ làm đẹp thêm công việc lao động đánh cá trên biển. Thiên nhiên đã cùng vơi con người hòa đồng trong lao động. 
- Câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ/Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” là một lời hát ân tình sâu sắc trong bài ca lao động say sưa thơ mộng, hùng vĩ và đầy lòng biết ơn. 
Cho đoạn thơ sau: 
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng 
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng 
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông 
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” 
Câu 1: Em hiểu thế nào là “kéo xoăn tay”? 
Câu 2: Trong câu thơ “vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông”, từ "đông” có nghĩa là gì? Hãy tìm ít nhất 2 nghĩa của từ “đông” và cho ví dụ. Câu thơ đã sư dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích? Tìm hai ví dụ cũng sử dụng biện pháp tu từ đó mà em đã được học. 
Câu 3: Đoạn thơ cho em hiểu gì về đất nước con người Việt Nam? 
Câu 4: Viết đoạn văn phân tích khổ thơ để thấy tinh thần lao động hăng say trong một đêm ra khơi đánh cá. 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 
Câu 1: Em hiểu thế nào là “kéo xoăn tay”? 
Câu 1 : Nghĩa cụm từ “kéo xoăn tay”: 
Kéo hết sức, liền tay, liên tục để ca không thể thoát ra được 
Câu 2: Trong câu thơ “vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông”, từ "đông” có nghĩa là gì? Hãy tìm ít nhất 2 nghĩa của từ “đông” và cho ví dụ. Câu thơ đã sư dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích? Tìm hai ví dụ cũng sử dụng biện pháp tu từ đó mà em đã được học. 
Câu 2: Nghĩa của từ “đông” trong “Vây bạc đuôi vàng loé rạng đông”: 
- Từ “đông” có nghĩa là phía đông, biển đông. 
- Hai nghĩa khác nhau của từ "đông” 
+ Là động từ chỉ trạng thái: đông đúc, nhiều 
+ Là động từ chỉ trạng thái: đông cứng 
+ Là từ chỉ phương hướng: hương đông, phía đông 
- Ví dụ: Đằng đông, từng đoàn thuyền đánh cá nối đuôi nhau về bờ. 
- Câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: chỉ số lượng cá thu được nhiều đến mức làm đầy ắp, trắng xoá mạn thuyền khi ánh nắng chiếu vào thân cá => thành quả lao động. Cảm giác ánh sáng một ngày mới từ đoàn thuyền cá đó thể hiện ánh sáng sự bội thu “Mùa vàng”. 
-Ví dụ về hai câu thơ sử dụng phép tu từ ẩn dụ. 
	“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ 
	Mặt trời chân lí chói qua tim” 
(Từ ấy – Tố Hữu) 
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” 
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương) 
Câu 3: Đoạn thơ cho em hiểu gì về đất nước con người Việt Nam? 
Câu 3: Đoạn thơ cho ta hiểu về đất nước con người Việt Nam: 
- Con người Việt Nam cần cù nhiệt tình lao động với tình cảm trí tuệ, tình yêu biển, yêu nghề. 
- Công việc lao động nặng nhọc đã trờ thảnh bài ca đầy niềm vui nhịp nhàng với thiên nhiên. 
Câu 4: Viết đoạn văn phân tích khổ thơ để thấy tinh thần lao động hăng say trong một đêm ra khơi đánh cá. 
Câu 4: Viết đoạn văn để thấy tinh thần lao động hăng say trong một đêm ra khơi đánh cá: 
- Một đêm trôi đi thật nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng hăng say: 
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng 
Ta kéo xoăn tay chùm cả nặng” 
- Khi sao mờ lá lúc trời gần sáng và như thế cũng đồng nghĩa với việc lao động trên biển của những ngư dân gần kết thúc nhưng càng gần về sáng thi họ lại càng khản trương... ch úng ta thấy trong câu thơ thứ 2 nhà thơ đã đặc tả người lao động: “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” kéo xoăn tay lả từ ngữ thật giàu chất tạo hình. Nhưng đôi bàn tay kéo lưới nhanh thoăn thoắt gợi lên vẻ đẹp rắn rỏi, khỏe mạnh với những bắp tay cuồn cuộn của người dân chài khi kéo mẻ lưới đầy cá nặng. 
- Tác giả miêu tả cảnh người lao động với rất nhiều màu sắc nào là bạc, vàng, hồng - những màu tươi sáng và rực rỡ này khiến cho người đọc hình dung cảnh bình minh đang lên thật là đẹp. 
- Trong ánh bình minh rạng rỡ “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”. Hình ảnh “nắng hồng” ở cuối câu thơ tượng trưng cho ánh nắng của một ngày mới, ánh nắng của một cuộc đời mới - cuộc đời tràn đầy niềm vui. Cuộc đời ấy là cuộc đời mà những người lao động được làm chủ công việc của mình, được làm chủ cuộc sống. Họ không còn phải lệ thuộc, không còn bị bóc lột sức lao động nữa. 
Bài thơ Cành phong lan bể của Chế Lan Viên có câu: “Con cá cầm đuốc dẫn thơ về...”. Bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận cũng có một câu thơ giàu hình ảnh tương tự. 
Câu 1: Em hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó theo sách Ngữ văn 9 và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 
Câu 2: Con cá song và ngọn đuốc là những sự vật vốn khác nhau trong thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại co một sự liên tưởng hợp lí. Vì sao vậy? Câu thơ của ông giúp 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_9_on_tap_van_ban_doan_thuyen_danh.ppt