Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn bản: “ Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải)

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn bản: “ Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải)

* Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.

Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong trẻo, trần đầy sức sống

+ Hình ảnh: dòng sông, bông hoa, con chim, giọt long lanh=> hình ảnh rất đẹp của mùa xuân.

+ Màu sắc tinh tế chọn lọc: sắc xanh của nền trời, dòng sông xanh đặc biệt là gam màu tiếm biếc( đặc trưng của xứ Huế)

+ Âm thanh: Tiếng chim chiền chiện qua bptt nói quá=> làm náo động không gian mùa xuân.

+ Sử dụng đảo ngữ=> nhấn mạnh sự sinh sôi nảy nở của bông hoa làm bức tranh mx không tĩnh lại mà vận động, sinh sôi.

+ Nt: nói quá, đảo ngữ, động từ

Cảm xúc của tác giả: Trìu mến , thiết tha, ân cần: cất tiếng gọi, giọng điệu tâm tình

+ Sử dụng giác quan tinh tế: thính giác, thị giác, xúc giác( Ơi hứng). Say sưa, ngây ngất, trân trọng, nâng niu mùa xuân trong đôi bàn tay bé nhỏ

 

pptx 42 trang Thái Hoàn 03/07/2023 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn bản: “ Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VĂN BẢN: “ MÙA XUÂN NHO NHỎ” 
Thanh Hải 
KIẾN THỨC CƠ BẢN 
 1. Tác giả: 
 2. Tác phẩm: 
 a. Hoàn cảnh sáng tác: 
 b. Thể loại/ Ptbđ: 
 c. Mạch cảm xúc: 
 d. Bố cục: 
 e. Ý nghĩa nhan đề: 
 g. Tác phẩm liên hệ 
 h. Hướng phân tích: 
* Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời. 
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong trẻo, trần đầy sức sống 
+ Hình ảnh: dòng sông, bông hoa, con chim, giọt long lanh=> hình ảnh rất đẹp của mùa xuân. 
+ Màu sắc tinh tế chọn lọc: sắc xanh của nền trời, dòng sông xanh đặc biệt là gam màu tiếm biếc( đặc trưng của xứ Huế) 
+ Âm thanh: T iếng chim chiền chiện qua bptt nói quá=> làm náo động không gian mùa xuân. 
+ Sử dụng đảo ngữ=> nhấn mạnh sự sinh sôi nảy nở của bông hoa làm bức tranh mx không tĩnh lại mà vận động, sinh sôi. 
+ Nt: nói quá, đảo ngữ, động từ 
Cảm xúc của tác giả: Trìu mến , thiết tha, ân cần: cất tiếng gọi, giọng điệu tâm tình 
+ Sử dụng giác quan tinh tế: thính giác, thị giác, xúc giác( Ơi hứng). Say sưa, ngây ngất, trân trọng, nâng niu mùa xuân trong đôi bàn tay bé nhỏ 
Mùa xuân của đất nước, con người. 
Mùa xuân của con người ( khổ 2): 
+ Điệp từ “ Mùa xuân” đi liền với 2 h/a: người cầm súng, người ra đồng=> cả hai đối tượng đều mang đến lộc xuân cho đất nước, T ổ quốc. 
+H/a “ Lộc mạ”: là chồi non trên cành lá ngụy trang mà ng chiến sĩ mang ra tiền tuyến. “ Lộc” ấy cũng là mầm mạ tươi xanh mang ra đồng cày cấy. Lộc còn mang ý nghĩa ẩn dụ: là mùa xuân, sức sống, thành quả hạnh phúc. 
+ Tất cả những đối tượng ấy đc nhà thơ gửi gắm vào cấu trúc: “ Tất cả ”+ từ láy=> không khí mùa xuân đang căng tràn khắp mọi miền T ổ quốc. 
Mùa xuân của đất nước ( khổ 3): đc cảm nhận trong sự tổng kết chiều dài ls bốn nghìn năm với bao vất vả và gian lao. 
+ Điệp từ “ đất nước” gắn liền với một đất nước suốt chiều dài ls: đó là đất nước của quá khứ, đn của hiện tại và đất nước của tương lai 
+ Hai từ “ vất vả”, “ gian lao”: khái quát đặc trưng nổi bật của dt Vn: không có một triều đại nào chúng ta không đi qua những biến cố thăng trầm của ls: từ thiên tai, địch họa cho đến giặc ngoại xâm. 
+H/a “ Đất nước trước”: TH bộc lộ niềm tin tưởng sâu sắc qua h/a so sánh, nhân hóa. Sao là sự tỏa sáng lấp lánh. Còn ẩn ý về sự bất diệt, trường tồn cũng là sự vận động đi lên, phát triển k ngừng. 
Ước nguyện và lí tưởng sống cao đẹp ( khổ 4,5): 
- Ước nguyện( khổ 4): 
+ Chuyển đại từ nhân xưng “ tôi”-> “ ta” ( học thuộc trong vở). 
+ Điệp từ “ Ta làm ”: nhấn mạnh quá trình hóa thân, hòa nhập từ chủ thể trữ tình thành sự vật. 
+ H ệ thống hình ảnh giàu sức gợi thế hiện ước nguyện làm: con chim, cành hoa đặc biệt là nốt trầm không cao điệu mà âm thầm, xao xuyến nhập vào bản hòa ca trong niềm vui đón xuân về. 
+ Điệp từ “ ta” như một lời khẳng định, vừa như tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. 
Lí tưởng sống cao đẹp: Đó là lẽ sống cống hiến cho đời âm thầm, lặng lẽ, khiêm tốn không kể gì tuổi tác. 
+ “ Một mx nho nhỏ”: Thể hiện ước muốn khiêm tốn giản dị, gợi về những gì tinh tế, đẹp đẽ nhất của con ng để góp vào mx của đất nước. 
+ Thái độ “ Lặng lẽ dâng cho đời” nhấn mạnh cách thức dâng hiến thầm lặng, không ồn ào, khoa trương. 
+ TH tâm niệm: chỉ cần bất cứ khi nào chúng ta có tấm lòng, có cái tâm muốn được dâng hiến thì khi đó ta sẽ làm đc những điều có ích “ Dù là tóc bạc”. 
+ Nghệ thuật: điệp ngữ, liệt kê, hoán dụ, giọng thơ nhỏ nhẹ->nhấn mạnh lí tưởng sống cao đẹp. 
Lời ngợi ca quê hương qua làn điệu dân ca xứ Huế ( khổ 6): 
Mùa xuân đã đánh thức tiền đề, đánh thức và khơi gợi trong lòng thi nhân để rồi nhà thơ muốn cất lên tiếng hát “ Mùa xuân hát”=> câu hát dành cho tổ quốc, cho xứ Huế mộng mơ 
“ Nam ai nam bình”:Nam ai- Nam bình là hai giai điệu quen thuộc và nổi tiếng của xứ Huế: nâng đỡ, hò quyện làm nên câu hát của quê hương. Câu hát nhắc về quê hương, đất nước rộng lớn trải dài tươi đẹp, trù phú, thanh bình... 
“ Nước non mình”: P hép hiệp vần “inh” và phép lặp liên tiếp 3 thanh bằng ở cuối câu 2,3,4 tạo âm hưởng và nhạc tính cho lời thơ khiến câu thơ du dương, lan tỏa, bay bổng=> đó là vẻ đẹp của đất nước thanh bình và tình nghĩa sắt son, thủy chung. 
Khép lại là cảm thức về cuội “ Nhịp Huế”: Nhịp phách tiền đất Huế trong âm thanh hòa quyện của tiếng phách tiền, địa danh xứ Huế đc nhắc lại- đó là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, nơi mà tác giả sinh ra và có lẽ cũng chính là mảnh đất mà người nghệ sĩ ấy ý thức mình sẽ nằm lại. 
Nội dung chính: 
k. Nghệ thuật : 
II. LUYỆN TẬP 
ĐỀ 1: Mở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là những câu thơ: 
«Mọc giữa dòng sông xanh 
Một bông hoa tím biếc 
Ơi con chim chiền chiện 
Hót chi mà vang trời 
Từng giọt long lanh rơi 
Tôi đưa tay tôi hứng» 
Và khổ thơ thứ tư, nhà thơ Thanh Hải có viết: 
«Ta làm con chim hót 
Ta làm một cành hoa 
Ta nhập vào hòa ca 
Một nốt trầm xao xuyến» 
 ( Trích SGK Ngữ văn 9, tập hai, trâng 55 – 56, NXB Giáo dục 2018) 
Câu hỏi: 
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ? 
2. Theo em, việc chuyển đổi đại từ nhân xưng trong hai khổ thơ trên có ý nghĩa gì? 
3. Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" có những hình ảnh mùa xuân nào? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các mùa xuân ấy với nhau. 
4. Khát vọng sống là được cống hiến hết mình cho cộng đồng của Thanh Hải không phải chỉ là khát vọng của một thế hệ những con người đã sống và đi qua chiến tranh. Nó còn là khát vọng chung của rất nhiều người dân Việt Nam trong mọi thời đại, trên mọi lĩnh vực. Từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể. 
Gợi dẫn: 
Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ ? 
=> – Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả. 
– Ý nghĩa: Nằm trên giường bệnh trong những ngày mùa đông lạnh giá nhưng tác giả vẫn có những cảm nhận đẹp về mùa xuân thiên nhiên đất nước, vẫn có những ước nguyện cống hiến chân thành thiết tha. Từ đó thể hiện chủ đề cùa tác phẩm: tiếng lòng thiết tha yêu mến thiên nhiên và đất nước, yêu cuộc sống, khao khát mãnh liệt được gắn bó với cuộc đời, ước nguyện được cống hiến cho đất nước của tác giả. 
2. Theo em, việc chuyển đổi đại từ nhân xưng trong hai khổ thơ trên có ý nghĩa gì ? 
=> Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta 
– “Tôi”: vừa biểu hiện một cái tôi cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. 
– “Ta”: 
+ Tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời ước nguyện. 
+ Cái tôi của tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác, nó hoá thân thành cái ta. 
+ Cái “tôi” đã hòa vào cái “ta” chung. Trong cái “Ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng. 
3. Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" có những hình ảnh mùa xuân nào? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các mùa xuân ấy với nhau . 
=> 
- Trong bài có hình ảnh của 3 mùa xuân: 
 + Mùa xuân của thiên nhiên. 
+ Mùa xuân của đất nước. 
+ Mùa xuân của tác giả. 
Mùa xuân của thiên nhiên được tác giả tái hiện qua những hình ảnh nổi bật, đặc trưng nhất của thiên nhiên xứ Huế, cũng là mùa xuân trong tưởng tượng của tác giả. 
Mùa xuân của đất nước bằng những hình ảnh “lộc” của người ra đồng và người cầm súng với không khí “hối hả”, “xôn xao” khiến người ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp 
4. Khát vọng sống là được cống hiến hết mình cho cộng đồng của Thanh Hải không phải chỉ là khát vọng của một thế hệ những con người đã sống và đi qua chiến tranh. Nó còn là khát vọng chung của rất nhiều người dân Việt Nam trong mọi thời đại, trên mọi lĩnh vực. Từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 2/3 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể . 
=> 
Phần NLXH các em có thể trình bày và diễn đạt khác nhau miễn sao phù hợp và có tính thuyết phục. Dưới đây là gợi ý cách làm: 
(1) Giải thích: Cá nhân là một con người cụ thể, một cá thể riêng biệt trong một môi trường xã hội, một tổ chức, một tập thể. Còn tập thể chính là một tổ hợp, tập hợp những cá nhân ghép lại, tụ tập lại, cùng nhau tham gia vào một hoạt động, một công việc chung nào đó 
(2) Phân tích mối quan hệ: Trong cuộc sống này, các cá nhân, tập thể luôn luôn có mối quan hệ qua lại với nhau, bổ trợ, hỗ trợ cho nhau để cùng phát triển. 
*Mặt tích cực: 
– Tác động của cá nhân tới tập thể: 
+ Mỗi cá nhân khi thực hiện tốt mọi việc, mọi quy định sẽ xây dựng, tạo dựng và phát triển nên thành một tập thể tốt. 
+ Cá nhân đồng lòng tạo nên sức mạnh lớn lao của tập thể.(+ Dẫn chứng) 
-Tác động của tập thể tới cá nhân: 
+ Ngược lại một tập thể tốt là khi các cá nhân trong tập thể đó luôn có sự tôn trọng, bình đẳng, cùng quan tâm giúp đỡ nhau thực hiện vì một mục đích, một lợi ích chung. 
+ Chính tập thể sẽ là điều kiện để cho các cá nhân có thể phát triển hơn, có sự trao đổi, trau dồi. Là nơi để cá nhân phải phấn đấu, phải nổ lực, hoàn thiện, cũng là nơi để cá nhân sẽ chia, cảm nhận được sự tồn tại cũng như lợi ích của mình. (+ Dẫn chứng) 
*Mặt trái: 
– Cá nhân có thể làm ảnh hưởng xấu đến cả tập thể: Một bạn đua đòi, ăn chơi, không lo học hành, đến kì thi thì quay cóp, gian lận, lại hay chửi tục chửi bậy .làm cho nhiều người khó chịu, nhưng cũng khiến nhiều bạn học sinh khác noi theo. 
– Tập thể cũng có trường hợp ảnh hưởng xấu tới cá nhân: nhiều trường hợp, tập thể lại không biết tạo điều kiện cho cá nhân phát triển đồng đều, hoặc có nhiều trường hợp còn lấy đi lợi ích cá nhân, khiến cho nhiều người bất mãn 
(3) Lời khuyên, liên hệ bản thân 
Đề 2 : 
Câu 1 . Chép lại chính xác hai khổ thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải. Nêu chủ đề của bài thơ. 
Câu 2 . Từ "lao xao " có thể thay thế cho từ “ xôn xao” trong đoạn thơ được không? Vì sao? Trong câu thơ: Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước ". nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy. 
 Câu 3 : Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ, từ đó liên hệ tới mối quan hệ với tác phẩm.  Câu 4 : Em biết những bài thơ nào về mùa xuân trong thơ ca Việt Nam ? Hãy ghi lại một số câu thơ hay trong những bài thơ ấy. Nhận xét về sự sáng tạo của Thanh Hải trong hình ảnh Mùa xuân nhơ nhỏ. 
Câu 5 . Dựa vào hai khổ thơ đã chép, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15-20 câu) theo cách diễn dịch. Trong đó có sử dụng phép nối và một câu có thành phần cảm thán để làm rõ cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước ( Gạch dưới thành phần cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối) 
Câu 1 . Chép lại chính xác hai khổ thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải. Nêu chủ đề của bài thơ . 
=> Câu 1 : - Chép chính xác khổ thơ 2 và 3 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Nêu chủ đề bài thơ: bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ và ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung, cho đất nước. 
Câu 2 . Từ "lao xao " có thể thay thế cho từ “ xôn xao” trong đoạn thơ được không? Vì sao? Trong câu thơ: Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước ". nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy. 
=> - Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. 
- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. 
- Sự hòa quyện giữa cái chung và cái riêng, giữa mối quan hệ cá nhân và cộng đồng. 
- Bài thơ thể hiện nguyện ước của nhà thơ, muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình rất khiêm nhường. Mong ước nhỏ nhoi, giản dị được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Đó là chủ đề mà bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm. 
Câu 4 : Em biết những bài thơ nào về mùa xuân trong thơ ca Việt Nam ? Hãy ghi lại một số câu thơ hay trong những bài thơ ấy. Nhận xét về sự sáng tạo của Thanh Hải trong hình ảnh Mùa xuân nhơ nhỏ? 
=> Câu 4 : Ví dụ những bài thơ về mùa xuân : Mộ xuân tức sự (Nguyễn Trãi), Mưa xuân, Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tứ). Em tìm đọc những bài thơ nêu trên và tìm thêm những bài thơ khác về mùa xuân trong các tuyển tập thơ Việt Nam. Chép lại một số câu đặc sắc. 
Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải, góp vào các hình ảnh mùa xuân trong thơ ca. Các nhà thơ từ xưa tới nay đã viết nhiều về mùa xuân với nhiều cảm hứng và những phát hiện riêng khác nhau nhưng tựu trung thường khai thác hai phương diện : mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của con người. Thanh Hải cũng không đi ra ngoài hai phương diện ấy của thi đề mùa xuân. Cái đặc sắc ở đây chính là hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ. Đó là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân nho nhỏ ấy góp vào để làm nên mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. Hình ảnh này thể hiện quan niệm về sự thông nhát giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân yà cộng đồng. 
Câu 5 . Dựa vào hai khổ thơ đã chép, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15-20 câu) theo cách diễn dịch. Trong đó có sử dụng phép nối và một câu có thành phần cảm thán để làm rõ cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước ( Gạch dưới thành phần cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối ) 
=> Viết đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề đủ ý ở vị trí đầu đoạn 
Có sử dụng: + Phép nối để liên kết câu + Câu có thành phần biệt lập cảm thán 
- Nội dung: Các câu văn đúng ngữ pháp, không mắc lỗi diễn đạt thông thường (lỗi chính ta, viết tắt, dùng từ. . . ), các câu văn liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng đểlàm rõ ý khái quát: cảm xúc trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước của nhàthơ Thanh Hải 
Gợi ý cụ thể : - Đoạn thơ mở đầu bằng hai hình ảnh tương ứng với hai nhiệm vụ + Người cầm súng, những người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, mùa xuân như tiếp thêm sức mạnh cho họ, hiện lên qua những cành lộc hái trên mũ, giắt trên lưng. Họ ra đi đem theo cả mùa xuân ra trận hay họ đang chiến đấu để bảo vệ mùa xuân của Tổ quốc. 
+ Người nông dân, những người lao động, sức xuân như đang hiện diện trong tâm hồn, trong cơ thể họ, tiếp thêm cho họ trong công cuộc xây dựng đất nước. 
Mùa xuân đến với họ qua những cây mạ xanh tươi non như hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Họ như mang sự hồi sinh cho mảnh đất còn khét khói bom, khói đạn, còn xác những mảnh gang, mảnh thép. Họ chính là những con người đã mang đến mùa xuân cho đất nước. 
> Tác giả sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu, giúp câu thơ có nhịp điệu sôi động của ngày hội mùa xuân. Từ "lộc" thể hiện trời, sức xuân như bao phủ lên đất nước. 
- Hai câu thơ tiếp: 
+ Biện pháp lặp cấu trúc câu "tất cả như", hai từ láy tượng hình, tượng thanh "xôn xao, hối hả" tô đậm thêm không khí khẩn trương, bận rộn của cả nước trong những ngày đầu giành được độc lập, nhịp sống lao động diễn ra không ngừng nghỉ. 
- Bốn câu thơ cuối: Từ những con người cụ thể, nhà thơ nghĩ về đất nước trong cảm nhận khái quát với bao tình cảm vừa thương xót vừa tự hào 
+ Chặng đường của đất nước với 4000 năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao thử thách vất vả và gian lao. Trong thời gian đó, nhân dân ta từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem xương máu, mồ hôi, lòng quả cảm và tinh thần yêu nước để xây dựng và bảo vệ đất nước. 
+ “ Đ ất nước như vì sao " là một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa: Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong không gian thời gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào với đất nước Việt nam anh hùng, giàu đẹp, khẳng định sự trường tồn của dân tộc. 
+ "Cứ đi lên phía trước” là cách nói nhân hoá khẳng định hành trang đi tới tương lai của dân tộc ta không một thế lực nào có thể ngăn cản được. Ba tiếng "cứ đi lên " thể hiện chí khí, quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một đất nước giàu mạnh. 
ĐỀ 3 : Cho khổ thơ: 
 «Đất nước bốn ngàn năm 
Vất vả và gian lao 
Đất nước như vì sao 
Cứ đi lên phía trước» 
 ( Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải ) 
Câu hỏi: 
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và cho biết hoàn cảnh ấy gắn bó như thế nào với quan niệm sống của tác giả ? 
2. Mạch cảm xúc của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được triển khai như thế nào? 
3. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được kết thúc bằng một khổ thơ – khúc ca rộn ràng ngợi ca quê hương đất nước. Chép chính xác khổ thơ ấy và qua đó em hiểu được vẻ đẹp gì trong tâm hồn tác giả ? 
4. Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu phân tích khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép nối để liên kết ( gạch chân dưới câu ghép đó và từ ngữ dùng làm phép nối ) 
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và cho biết hoàn cảnh ấy gắn bó như thế nào với quan niệm sống của tác giả ? 
=> 1. - HCST: 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh (hoặc tác giả đang ở trong những ngày cuối đời) 
HCST gắn bó chặt chẽ với quan niệm sống của tác giả: Trên giường bệnh, t/g vẫn nghĩ đến dân tộc, đất nước thể hiện quan niệm sống phải được cống hiến cho đất nước, góp sức nhỏ của mình vào cái chung của cả dân tộc. 
2. Mạch cảm xúc của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được triển khai như thế nào ? 
=> 2. - Mạch cảm xúc: từ ngợi ca mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra mùa xuân quê hương đất nước, lắng sâu vào suy tư ước nguyện và kết thúc trong khúc ca rộn ràng ca ngợi quê hương 
3. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được kết thúc bằng một khổ thơ – khúc ca rộn ràng ngợi ca quê hương đất nước. Chép chính xác khổ thơ ấy và qua đó em hiểu được vẻ đẹp gì trong tâm hồn tác giả ? 
=> 3- Chép chính xác khổ thơ kết thúc 
Vẻ đẹp tâm hồn tác giả: Lạc quan, tha thiết yêu cuộc sống, yêu quê hương. 
4. Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu phân tích khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép nối để liên kết ( gạch chân dưới câu ghép đó và từ ngữ dùng làm phép nối ) 
4. Nội dung: 
- Khổ thơ mở đầu với hình ảnh “Đất nước bốn nghìn năm”, với số từ cụ thể “bốn nghìn” đã nhấn mạnh quãng thời gian phát triển lâu dài của đất nước 
- Nghệ thuật nhân hóa với hình ảnh đất nước “vất vả và gian lao” gợi sự khó khăn, thử thách nhưng vẫn mãi trường tồn của đất nước 
- Hình ảnh so sánh “Đất nước như vì sao”+ Sao là thiên nhiên, nguồn sáng lấp lánh, vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ 
+ Hình ảnh rạng ngời của lá cờ Tổ quốc 
 Niềm tự hào của tác giả về đất nước, về tương lai tươi sáng 
- Phụ từ “cứ” kết hợp động từ “đi lên”: quyết tâm cao độ, hiên ngang, tiến lên mọi thử thách của nhân dân, đất nước 
 Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước 
ĐỀ 4 : Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi 
"Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa 
Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc ". 
 (Ngữ văn 9, tập 2) 
Câu hỏi: 
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai? 
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.  Câu 3: Các hình ảnh "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm" có những đặc điểm gì giống nhau? 
Câu 4: Hãy xác định 2 biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng. 
Câu 5 : Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay. 
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai ? 
=>Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: «Mùa xuân nho nhỏ», Tác giả Thanh Hải. 
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.  => Nội dung chính của đoạn thơ là khát vọng mãnh liệt của nhà thơ khi muốn hóa thân mình thành một “mùa xuân nho nhỏ” lặng lẽ tỏa hương cho đời để cống hiến cho đất nước, nhân dân những điều cao đẹp . 
Câu 3: Các hình ảnh "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm" có những đặc điểm gì giống nhau? 
=> Các hình ảnh con chim, một cành hoa, một nốt trầm có những đặc điểm giống nhau: 
-Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, cuộc sống mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên. 
-Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung. 
Câu 4: Hãy xác định 2 biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng . 
=> Phép điệp ngữ: “ta làm”, “dù là”. 
Tác dụng: góp phần khẳng định tình cảm và trách nhiệm của nhà thơ đối với đất nước, nhân dân. Phép ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ” là khát vọng dâng hiến, cống hiến cho đời . 
Câu 5 : Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay . 
=> 
Câu 5. 
1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức: Yêu câu viết được đoạn văn khoảng 200 từ, d iễn đ ạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ 
viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng. 
2. Yêu cầu về nội dung: Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản 
-Dâng cho đời là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung. 
-Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình, cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời. Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy. (nêu một vài dẫn chứng) 
-Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người. Sống cho đời nhưng không cần ồn ào, phô trương; không nên làm mất đi bản sắc riêng của mình thì mới thực sự có ý nghĩa 
Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp trong đoạn thơ sau: 
“Mọc giữa dòng sông xanh 
 .Tôi đưa tay tôi hứng.” 
Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm ấy? 
Câu 2: Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối). 
Câu 3: Cũng trong bài thơ trên có câu: 
“Mùa xuân người cầm súng 
Lộc giắt đầy trên lưng” 
Trong câu thơ trên từ “lộc” được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh “người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng”? 
Đề 4 
Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm ấy? 
Câu 1: Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: 
- Đoạn thơ trên nằm trong tác phầm "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải. 
- Bài thơ được Thanh Hải viết tháng 11 - 1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh - một tháng trước khi nhà thơ qua đời. 
Câu 2: Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối). 
Câu 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy: 
- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân xứ Huế và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. 
- Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế được miêu tả qua vài nét khắc hoạ: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. 
- Qua vài nét khắc hoạ nhưng tác giả vẽ ra được cả không gian mênh mông, cao rộng của dòng sông xanh, hoa tím biếc - màu tím đặc trưng cho xứ Huế; cả âm thanh rộn rã của chim chiền chiện hót vang trời vọng từ trên cao, bông hoa mọc lên từ nước, giữa dòng sông xanh. Bức tranh xuân còn tràn trề sức sống được thể hiện qua nghệ thuật đảo ngữ. Từ “Mọc” lên trước chủ ngữ và đứng đầu khổ thơ. 
- Cảm xúc của tác giả sâu sắc, say xưa, ngây ngất trước vẻ đẹp tươi sáng tràn trề sức sống của mùa xuân được bộc lộ qua lời gọi, lời gọi chim “Ơi”, “hót chi”; qua sự chuyển đổi cảm giác, cảm nhận âm thanh tiếng chim từ chỗ: cảm nhận âm thanh bằng thính giác chuyển thành “từng giọt”, có hình, khối, cảm nhận bằng thị giác. “Từng giọt long lanh” ấy có ánh sáng, màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác: “Tôi đưa tay tôi hứng”. 
- Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp ở khổ 1 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, được viết vào tháng 11, thời tiết lúc đó là mùa đông giá rét. Tác giả đang bị bệnh nặng, chỉ hơn một tháng ông qua đời. Vì vậy qua khổ thơ, bạn đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ - người có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 
Câu 3: Cũng trong bài thơ trên có câu: 
“Mùa xuân người cầm súng 
Lộc giắt đầy trên lưng” 
Trong câu thơ trên từ “lộc” được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh “người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng”? 
Câu 3: Từ “lộc” trong câu thơ là từ có tính nhiều nghĩa: 
- Nghĩa chính: là nhưng mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến. 
- Nghĩa chuyển: sức sống, sức phát triển cùa đất nước, với nhiệm vụ bảo vệ đất nước trong những ngày đầu xuân. 
- Hình ảnh "Người cầm súng lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” là vì: Trên đường hành quân, trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá để nguỵ trang, trên đó có những lộc non mới nhú lên khi mùa xuân đến. Với nghĩa chuyển của từ “lộc”, ta cảm nhận anh bộ đội như mang trên mình mùa xuân của đất nước. 
Cho hai câu thơ: 
“Đất nước bốn ngàn năm 
Vất vả và gian lao” 
Câu 1: Hai câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 
Câu 2: Chép sáu câu thơ nối tiếp hai câu trên và cho biết ý chính của những câu thơ đó. 
Câu 3: Xác định hai phép tu từ nổi bật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ vừa chép rồi phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ này trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa. 
Câu 4: Những hình ảnh có trong bốn câu cuối của đoạn thơ vừa chép gợi nhắc tới một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Ghi lại tên bài thơ, tên tác giả. 
Câu 5: Dựa vào nội dung bài thơ trên kết hợp với những hiểu biết của em, bằng một đoạn văn có độ dài khoảng nửa trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ về vấn để sau: sống đẹp với thanh niên, học sinh hiện nay. 
Câu 6: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 5 câu thơ cuối để thấy được lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế 
“Mùa xuân - ta xin hát 
 Nhịp phách tiền đất Huế.” 
PHIẾU SỐ 4 
Câu 1: Hai câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 
Câu 1: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 
- Tên bài thơ và tác giả: Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải 
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được Thanh Hải viết tháng 11 - 1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh - một tháng trước khi nhà thơ qua đời. 
Câu 2: Chép sáu câu thơ nối tiếp hai câu trên và cho biết ý chính của những câu thơ đó. 
Câu 2: Chép nối tiếp 6 câu thơ: 
- Chép tiếp: 
Đất nước bốn nghìn năm 
Một nốt trầm xao xuyến. 
- Nêu được 2 ý chính: 
+ Sức sống bền bỉ, vững vàng, khí thế đi lên của đất nước 
+ Ước nguyện của nhà thơ - Niềm tin tưởng, tự hào... 
GỢI Ý TRẢ LỜI 
Câu 3: Xác định hai phép tu từ nổi bật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ vừa chép rồi phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ này trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa. 
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật và tác dụng: 
- Biện pháp nghệ thuật: 2 phép tu từ nổi bật lá so sánh, điệp ngữ 
- Tác dụng của phép so sanh: 
+ “Vì sao” là hình ảnh trường tồn, vĩnh cửu được so sánh với đất nước. Từ “cứ” chỉ sự tiếp diễn, lặp lại kéo dài mãi. 
+ Sự trường tồn, vĩnh cửu, sức sống bền bỉ, mãnh liệt, khí thế đi lên của dân tộc. 
- Tác dụng của phép điệp ngữ: Điệp ngữ “Ta làm” khẳng định ước nguyện được cống hiến chân thành, tha thiết, mãnh liệt. Đó lả ước nguyện và khát khao sống có ích, khiêm nhường => Lẽ sống đẹp... 
Câu 4: Những hình ảnh có trong bốn câu cuối của đoạn thơ vừa chép gợi nhắc tới một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Ghi lại tên bài thơ, tên tác giả. 
Câu 4: Bài thơ có hình ảnh thơ: con chim, cành hoa... 
- Tên bài: Viếng lăng Bác 
- Tác giả: Viễn Phương 
GỢI Ý TRẢ LỜI 
Câu 5: Dựa vào nội dung bài thơ trên kết hợp với những hiểu biết của em, bằng một đoạn văn có độ dài khoảng nửa trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ về vấn để sau: sống đẹp với thanh niên, học sinh hiện nay. 
Câu 5: Viết đoạn nghị luận để thấy được lời ngợỉ ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế: 
a. Giải thích khái niệm: 
- Sống đẹp là sống tốt, phù hợp với đạo lý và chuẩn mực xã hội, sống biết yêu thương, biết sẻ chia, cống hiến, sống có ý nghĩa, có ích cho cộng đồng, quốc gia, dân tộc. 
- Sống khẳng định năng lực của bản thân, giá trị của mỗi cá nhân, sống khiến người khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo. Sống với tâm hồn, tình cảm nhân cách, suy nghĩ, khát vọng chính đáng cao đẹp. 
b. Biểu hiện: 
- Sống có mục tiêu, ước mơ đẹp... phấn đấu để đạt được ước mơ 
-Tâm hồn đẹp: Biết yêu thương, sống có ích, có ý nghĩa, có trách nhiệm, với bản thân, gia đình, cộng đồng... 
- Trí tuệ đẹp: sống không ngừng học hỏi, bồi dưỡng tri thức, văn hóa... 
- Hành động đẹp: Hành động đi đôi với lời nói, vì mình nhưng cũng vì cộng đồng... 
c. Ý nghĩa sống đẹp: 
- Đối với bản thân: Giúp cho con người thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng 
- Đối với xã hội: Giúp xã hội phồn vinh, ổn định và phát triển 
d. Bàn bạc, mở rộng vấn đề: 
- Phê phán quan niệm, lối sống không đẹp: ích kỉ, vụ lợi, thờ ơ, đi ngược với luân lý, gây ra hậu quả xấu... 
- Sống đẹp đòi hỏi con người phải có bàn lĩnh, tỉnh táo, biết nhận thức, biết yêu thương, biết giữ mình khỏi những cám dỗ của xã hội. Sống đẹp phải được nhận thức và rèn luyện thường xuyên, tạo thành thói quen, lối sống hàng ngày... 
e. Bài học nhận thức và hành động; 
Đồng tình với quan điểm sống đẹp; biết họ

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_9_on_tap_van_ban_mua_xuan_nho_nho.pptx