Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 42: Đồng chí (Chính Hữu)
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí !
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 42: Đồng chí (Chính Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QÚY THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜHỘI GIẢNGGiáo viên: Phùng Thị Minh NgảiĐơn vị : Trường THCS Tái SơnKhởi độngHOẠT ĐỘNG 1 : Tiết 42ĐỒNG CHÍ( Chính Hữu)HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨCTiết 42 - ĐỒNG CHÍ I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Tên thật là Trần Đình Đắc(1926- 2007) quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.- Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông bắt đầu làm thơ năm 1947, thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh.- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.Tác phẩm của Chính HữuTiết 42 - ĐỒNG CHÍ I. Tìm hiểu chung: Tác giảBài thơ - Viết năm 1948 - Là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.* Chính Hữu nói về sự ra đời của bài thơ “Đồng ch픓 Cuối năm 1947, tôi tham gia chiến dịch chiến dịch Việt Bắc -Thu đông (1947). Chúng tôi phục kích từng chặng đánh , phải nói là gian khổ. Bản thân tôi phong phanh trên người một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày. Đêm ngủ phải rải lá khô để nằm, không chăn, màn .Sau đó tôi ốm, phải nằm lại điều trị; đơn vị cử một đồng chí ở lại săn sóc tôi. Trong khi ốm, nằm tại nhà sàn heo hút, tôi làm bài thơ “ Đồng chí” Trong bài thơ, có những chi tiết không phải là của tôi, mà là của bạn, nhưng cơ bản thì là của tôi. Tất cả những hình ảnh gian khổ của đời lính thiếu ăn, thiếu mặc, sốt rét, bệnh tật bạn và tôi đều cùng trải qua. Trong những hoàn cảnh đó,chúng tôi là một, gắn bó trong tình đồng đội .”Tiết 42 - ĐỒNG CHÍ I. Tìm hiểu chung: Tác giảTác phẩm - Viết năm 1948 - Là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.- Thể thơ: tự doII. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc - tìm hiểu chú thích Ruộng nương anh gửi bạn thân càyGian nhà không mặc kệ gió lung layGiếng nước gốc đa nhớ người ra lính.Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt run người vừng trán ướt mồ hôi.Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giá Chân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay.Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. 1948Quê hương anh nước mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.Anh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí ! ĐỒNG CHÍChính HữuĐồng chí : Người có chung trí hướng,lí tưởng, người có cùng một tổ chức cách mạng ,đoàn thể chính trị thường gọi nhau là đồng chíTiết 42 - ĐỒNG CHÍ Tiết 42 - ĐỒNG CHÍ I. Tìm hiểu chungII. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc - tìm hiểu chú thích 2. Bố cụcBiểu hiện của tình đồng chíQuê hương anh nước mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.Anh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí !BỐ CỤC Ruộng nương anh gửi bạn thân càyGian nhà không mặc kệ gió lung layGiếng nước gốc đa nhớ người ra lính.Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt run người vừng trán ướt mồ hôi.Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giá Chân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay.Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. Cơ sở của tình đồng chíBiểu tượng đẹp về tình đồng chí Bảy câu thơ đầu :Mười câu thơ tiếp theo : Ba câu thơ cuối :Tiết 42 - ĐỒNG CHÍ I. Tìm hiểu chungII. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc - tìm hiểu chú thích 2. Bố cục3. Phân tích a. Cơ sở hình thành tình đồng chí: Tiết 42 - ĐỒNG CHÍ Làm việc theo nhóm : Thời gian : 5 phút Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:Tiết 42 - ĐỒNG CHÍ Nhóm 1: Quan sát hai câu thơ đầu1. Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu quê hương anh, làng tôi thế nào?2. Em hiểu thế nào là “Nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá”Đó là những vùng quê như thế nào?3. Cơ sở hình thành tình đồng chí qua hai câu thơ đầu là gì?Nhóm 2 : Quan sát 3 câu thơ tiếp theo :4. Điều gì khiến những người lính vốn là đôi người xa lạ chẳng hẹn mà quen nhau? 5. Từ “đôi người” trong câu thơ thứ 3 đồng nghĩa với từ “hai người”.Nhưng tại sao tác giả không sử dụng từ “hai người” mà lại là đôi người?6. Em hiểu câu thơ : “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” như thế nào?Nhóm 3 : Quan sát câu thơ thứ 6 :7. Hai người lính còn có điểm gì chung ở câu thơ thứ 6?8. Hình ảnh “Đêm rét chung chăn” gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc đời người lính trong kháng chiến chống Pháp?9. Em hiểu thế nào là “đôi tri kỷ”? Nhóm 4 : Quan sát hai câu thơ thứ 7 :10. Câu thơ thứ 7 có gì đặc biệt?(về hình thức diễn đạt, tình cảm, thái độ)Tiết 42 - ĐỒNG CHÍ 3. Phân tích a. Cơ sở hình thành tình đồng chí: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Nước mặn đồng chua: vùng đất nhiễm mặn ven biển, hoặc khu đồng chiêm trũng, nước ngập hay nhiễm phèn có độ chua cao, đất xấu khó cấy cày.Đất cày lên sỏi đá : vùng đồi núi, trung du, khô cằn, nhiều sỏi đá, khó trồng trọt Tiết 42 - ĐỒNG CHÍ 3. Phân tích a. Cơ sở hình thành tình đồng chí: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. * Họ xuất thân cùng giai cấp nghèo khó, cùng là người nông dân mặc áo lính.* Thành ngữ, cấu trúc sóng đôi, lời tâm tình mộc mạc, đậm chất quê.Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Là những người đồng cảnh ngộTiết 42 - ĐỒNG CHÍ 3. Phân tích a. Cơ sở hình thành tình đồng chí: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. * Họ xuất thân cùng giai cấp nghèo khó, cùng là người nông dân mặc áo lính.* Thành ngữ, cấu trúc sóng đôi, lời tâm tình mộc mạc, đậm chất quê.Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Là những người đồng cảnh * Điệp từ, vế câu đối xứng sóng đôi, nhịp nhàng *Họ cùng đơn vị, cùng nhiệm vụ chiến đấu, cùng chí hướng, lý tưởng.Là những người đồng ngũĐêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. * Hình ảnh tả thực * Hai người lính cùng chịu đựng sự thiếu thốn, khó khăn và cùng vượt qua, trở thành tri kỷ của nhau.Đồng chí! Là những người đồng cảm=> Câu đặc biệt, tiếng thốt lên đầy tự hào ; sự đồng cảnh, đồng ngũ, đồng cảm đã nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÌNH ĐỒNG CHÍĐồng cảnh:Cùng chung Hoàn cảnh xuất thânĐồng chí hướng:Cùng chung nhiệm vụ, lí tưởngĐồng cảm:Cùng chung khó khăn, thiếu thốnXa lạ quen nhau tri kỉ Đồng chí: Cơ sở vững chắc, thiêng liêng, cao đẹp Tiết 42 - ĐỒNG CHÍ HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP ? Viết đoạn văn ngắn 3-5 câu, nêu cảm nhận của em sau khi học xong bẩy câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí”Tiết 42 - ĐỒNG CHÍ HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG ? Nếu vẽ bức tranh minh họa cho bẩy câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí”, em sẽ chọn cảnh nào để vẽ? Hãy mô tả lại bức tranh theo trí tưởng tượng của em? Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ.- Cảm nhận, suy nghĩ của em ở câu thơ thứ 7Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ đầu.Sưu tầm thêm một số bài thơ về đề tài người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp- Soạn bài: “Đồng chí” – Tiết 218 NHỚ (Hồng Nguyên)Lũ chúng tôiBọn người tứ xứGặp nhau hồi chưa biết chữQuen nhau từ buổi “một hai”Súng bắn chưa quenQuân sự mươi bàiLòng vẫn cười vui kháng chiếnLột sắt đường tàuRèn thêm dao kiếmÁo vải chân khôngĐi lùng giặc đánhBa năm rồi gửi lại quê hươngMái lều gianhTiếng mõ đêm trườngLuống cày đất đỏÍt nhiều người vợ trẻMòn chân bên cối gạo canh khuya
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_ngu_van_lop_9_tiet_42_dong_chi_chinh_huu.pptx