Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Tổng kết từ vựng

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Tổng kết từ vựng

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

13. Một sô phép tu từ từ vựng

– So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có hai kiểu so sánh phổ biến: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

– Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

– Nhân hoá: là gọi hoặc tả các con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làrụ cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

– Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là: lấy một bộ phận để gọi toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

– Nói quá: là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

– Nói giảm nói tránh: là cách nói giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất, của sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi vốn có của sự vật, hiện tượng nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

– Chơi chữ: là cách lợi dụng các đặc điểm về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, những liên tưởng bất ngờ, thường dùng để châm biếm, đả kích, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

– Điệp ngữ: khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

 

pptx 21 trang hapham91 9341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Tổng kết từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNGI – KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Từ đơn và từ phức– Từ đơn: là những từ được cấu tạo bởi một tiếng. Tiếng tạo thành từ đơn phải có nghĩa. Ví dụ: bàn, ghế, học, – Từ phức: là từ được cấu tạo bởi hai hay nhiều tiếng. Từ phức bao gồm: từ ghép và từ láy.+ Từ ghép: được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: xe đạp, học hành, ăn mặc, + Từ láy: được tạo ra dựa trên mối quan hệ láy âm giữa các tiếng. Ví dụ: xanh xanh, đo đỏ, long lanh, nhẹ nhàng, TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG2. Thành ngữThành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo ổn định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Thành ngữ thường cô đọng, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. Ví dụ: Chó treo mèo đậy; Chuột chạy cùng sào; Được voi đòi tiên; 3. Nghĩa của từNghĩa của từ là nội dung (sự vật, sự việc, khái niệm, hành động, trạng thái, tính chất, ) mà từ biểu thị.TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyên nghĩa của từ– Từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa.– Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.– Từ nhiều nghĩa gồm: nghĩa gốc (là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác) và nghĩa chuyển (nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc).TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG5. Từ đồng âm– Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.– Sử dụng từ đồng âm cần chú ý đến ngữ cảnh để tránh gây hiểu lầm.6. Từ đồng nghĩa– Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.– Có hai loại từ đồng nghĩa: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau).7. Từ trái nghĩa– Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.– Từ trái nghĩa thường được dùng trong thể đối, tạo sự tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho các diễn đạt thêm sinh động.TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG8. Trường từ vựngTrường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Một trường từ vựng có thể bao hàm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau (do hiện tượng nhiều nghĩa của từ).9. Sự phát triển của từ vựngTừ vựng phát triển theo hai cách:– Phát triển nghĩa của từ (chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ).– Phát triển số lượng từ ngữ (tạo từ mới, vay mượn từ của các ngôn ngữ khác: từ gốc Hán; từ gốc tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, ).10. Từ Hán ViệtTừ Hán Việt là từ mượn gốc Hán, chiếm số lượng lớn trong tiếng Việt (khoảng 70%), có một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tiếng Việt.TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG11. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội– Thuật ngữ là những từ ngữ biéu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ, về nguyên tắc, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. Mỗi ngành khoa học thường có một hệ thống thuật ngữ đặc thù. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.– Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong một số phạm vi giao tiếp giữa một lớp người có cùng một đặc điểm xã hội nhất định (nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng, ).12. Từ tượng thanh và từ tượng hình– Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái cụ thể, sinh động của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.– Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm cao.TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG13. Một sô phép tu từ từ vựng– So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có hai kiểu so sánh phổ biến: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.– Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.– Nhân hoá: là gọi hoặc tả các con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làrụ cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.– Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là: lấy một bộ phận để gọi toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.– Nói quá: là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.– Nói giảm nói tránh: là cách nói giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất, của sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi vốn có của sự vật, hiện tượng nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.– Chơi chữ: là cách lợi dụng các đặc điểm về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, những liên tưởng bất ngờ, thường dùng để châm biếm, đả kích, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.– Điệp ngữ: khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNGII – LUYỆN TẬP1. Xác định từ ghép và từ láy trong số những từ sau: lấp lánh, lơ lửng, mong manh, màu mỡ, mong muốn, mịn màng, nhường nhịn, nhỡ nhàng, nhẫn nhục, bó buộc, bèo bọt, giam giữ, giữ gìn, rắn rỏi, rung rinh.2. Tìm thành ngữ và nêu tác dụng biểu đạt của chúng trong những câu thơ sau:a) Thân em vừa trắng lụi vừa trònBảy nổi ba chìm với nước hon (Hồ Xuân Hương)b) Vợ chàng quỷ quái tinh ma,Phen này kẻ cắp bà giù gặp nhau.Kiến bò miệng chén chưa lâu,Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa. (Nguyễn Du)1. – Từ ghép: màu mỡ, mong muốn, nhường nhịn, nhẫn nhục, – Từ láy: lấp lánh, lơ lửng, mong manh, mịn màng, 2. a) Thành ngữ bảy nổi ba chìm: vừa tả thực việc luộc bánh trôi vừa làm nổi bật ấn tượng về cuộc sống bấp bênh, vất vả, thân phận chìm nổi của em – tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội xưa.b) – Thành ngữ kẻ cắp bà già: ý nói người khôn ngoan, ghê gớm lại gặp phải đối thủ khôn ngoan, ghê gớm hơn. Đây là lời Thuý Kiều nói với Thúc Sinh về cuộc gặp sắp tới giữa nàng và Hoạn Thư.– Thành ngữ kiến bò miệng chén: chỉ tình trạng quanh quẩn, bế tắc, không lối thoát của chàng Thúc, cũng là tình cảnh trớ trêu trong tình duyên của chàng với Kiều.Những thành ngữ này đã thể hiện một cách hàm súc tình cảnh hiện tại của Kiều và Thúc Sinh trong mối quan hệ với Hoạn Thư. Kiều đã nhại lại cách nói của Hoạn Thư và tiên liệu vể cuộc gặp sắp tới giữa nàng và người đàn bà ghê gớm đó.TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG3. Các từ in đậm sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển, hãy xác định phương thức chuyển nghĩa của từ đó.a) Lưng (1) núi thì to mà lưng (2) mẹ thì nhỏ. Vai (1) mẹ gầy nhấp nhố làm gối. 	(Nguyễn Khoa Điềm)b) Áo anh rách vai (2). 	(Chính Hữu)c) Cái kiềng đun hằng ngày, Ba chân xoè trong lửa. 	(Vũ Quần Phương)3. Cần xác định các từ lưng, vai, chân đã được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển và nêu phương thức chuyển nghĩa (nếu có hiện tượng chuyển nghĩa).a) – Lưng (1) núi thì to mà lưng (2) mẹ nhỏ:+ Lưng 1: nghĩa chuyển (theo phương thức ẩn dụ).+ Lưng 2: nghĩa gốc.– Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối: từ vai được dùng theo nghĩa gốc.b) Vai: nghĩa chuyển (theo phương thức ẩn dụ).c) Chân: nghĩa chuyển (theo phương thức ẩn dụ).TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG4. Nhận xét về nghệ thuật dùng từ đồng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non,Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?.	(Nguyễn Du)5. Từ cày trong câu Cày đồng đang buổi ban trưa và từ cày trong câu Vai vác cái cày, tay dắt con trâu có phải là từ đồng âm không?4. Đoạn thơ sử dụng cặp từ đồng nghĩa: người cũ – cố nhân. Người cũ dùng để chỉ Kiều, gợi sắc thái thân mật, gần gũi. Cố nhân là từ Hán Việt chỉ Thúc Sinh, mang sắc thái trang trọng, có phần xa cách. Đặt ở hai vị trí khác nhau, cặp từ đồng nghĩa đã gợi tả khoảng cách về thời gian và không gian giữa hai người. Kiều đã chọn cách “xưng khiêm hô tôn” trong cặp từ đồng nghĩa này để diễn tả khéo léo, tinh tế mối quan hệ thực tại của hai người và tấm lòng biết ơn, trân trọng của nàng với Thúc Sinh.5. Cần hiểu nghĩa của từ cày trong từng ngữ cảnh, sau đó nhận định xem đó có phải là từ đồng âm hay không.– Từ cày trong câu Cày đồng đang buổi ban trưa là động từ chỉ hoạt động xúc và lật đất lên bằng một nông cụ trong sản xuất nông nghiệp.– Từ cày trong câu Vai vác cái cày, tay dắt con trâu là danh từ, gọi tên một nông cụ lao động.TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG6. Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng ttong bài thơ sau. Phân tích sự độc đáo trong việc dùng trường từ vựng của tác giả.Áo đỏÁo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro, em biết không? (Vũ Quần Phương)7. Các từ rừng phòng hộ, thị trường tiền tệ là những từ được tạo ra theo cách nào? Nêu một số ví dụ khác theo cách phát triển từ ngữ đó.6. Bài thơ có hai trường từ vựng:– Trường từ vựng “màu sắc”: đỏ, xanh, hồng.– Trường từ vựng “lửa”: đỏ, ánh, lửa, cháy, tro.Tuy thuộc hai trường từ vựng khác nhau nhưng các từ ngữ thuộc hai trường này có mối liên hệ chặt chẽ, chi phối lẫn nhau theo quan hệ tác động, nhân – quả.Trong đó màu đỏ (áo em – em) là trung tâm, làm cây chuyển từ sắc xanh sang sắc hồng, làm lửa cháy trong bao mắt, làm anh đứng thành tro. Cách dùng trường từ vựng độc đáo đó đã diễn tả cảm xúc mãnh liệt của chàng trai trước áo đỏ – cô gái anh bất ngờ gặp trên đường đời.7. Các từ rừng phòng hộ, thị trường tiền tệ được tạo ra theo cách tạo thêm từ ngữ mới. Có thể tạo thêm các từ ngữ khác theo mô hình:– Rừng + X: rừng nguyên sinh, rừng quốc gia, – Thị trường + X: thị trường chứng khoán, thị trường vàng, TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG8. Trong các từ mượn sau, từ nào là từ mượn gốc Hán, từ nào là từ mượn gốc châu Âu?tham nhũng, phê bình, ti vi, đi-ô-xin, dương cầm, xà phòng, yếu điểm, vi-ta-min, sơ mi, ca kịch, nha sĩ.9. Kể 5 biệt ngữ xã hội mà em biết.10. Tìm 5 từ tượng thanh và 5 từ tượng hình. Đặt câu với các từ tìm được.TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG11. Phân tích sự giống và khác nhau trong việc dùng từ mặt trời trong các câu thơ sau:a) Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời (2) của mẹ, em nằm trên lưng.	(Nguyễn Khoa Điềm)b) Ngày ngày mặt trời(3) đi qua trên lăngThấy một mặt trời(4) trong lăng rất đỏ.	(Viễn Phương)11. Hai đoạn thơ đểu dùng từ mặt trời nhưng ý nghĩa không giống nhau:– Mặt trời(1), mặt trời (3) là mặt trời của thiên nhiên – thiên thể mang lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật. Chúng được dùng theo nghĩa gốc nhưng được nhân hoá, mang hơi thở của cuộc sống con người.– Mặt trời(2), mặt trời(4): là những ẩn dụ độc đáo.+ Mặt trời(2)- là ẩn dụ cho thấy em bé là sự sống, là niềm tin, là hạnh phúc của cuộc đời mẹ.+ Mặt trời(4): là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Hình ảnh ẩn dụ này vừa ca ngợi công lao to lớn của Bác, vừa thể hiện tấm lòng thành kính của tác giả và nhân dân đối với vị lãnh tụ kính yêu.TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG12. Phân tích giá trị biểu đạt của các phép tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau:Mặt trời xuống biển như hòn lửa.Sóng đã cài then, đêm sập cửa.	(Huy Cận)13. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong đoạn thơ sau:Câu hát căng buồm với gió khơi,Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.Mặt trời đội biển nhô màu mới,Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.	(Huy Cận)TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG12. Hai câu thơ dùng phép so sánh và nhân hoá để miêu tả cảnh không gian vũ trụ đang chuyển về đêm. Nhờ các phép tu từ này, vũ trụ đã hiện lên như một ngôi nhà lớn vừa thân thuộc, ấm cúng vừa kì vĩ, tráng lệ trong đó màn đêm là cánh cửa, sóng là then cài.13. Đây là khổ thơ diễn tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau một đêm lao động vất vả. Tác giả đã sử dụng phép nhân hoá để tả cảnh mặt trời đang vươn dậy trong ánh sáng của một ngày mới và loạt hình ảnh phóng đại, khoa trương: câu hát căng buồm, đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời, mắt cá huy hoàng muôn dặm vừa gợi lên hình ảnh kì vĩ của đoàn thuyền đánh cá, vừa tô đậm ấn tượng về thành quả lao động và biểu hiện khí thế hào hứng, say mê, tràn đầy tin tưởng của người lao động trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, xây dựng đất nước.THANK YOU SO MUCH!!!

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_9_tong_ket_tu_vung.pptx