Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Theo dõi đoạn: “Đến lúc chia tay tuột xuống” (SGK)

? Sáng hôm sau, ông Sáu phải lên đường Thu có thái độ và hành động gì?

? Vì sao Thu lại thay đổi thái độ và chịu gọi ông Sáu là ba?

? Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả? Qua miêu tả của tác giả em thấy Thu là một cô bé ntn?

 

pptx 29 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các em đến với tiết học ngày hôm nay! 
Giáo viên: 
GÓC SẺ CHIA:  Trong suy nghĩ của mình, ba của em là người như thế nào? 
Tiết : CHIẾC LƯỢC NGÀ 
- Nguyễn Quang Sáng_ 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
III. Tổng kết 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả 
Dựa vào phần tìm hiểu ở nhà, hãy trình bày hiểu biết của bản than em về tác giả Phạm Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà? 
Tên: Nguyễn Quang Sáng 
Năm sinh: 1932 
Quê quán: huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 
Sự nghiệp sáng tác: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu nh ư chỉ viết về con ng ư ời Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng nh ư sau hòa bình. 
Văn ông giản dị, mộc mạc nh ư ng sâu sắc, đậm đà chất Nam Bộ 
SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC 
Truyện ngắn: Con chim vàng (1957), Chiếc lựợc ngà (1966) 
Truyện vừa: Câu chuyện bên trận địa pháo (1966), Cái áo thằng hinh rơm” (1975) 
Tiểu thuyết: Nhật kí người ở lại (1962), Dòng sông thơ ấu (1985) 
Kịch bản phim: Mùa gió chướng (1977) , Cánh đồng hoang (1978) 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
2. Tác phẩm 
Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời k ì kh á ng chiến chống Mỹ đang diễn ra á c liệt. 
 Xuất xứ: Văn bản thuộc phần giữa của truyện. 
Thể loại: truyện ngắn 
Ngôi kể: ngôi thứ nhất 
Tác dụng: Nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” (bác Ba - bạn của ông Sáu, cũng là người chứng kiến khách quan toàn bộ câu chuyện về cảnh ngộ éo le của cha con ông Sáu) 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
2. Tác phẩm 
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI 
Thời gian: 3 phút 
Nhiệm vụ: Em hãy nêu suy nghĩ về nhan đề của truyện? 
Yêu nhớ tặng Thu con ! 
Ý nghĩa nhan đề: 
 - Nhan đề là một cụm danh từ gồm: 
+ “ Chiếc lược”: là một đồ vật ( vật dụng sinh hoạt) bé nhỏ bình thường. 
+ Kết hợp với phụ ngữ “ ngà”: ngà voi, rất quý giá. 
bé Thu 
chiếc lược ngà là mơ ước, là món quà đầu tiên và cũng là kỷ vật cuối cùng của người cha 
Ông Sáu 
chiếc lược ngà là tất cả tình thương nỗi nhớ ông gửi gắm cho cô con gái bé bỏng. 
Bác Ba 
Cha con 
ông Sáu 
chiếc lược ngà là biểu tượng thiêng liêng bất diệt và cầu nối tình cảm sâu nặng của hai cha con. 
- Chiếc lược ngà là hình ảnh, chi tiết trung tâm của tác phẩm, gắn kết cuộc đời, tính cách của các nhân vật và góp phần khắc họa sâu nội dung truyện. 
chiếc lược ngà là sự trao gửi thiêng liêng giữa người cán bộ cách mạng với đứa con gái của người đồng đội đã nằm lại nơi chiến trường. 
2. Tác phẩm 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
2. Tác phẩm 
Tình huống truyện số 1: 
Tình cảm bé Thu dành cho Ba 
Một tuổi ba đi kháng chiến 
Những năm tuổi thơ đợi chờ mòn mỏi 
Tám năm sau ba trở về 
Ba ngày ở nhà, Thu không nhân Ba 
Nhận ra Ba là lúc chia tay 
Tình huống truyện số 2: 
Tình yêu của Cha dành cho con 
Ông Sáu ra đi mang theo lời dặn của con 
Ở chiến khu nhớ con da diết 
Làm chiếc lược ngà 
Hi sinh, không kịp 
trao cho con 
Gửi lại cho 
đồng đội 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
2. Tác phẩm 
“ Khi nào ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba!” 
Tóm tắt nội dung đoạn trích 
 Ông Sáu về thăm gia đình. Bé Thu không nhận ba vì vết thẹo trên mặt. 
 Thu nhận ra ba cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. 
 Ông Sáu dồn hết tình cảm vào làm chiếc lược ngà 
 Trước lúc hi sinh, ông còn kịp trao c â y lược cho b á c Ba 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
2. Tác phẩm 
Phần 1 
“Từ đầu tuột xuống”: 
Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà. 
Phần 2 
Phần còn lại 
 Tình cha con sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu. 
Bố cục 
II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT 
1. Nhân vật bé Thu 
THẢO LUẬN NHÓM 
Hãy tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng, thái độ nhân vật bé Thu trước khi nhận ông Sáu là ba? 
Em nhận xét gì về thái độ của bé Thu? 
Sự ương ngạnh đó của bé Thu có đáng trách hay không? Tại sao? 
+ Khi gặp ông Sáu: ngơ ngác, sợ hãi, lảng tránh, ngờ vực, lạnh nhạt. 
+ Hai ngày sau đó bé Thu vẫn không nhận cha, lại xa lánh ông Sáu, bướng bỉnh, ­ương ngạnh: nói trống không, hất trứng cá, bỏ về nhà ngoại cự tuyệt một cách quyết liệt trước sự quan tâm, chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằngông không phải là cha mình. 
 Gan lì, ương bướng, cương quyết 
 Bé Thu là một em bé rất ngây thơ, hồn nhiên song cũng có cá tính mạnh mẽ, yêu ghét rõ ràng, tình cảm với ba chân thành, sâu sắc. 
 a. Trước khi bé Thu nhận ra ông Sáu là ba: 
II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT 
1. Nhân vật bé Thu 
 a. Trước khi bé Thu nhận ra ông Sáu là ba: 
Phản ứng của bé Thu có đáng trách không? 
- Sự ngang ngạnh và hành động ngang ngược của Thu không đáng trách. Cô bé không nhận ông Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ một người duy nhất là cha, đó là người chụp chung ảnh với má. Ông Sáu có thêm vết thẹo trên má khi bị thương nên khác với người trong ảnh. Đó thực sự là tình yêu thương sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của mình. 
=> Miêu tả thái độ, hành động bất thường của cô bé, tác giả đã tái hiện hoàn cảnh éo le trong chiến tranh; đồng thời khắc họa được hình ảnh một cô bé đầy cá tính. 
II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT 
1. Nhân vật bé Thu 
b. Khi bé Thu nhận ra ông Sáu là ba: 
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI 
Theo dõi đoạn: “Đến lúc chia tay tuột xuống” (SGK) 
? Sáng hôm sau, ông Sáu phải lên đường Thu có thái độ và hành động gì? 
? Vì sao Thu lại thay đổi thái độ và chịu gọi ông Sáu là ba? 
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả? Qua miêu tả của tác giả em thấy Thu là một cô bé ntn? 
 Thái độ: vẻ mặt sầm lại... 
- Hành động: 
+ Kêu thét lên... 
+ ôm chặt lấy cổ, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo 
+ Hai chân câu chặt lấy ba... 
 Sự nghi ngờ được ngoại giải tỏa. 
 Cuống quýt, ân hận, hối tiếc không muốn ba đi. 
Yêu cha mãnh liệt, sâu sắc. 
Thu là một cô bé rất cá tính,tình cảm thật sâu sắc mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. 
1. Nhân vật bé Thu 
b. Khi bé Thu nhận ra ông Sáu là ba: 
- Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do Thu không nhận ông Sáu là cha và khuyên nhủ, con bé lăn lộn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn. 
- Khi cô bé bắt gặp cái nhìn trìu mến và và buồn rầu cảu ba thì “ đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”. 
- Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi. 
 - Khi buộc phải chia tay, Thu ao ước được ba mua cho cây lược ngà, cho thấy cô muốn có vật kỉ niệm của ba để được thấy ba luôn bên mình. 
 => Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ. Miêu tả những biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã một lần nữa tô đậm tình yêu thương ba của cô bé. Qua đó, ta thấy Thu bướng bỉnh, cá tính nhưng cũng rất giàu tình cảm. 
b. Khi bé Thu nhận ra ông Sáu là ba: 
 2. Nhân vật ông Sáu : 
II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT 
Lần đầu gặp con 
Những ngày nghỉ phép 
Lúc chia tay 
Khi ở căn cứ 
Cùng đọc văn bản và tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng, thái độ, hành động của ông Sáu qua bốn giai đoạn: 
Lần đầu tiên gặp con 
..nhún chân nhảy thót lên, 
..bước vội vàng với những bước dài...gọi con! 
...mặt anh sầm lại hai tay buông xuống như bị gãy...”. 
Những ngày nghỉ phép 
 “... anh chẳng đi đâu xa,lúc nào cũng vỗ về con... 
mong được nghe một tiếng ba của con 
...khổ tâm đến nỗi không khóc được... 
trong bữa cơm...vung tay đánh con...”. 
Nhận xét: 
Lần đầu gặp con: Vui mừng khôn xiết,khát khao được gặp con Hụt hẫng, đau đớn,thất vọng khi con bỏ chạy. 
Những ngày nghỉ phép: Quan tâm đến con Đau đớn tột cùng khi con không nhận cha. 
 2. Nhân vật ông Sáu : 
II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT 
 2. Nhân vật ông Sáu : 
II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT 
Lúc chia tay: 
“... chỉ đứng nhìn buồn rầu... 
ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt...” 
* Khi ở căn cứ: 
Ân hận khi đã lỡ đánh con. 
Làm cây lược cho con 
Gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét trên chiếc lược. 
Mài lên tóc cho bóng, mượt. 
Trước khi hy sinh nhờ bác ba trao chiếc lược ngà cho con gái. 
Nhận xét: 
Sung sướng,h ạnh phúc nghẹn ngào khi được đón nhận tình cảm của con 
Yêu thương con vô bờ bến. 
 Theo em hình ảnh cây lược ngà có ý nghĩa như thế nào? 
Ý nghĩa chiếc lược ngà 
Là kỉ vật cuối cùng của người cha trước lúc hi sinh dành cho con chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến nhớ thương mong đợi của người cha đối với đứa con xa cách. 
Chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kì diệu biết bao ! 
Chứng tích của nỗi đau do chiến tranh và kẻ thù xâm lược gây ra. 
* Ý nghĩa chiếc lược ngà: 
II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT 
TỔNG KẾT 
NỘI DUNG 
Tình cha con sâu nặng mà cảm động, cao đẹp, thắm thiết, bất diệt trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh-> Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng và bất diệt. 
Là của chuyện về tình cha con sâu nặng. Câu chuyện cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
NGHỆ THUẬT 
Tạo tình huống truyện éo le. 
Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ. 
Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện. 
III. TỔNG KẾT 
LUYỆN TẬP 
Vẽ sơ đồ tư duy cho văn bản Chiếc lược ngà. 
HẸN GẶP LẠI CÁC EM TRONG TIẾT HỌC SAU! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_9_van_ban_chiec_luoc_nga_nguyen_qu.pptx