Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Hãy chọn những từ sau để điền vào chỗ chấm cho phù hợp:

Tình huống truyện (1) nhưng tự nhiên, hợp lí; ngôn ngữ mang màu sắc (2); xây dựng tâm lí nhân vật (3),truyện “Chiếc lược ngà” của (4) đã đem đến cho người đọc không chỉ là sự cảm động về tình (5) cao đẹp mà còn là sự thấm thía về những (6) mất mát, éo le mà (7) gây ra cho con người.

 

pptx 67 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Theo em, nhân vật trong tranh nói gì ? 
Chiếc lược ngà 
-Nguyễn Quang Sáng- 
I/ Tìm hiểu chung 
Đọc văn bản + phần chú thích và hoàn thiện hồ sơ về tác giả, tác phẩm 
Nguyễn Quang Sáng 
Năm sinh-năm mất: ... 
Quê quán: .. 
Đề tài sáng tác: .. .... 
Phong cách sáng tác: . 
Hoàn cảnh sáng tác: ... 
Thể loại, PTBĐ: . ... 
Ngôi kể, lời kể: .. 
Đề tài, chủ đề: .. .. 
1. Tác giả 
Nguyễn Quang Sáng 
Năm sinh-năm mất: 1932 - 2014 
Quê: huyện chợ Mới, tỉnh An Giang 
Đề tài sáng tác: Cuộc sống và con ng ư ời Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến và khi đã hòa bình 
Phong cách sáng tác: giản dị, chân thực, sâu sắc trong khắc họa tâm lí con người, đậm chất Nam Bộ 
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn của cái đẹp, nhà văn đã ca ngợi vẻ đẹp của con người thông qua niềm tin, thông qua sự hiểu biết, những suy nghĩ về con người miền Nam quật cường, anh d u ng . 
“Nguyễn Quang Sáng có một phong cách viết truyện độc đáo. Truyện thường lắm tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên nhưng tự nhiên; giàu chi tiết sống động và kỳ diệu nhưng hợp lý; tính kịch rất nổi nhưng cũng đậm chất trữ tình” 
 	 (Từ điển văn học ) 
Cánh đồng hoang (kịch bản phim) được tặng Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chương vàng liên hoan phim ở Matxcva (1981) 
2. Tác phẩm 
 Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. 
Thể loại: Truyện ngắn. 
Đề tài: Viết về chiến tranh 
Chủ đề: Ca ngợi tình phụ tử. 
Xem video tóm tắt truyện rồi nêu các tình huống cơ bản của truyện nhé! 
Vàm kinh: (từ địa phương Nam Bộ): vùng cửa kênh, rạch đổ ra sông. 
Cái vá (từ địa phương Nam Bộ): cái muôi 
Lòi tói: (từ địa phương Nam Bộ): dây xích sắt hoặc dây chão lớn dùng để buộc tàu. 
Ba về thăm nhà 
 sau 8 năm 
Nhận ba 
 ba lên đường 
3 ngày ba ở nhà 
Thu không nhận ra 
Tình cha con 
 mãnh liệt, sâu sắc 
Yêu 
nhớ 
Ba 
Tình huống éo le 
Tố cáo chiến tranh 
BỐ CỤC 
Đoạn 1: Từ đầu “từ từ tuột xuống”: Tình cha con ông Sáu trong 3 ngày về nghỉ phép. 
Đoạn 2: Còn lại: Ở khu căn cứ ông Sáu làm chiếc lược ngà tặng con. 
II/ Đọc hiểu văn bản 
Phân tích tình phụ t ử thiêng liêng, xúc động của 2 cha con ông Sáu bằng cách hoàn thiện PBT sau: 
Hành động, cử chỉ của ông Sáu với Thu 
Hành động, cử chỉ của Thu với ông Sáu 
Ngày ông Sáu trở về 
Lúc ở bến sông 
Trong 3 ngày phép 
Ngày ông Sáu lên đ ư ờng 
Lí giải cảm xúc của 2 cha con 
Ông Sáu với Thu 
Thu với ông Sáu 
1. Nhân vật ông Sáu 
KHI MỚI GẶP CON 
Xa nhà 8 năm, về thăm nhà 3 ngày 
Không đợi xuồng cập bến, nhảy thót lên, bước vội vàng 
Khom người đưa tay đón chờ, giọng run run 
 Lòng mong nhớ, khao khát gặp con 
TRONG NHỮNG NGÀY GẦN CON 
Con gái không nhận Đứng sững, mặt sầm lại, tay buông xuống như gãy 
Chẳng đi đâu xa, vỗ về, mong gọi ba 
Khe khẽ lắc đầu vừa cười, khổ tâm 
Con gái hất trứng cá Giận quá, đánh vào mông, hét lên 
 Đau xót, hụt hẫng 
Ba đi nghen con 
LÚC CHIA TAY 
Chỉ đứng nhìn, đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu 
KHI CON GÁI GỌI “BA” 
Ôm con, rút khăn lau nước mắt, hôn lên mái tóc, an ủi con 
Hối hận vì đánh con 
Vui mừng khi tìm được ngà làm lược 
Tỉ mỉ, cố công làm như người thợ bạc 
Ngắm nghía, mài lên tóc 
Cố sức trao lược cho bác Ba 
TRONG NHỮNG NGÀY XA CON 
Người cha chịu nhiều mất mát, thiệt thòi 
Yêu thương con tha thiết 
Người lính hết lòng vì Tổ quốc 
Nhân vật ông Sáu 
2. Nhân vật bé Thu 
TRƯỚC KHI NHẬN BA 
Mặt tái đi 
Vụt chạy 
Kêu thét lên 
Bất ngờ, sợ hãi 
Nói trổng 
Không chịu gọi ba 
Không chịu nhờ giúp đỡ 
Xa lánh, cự tuyệt 
Bướng bỉnh, ương ngạnh 
TRƯỚC KHI NHẬN BA 
Lấy đũa xoi vào, bất thần hất ra, cơm văng tung tóe 
Lặng lẽ đứng dậy, cố khua dây lòi tói kêu thật to 
Sang nhà ngoại mét và khóc bên ấy 
Mẹ dỗ dành mấy cũng không về 
Cô bé có cá tính mạnh mẽ, quyết liệt 
Có ý kiến cho rằng: Hành động không thừa nhận ông Sáu của bé Thu lại chứng tỏ bé Thu rất yêu ba. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao? 
Đứng vào góc nhà, đứng tựa cửa 
Sầm lại buồn rầu 
Nghĩ ngợi sâu xa 
KHI NHẬN BA 
Kêu thét: Ba 
Chạy xô tới, chạy thót lên 
Ôm chặt, hôn ba cùng khắp 
Câu chặt, đôi vai run run 
KHI NHẬN BA 
Sử dụng nhiều động từ, phép liệt kê 
Tình cảm dồn dập, mãnh liệt 
Khao khát tình cha, yêu th ư ơng ba sâu sắc 
Thu có tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, cá tính cứng cỏi nhưng cũng rất hồn nhiên ngây thơ 
 Nhà văn am hiểu tâm lí trẻ em với tấm long yêu thương trân trọng 
CHIẾC LƯỢC NGÀ 
Kết tinh trong nó tình phụ tử đằm thắm, kì diệu và thiêng liêng! 
III/ Tổng kết 
Hãy chọn những từ sau để điền vào chỗ chấm cho phù hợp: 
Tình huống truyện (1) nhưng tự nhiên, hợp lí; ngôn ngữ mang màu sắc (2) ; xây dựng tâm lí nhân vật (3) ,truyện “Chiếc lược ngà” của (4) đã đem đến cho người đọc không chỉ là sự cảm động về tình (5) cao đẹp mà còn là sự thấm thía về những (6) mất mát, éo le mà (7) gây ra cho con người. 
Nam Bộ, chiến tranh, bất ngờ, phụ tử, đặc sắc, Nguyễn Quang Sáng, đau thương 
Tình huống truyện bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí; ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ ; xây dựng tâm lí nhân vật đặc sắc ,truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã đem đến cho người đọc không chỉ là sự cảm động về tình phụ tử cao đẹp mà còn là sự thấm thía về những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho con người. 
CHIẾC L Ư ỢC NGÀ 
Biểu t ư ợng của tình cha con bất diệt 
Nhân chứng về nỗi đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra cho biết bao gia đình Việt nam - Một đất nước có những con người biết hi sinh hạnh phúc riêng tư vì Tổ Quốc! 
Đối với anh Sáu 
- Là hình ảnh đứa con gái bé bỏng, lấp đầy khoảng trống 
 trong lòng người đi xa. 
- Là niềm tin, hi vọng trong kháng chiến gian khổ. 
Đối với bé Thu 
- Là kỉ vật thiêng liêng, vô giá 
- Là hình ảnh người cha suốt đời em yêu thương và tự hào. 
So sánh truyện “Chiếc l ư ợc ngà” của Nguyễn Quang Sáng với “Chuyện ng ư ời con gái Nam X ư ơng” của 
Nguyễn Dữ qua sơ đồ Ven. 
Được sống trong một đất nước hòa bình, em mong ước điều gì cho những người cha như anh Sáu và cho những người con như bé Thu? Em tự cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với gia đình,quê hương, đất nước? 
Góc chia sẻ 
Bài tập về nhà 
Sau khi ông Sáu hi sinh, chiếc lược ngà đã được người đồng đội của ông trao tận tay Thu (con gái ông Sáu). Cô bé tám tuổi năm nào bấy giờ đã là một thiếu nữ đáng yêu, học giỏi. Cô bồi hồi nhớ lại lần gặp mặt duy nhất, cũng là lần cuối cùng giữ hai cha con. Dựa vào truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, hãy kể lại lần gặp mặt ấy theo hồi tưởng của nhân vật Thu từ thời điểm cô nhận được chiếc lược ngà. 
Vẽ SĐTD tổng kết nội dung bài học 
Hoàn thiện bài tập về nhà 
Vẽ tranh m.họa 1 cảnh mà em thích nhất trong truyện 
H ư ớng dẫn tự học 
01 
02 
03 
Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 
1. Nguyễn Quang Sáng quê ở đâu? 
Tham gia bộ đội 
2. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã làm gì? 
Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim 
3. Kể tên các thể loại mà Nguyễn Quang Sáng sáng tác? 
Cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến 
4. Đề tài chủ yếu trong các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng là gì? 
Năm 2000 
5. Nguyễn Quang Sáng được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm nào? 
Truyện ngắn, sáng tác năm 1966 
6. Chiếc lược ngà thuộc thể loại gì và được viết vào năm nào? 
Rời gia đình đi tham gia công tác hay chiến đấu 
7. Từ “thoát li” trong văn bản có nghĩa là gì? 
Lòi tói 
8. Đây là từ địa phương Nam Bộ, có nghĩa là “dây xích sắt hoặc dây chão lớn để buộc tàu, thuyền” 
Nhắm mắt đi xuôi 
9. Đây là một thành ngữ được dùng trong đoạn cuối của văn bản, chỉ cái chết. 
Tám năm 
10. Anh Sáu xa nhà đi chiến đấu khoảng mấy năm? 
Ba ngày 
11. Anh Sáu về nhà được mấy ngày? 
Không chịu nhận cha, lạnh lùng và xa cách 
12. Khi trở về, bé Thu đã có thái độ như thế nào với ba? 
Chắt nước 
13. Bé Thu đã nhờ anh Sáu làm gì khi cơm sôi? 
Một cái trứng cá 
 to vàng 
14. Trong bữa ăn, anh Sáu đã gắp cái gì cho bé Thu? 
Bơi xuồng sang nhà bà ngoại 
15. Khi bị bố đánh, bé Thu đã làm gì? 
Vì vết thẹo làm anh Sáu không giống với tấm hình 
16. Vì sao bé Thu không chịu nhận cha? 
Người thợ bạc 
17. Anh Sáu đã làm khúc ngà tỉ mỉ, cố công như ? 
“Yêu nhớ tặng Thu con của ba” 
18. Trên cây lược ngà có khắc dòng chữ gì? 
Người bạn- bác Ba 
19. Trước lúc hi sinh anh Sáu đã nhờ ai mang cây lược về cho con gái? 
Cô giao liên 
20.Khi lớn lên, bé Thu đã làm gì? 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_van_ban_chiec_luoc_nga_nguyen_quang_sang.pptx