Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

a. Hoàn cảnh sáng tác: Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở Hồng Gai, vùng mỏ Quảng Ninh, Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài “Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958)

b. Đọc, tìm hiểu từ khó, đề tài:

 - Đề tài: Người lao động mới trong những năm xây dựng đất nước ở miền Bắc.

 - Thể thơ: 7 chữ.

 - Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.

 - Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ngợi ca công việc xây dựng quê hương, là sự tự hào về mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Tên gọi ấy còn chỉ sự đồng lòng chung sức và tinh thần đoàn kết dân tộc của họ. Nhan đề thơ còn phản ánh không khí sôi nổi của nhân dân miền Bắc trong công cuộc xây dựng cuộc sống.

 

pptx 26 trang Thái Hoàn 03/07/2023 940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ 
( Huy Cận ) 
1. Tác giả: 
 - Tên đầy đủ: Cù Huy Cận 
 - Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông của cậu khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng 12 năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917). 
 - Mất: 19/02/2005 
 - Phong cách: Điểm chung trong sáng tác của Huy Cận chính là hàm súc, triết lý. Ông là một đại diện xuất sắc cho phong trào Thơ mới và hồn thơ ảo não. 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8: 
- Huy Cận l à nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với hồn thơ“ ảo não”, với “nỗi sầu vạn cổ ”. 
- Tập thơ đầu tay “Lửa thiêng” 50 bài thơ có 49 chữ “buồn ”, 33 chữ “sầu” 
- Cảm hứng về vũ trụ: con người nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn. 
SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8: 
- Huy Cận l à gương mặt tiêu biểu của thơ ca hiện đại Việt Nam với hồn thơ tươi vui, khỏe khoắn, tin yêu. 
- Ông có những mùa thơ rực rỡ với niềm vui trước cuộc sống mới: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, bài thơ cuộc đời, Ngôi nhà giữa nắng, Ta về với biển ,... 
- Cảm hứng về vũ trụ: con người với tư thế làm chủ. 
SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC VĂN HỌC ĐƯỢC CHIA LÀM 2 GIAI ĐOẠN : 
THÀNH TỰU 
- Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập thơ Lửa thiêng (1940). 
- Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau Cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. 
- Ngày 08/08/1990 Được Hội đồng nhà nước Việt nam tặng Huân chương Hồ Chí Minh. 
- Năm 10/09/1996, Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 
- Tháng 06/2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới. 
- Ngày 23/02/2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng. 
MỘT SỐ TÁC PHẨM NỔI BẬT 
 - “ Huy Cận đã đi lượm nhặt những chút buồn rơi rớt để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường, thi nhân lại có thể đúc kết thành bao nhiêu châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn lại ghi trong văn thơ những dấu tích hẳn không bao giờ tan được.” ( Hoài Thanh – Hoài chân trong T hi nhân Việt Nam , 1942) 
NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ HUY CẬN 
 - “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận” - ( Hoài Thanh ) 
- “Cù Huy Cận - Người suốt đời gắn bó với cách mạng và thơ ” 
 - “ Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ thể hiện sự chuyển mình mạnh mẽ trong phong cách thơ của Huy Cận. Trước cảm hứng của cuộc sống mới, nhà thơ đã không thể nào giữ yên lặng mà phải đặt bút. Có thể nói đây là một trong những sáng tác hay nhất của ông.” – Thảo Nguyên 
 - “ Đoàn thuyền đánh cá – Khúc tráng ca về người lao động . ” 
Huy Cận và Xuân Diệu 
Mặt trời xuống biển như hòn lửa, 
Sóng đã cài then, đêm sập cửa. 
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi. 
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, 
Cá thu biển Đông như đoàn thoi 
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. 
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! 
Thuyền ta lái gió với buồm trăng 
Lướt giữa mây cao với biển bằng, 
Ra đậu dặm xa dò bụng biển, 
Dàn đan thế trận lưới vây giăng. 
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.Ta hát bài ca gọi cá vào,Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.Biển cho ta cá như lòng mẹNuôi lớn đời ta tự buổi nào.Sao mờ, kéo lưới kịp trời sángTa kéo xoăn tay chùm cá nặng.Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.Câu hát căng buồm với gió khơi,Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.Mặt trời đội biển nhô màu mới,Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. 
 Hồng Gai, 4-10-1958 
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ 
2 . Tác phẩm: 
 a. Hoàn cảnh sáng tác : Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở Hồng Gai, vùng mỏ Quảng Ninh, Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài “Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958 ) 
 b. Đọc, tìm hiểu từ khó, đề tài : 
 - Đề tài : N gười lao động mới trong những năm xây dựng đất nước ở miền Bắc. 
 - Thể thơ: 7 chữ. 
 - Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự. 
 - Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ngợi ca công việc xây dựng quê hương, là sự tự hào về mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Tên gọi ấy còn chỉ sự đồng lòng chung sức và tinh thần đoàn kết dân tộc của họ. Nhan đề thơ còn phản ánh không khí sôi nổi của nhân dân miền Bắc trong công cuộc xây dựng cuộc sống . 
Từ ngữ 
Hình ảnh 
Giải thích 
Cá bạc 
Cá song 
Cá đé 
Cá chim 
Cá nhụ 
Cá thu 
Loài cá cùng họ với cá thu, thân và má có vẩy nhỏ, màu trắng nhạt. 
Loài cá biển sống ở tầng mặt nước, thân dẹt hình thoi. 
Loài cá mình dẹt, vẩy lớn. 
Còn gọi là cá bẹ, cùng họ với cá chích nhưng lớn hơn. 
Thân dài, hơi dẹt. 
Sống ở gần bờ, thân dày và dài, có nhiều vạch dọc thân hoặc các chấm tròn màu đen và hồng 
Chú thích: 
CHỦ ĐỀ 
Thông qua việc miêu tả cảnh lao động đánh cá của người ngư dân vùng biển Hạ Long , bài thơ ngợi ca: 
 - Vẻ đẹp thiên nhiên , đất nước. 
 - Sự giàu có của biển khơi. 
 - Ngợi ca khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động đang làm chủ cuộc đời. 
c. Bố cục: 
Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, theo sự vận hành của thiên nhiên vũ trụ: 
- 2 khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng náo nức của con người. 
- 4 khổ tiếp: Cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa biển khơi vào ban đêm. 
- Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên . 
 - Bài thơ có hai nguồn cảm hứng song hành: 
 + C ảm hứng về thiên nhiên vũ trụ 
 + Cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới. 
 - Sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng ấy được thể hiện qua kết cấu : thời gian của bài thơ là nhịp tuần hoàn của vũ trụ (hoàng hôn → vào đêm →bình minh) cũng là thời gian hoạt động của đoàn thuyền đánh cá (từ lúc ra khơi đến khi trở về). 
 - Không gian của bài thơ là một không gian lớn lao, kì vĩ với trời, biển, trăng, sao, sóng, gió; cũng là không gian của cảnh lao động . 
CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO 
Ra khơi 
Trở về 
Đánh bắt ca ́ 
Bình minh 
Đêm trăng 
Hoàng hôn 
Thiên nhiên 
Con người 
theo trình tự thời gian 
theo chuyến hành trình trên biển 
 “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa” 
*Thời gian: buổi chiều” hoàng hôn ” 
NT: - Điểm nhìn: từ con thuyền 
 - NT so sánh : Mặt trời như hòn lửa → hình ảnh tả thực, mặt trời xuống biển khép lại một ngày. 
 + Gợi quang cảnh kì vĩ tráng lệ. 
 + Gợi bước đi của thời gian luôn vận động theo hành trình của đoàn thuyền 
a. Cảnh thiên nhiên: 
1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi 
II. PHÂN TÍCH 
 Nhân hóa: 
+ Sóng - cài then: Tả những con sóng xô bờ như chiếc then cửa vũ trụ, sau một ngày vũ trụ đi vào nghỉ ngơi, thư giãn 
+ Đêm - sập cửa : màn đêm như cánh cửa dần khép lại. 
→ NT nhân hóa, liên tưởng: gợi cảm giác gần gũi, thân thương, vũ trụ được hình dung như ngôi nhà lớn của người dân chài. 
↔ Tình yêu thiên nhiên và yêu mến cuộc đời. 
b. Cảnh đoàn thuyền ra khơi 
* Hình ảnh con người xuất hiện: 
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 
Phụ từ: “ lại ” 
+ Tạo điểm nhấn cho câu thơ 
+ Miêu tả hành động đối lập giữa vũ trụ và con người 
+ Gợi tư thế chủ động của con người → Công việc ra khơi thường xuyên lặp đi lặp lại hằng ngày 
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi 
+ Cách nói độc đáo: tưởng như tiếng hát hòa cùng gió mạnh thổi căng buồm, đẩy con thuyền rẽ sóng 
+ Cánh buồm no gió còn tượng trưng cho khí thế phơi phới đi lên của công cuộc xây dựng đất nước 
+ Cụ thể hóa niềm vui, sự hào hứng, hăm hở của người lao động 
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mang tính chất khoa trương 
 Đoàn thuyền ra khơi trong tâm trạng phấn chấn náo nức của người lao động → sức mạnh của con người và sức mạnh của thiên nhiên đã đẩy con thuyền ra khơi. 
c. Câu hát của người lao động 
- Hát biển đông lặng 
Gợi lên niềm vui, mong ước về một chuyến đi bình yên, trời yên biển lặng 
Gợi không khí hăng say của người lao động 
Nước lấp lánh khi đàn cá bơi lội giữa ánh trăng như dệt tấm lưới giữa biển đêm. 
 Nghệ thuật 
+Liệt kê: Cá bạc, cá thu 
+So sánh : Cá - đoàn thoi 
+ Nhân hóa: dệt biển dệt lưới 
 Tự hào về sự giàu có của biển cả 
K hắc họa nổi bật bức tranh thiên nhiên kì vĩ, thơ mộng, lung linh → gợi tâm hồn phóng khoáng, tình yêu lao động, khát vọng chinh phục biển khơi . 
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển 
a. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: 
Thuyền 
 dàn thế trận 
 dò bụng biển 
 lướt giữa mây cao, biển bằng 
 lái gió; buồm trăng 
 Đoàn thuyền được tái hiện trên nền của thiên nhiên bao la, rộng lớn. 
- Cảm hứng lãng mạn + cảm hứng nhân sinh vũ trụ 
 Động từ: lái, lướt, dò, dàn . 
- Cách nói khoa trương độc đáo qua hình ảnh “lái gió với buồm trăng” 
→ Đoàn thuyền vốn nhỏ bé nay đã trở thành kì vĩ, khổng lồ hòa nhập với không gian bao la của vũ trụ, con người làm chủ không gian. Hình ảnh thơ bay bổng, lãng mạn. 
Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. 
Khổ thơ gợi lên bức tranh lao động đặc sắc và tráng lệ, bức tranh như thâu tóm được cả không gian vũ trụ, nâng con người lên tầm vóc vũ trụ 
b. Sự giàu có của biển khơi: khổ 4,5  Cá nhụ cá chim cùng cá đé   Đêm thở sao lùa nước Hạ Long 
- Nghệ thuật: 
 + Liệt kê: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song→ tác giả miêu tả sự phong phú giàu có của biển quê hương. 
 + Hình ảnh ẩn dụ, so sánh: “cá song lấp lánh đuốc đen hồng ”: tả thực loại cá song 
thân dài, vảy có chấm nhỏ mà đen hồng 
 → gợi về đoàn cá song như cây đuốc lấp lánh dưới trăng đêm 
+ Nhân hóa : “ Cái đuôi em quẫy” → miêu tả động tác quẫy 
một chú cá dưới trăng 
+ Gợi đêm trăng đẹp, huyền ảo, lunh linh mặt biển→ cá quẫy nước như quẫy trên trăng. Biển cả sống động về đêm. 
+ Ẩn dụ, nhân hóa: đêm thở- sao lùa→ biển như mang linh hồn của con người như sinh thể cuộn trào sức sống. 
* Niềm vui háo hức người dân chài cất cao tiếng hát: khổ 5 
 Ta hát bài ca gọi vào 
 Nuôi lớn đời ta tự buổi nào 
→ Câu thơ thể hiện thái độ trân trọng đối với biển khơi và lòng biết ơn của người dân chài với biển. Biển như nguồn dinh dưỡng khổng lồ đã nuôi dưỡng con người tự bao đời. 
Nghệ thuật: 
- Bút pháp lãng mạn 
- Lần thứ ba tiếng hát ngân vang 
- Hình ảnh so sánh biển “như lòng mẹ ”: Biển như lòng mẹ nuôi sống dân chài từ bao đời nay. 
- Thời gian: gần sáng- Công việc : “Kéo xoăn tay”, “xếp lưới” → từ ngữ tượng hình: miêu tả cụ thể công việc của những ngư dân 
c. Khung cảnh lao động hăng say trên biển: khổ 6 
- Hình ảnh ẩn dụ : “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng xoăn tay” → nét tạo hình gân guốc, chắc khỏe, vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài dân chài 
- Hình ảnh liệt kê: Vảy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông : giàu có của biển cả quê hương; màu đuôi cá dưới ánh nắng rạng đông. -> bút pháp sử dụng màu sắc đại tài của Huy Cận 
- Hình ảnh ẩn dụ : “chùm cá nặng”: thành quả lao động 
=> Bức tranh thiên hùng vĩ, sự giàu có hào phóng của biển Đ ông , khắc họa thành công h/a người lao động lớn lao, phi thường. 
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, 
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. 
Độc đáo về nghệ thuật 
 Tác dụng 
Kết cấu đầu cuối tương ứng (sự lặp lại hình ảnh mặt trời, đoàn thuyền, câu hát ) 
gợi điệp khúc của khúc ca lao động 
NT nhân hóa : đoàn thuyền – chạy đua 
 H/a đoàn thuyền như chạy đua với thiên nhiên → gợi được sự khẩn trương, hào hứng để giành lấy thời gian lao động. 
NT nhân hóa: “mặt trời đội biển nhô màu mới” 
->Mặt trời thiên nhiên vĩ đại như đang đội biển khơi mênh mông, bao la. 
“Màu mới” - ý nghĩa ẩn dụ 
- L à sự bắt đầu của cuộc sống ấm no, hạnh phúc 
 Hình ảnh: Mắt cá huy hoàng → Ẩn dụ 
- Ánh sáng của thành quả lao động, tương lai rực rỡ, huy hoàng. 
3. Đoàn thuyền đánh cá trở về: Khổ cuối 
Khổ thơ mang âm hưởng của khúc tráng ca, ca ngợi không khí lao động vui tươi hăng say của những người làm chủ cuộc đời. 
So sánh hình ảnh : câu hát – căng buồm – gió khơi trong khổ thơ đầu và cuối của bài thơ: 
Khổ đầu 
Khổ cuối 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi 
Câu hát căng buồm với gió khơi 
Niềm vui của những con người đi chinh phục thiên nhiên. 
Niềm vui của những con người chiến thắng trở về. 
Nhận xét: câu thơ lặp thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu công việc của con người lao động và tâm hồn phới phới, lạc quan của nhà thơ 
1 . Đặc sắc nghệ thuật 
 - Bài thơ là sự thống nhất hài hòa giữa hai nguồn cảm hứng: cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ với cảm hứng về người dân lao động đã tạo ra những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài. 
 - Hình ảnh thơ giàu vẻ đẹp lãng mạn được xây dựng bằng bút pháp khoáng đạt, khoa trương, sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú và độc đáo. 
 - Cách gieo vần linh hoạt, nhịp điệu kết hợp cổ điển và phá cách tạo âm điệu sôi nổi, phơi phới khiến bài thư như một khúc tráng ca khỏe khoắn, say sưa. 
2. Nội dung: 
 Bài thơ là một khúc tráng ca khỏe khoắn, hào hùng ngợi ca vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp của người lao động mới trong công cuộc dựng xây chủ nghĩa xã hội. Từ đó, nhà thơ bộc lộ niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng trước đất nước, con người và cuộc sống mới. 
TỔNG KẾT 
 Vịnh Hạ Long 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_van_ban_doan_thuyen_danh_ca_huy_can.pptx