Bài giảng Ngữ văn Khối 9 - Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)

Bài giảng Ngữ văn Khối 9 - Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)

Sông được lúc dềnh dàng

 Chim bắt đầu vội vã

 Có đám mây mùa hạ

 Vắt nửa mình sang thu

Nhân hóa → Đám mây mùa hạ duyên dáng như một dải lụa mềm, làm chiếc cầu nối giữa cuối hạ, đầu thu.

Thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng lớn, nhiều tầng bậc. Đây là thời điểm giao mùa, cảnh vật như đang chuyển mình điềm tĩnh từ cuối hạ sang đầu thu.

ppt 13 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2160
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Khối 9 - Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ 
 VỀ DỰ GIỜ VỚI LỚP 
SANG THU 
Hữu Thỉnh 
 Văn bản: SANG THU  - Hữu Thỉnh - 
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: 
- Hữu Thỉnh (1942), quê ở Vĩnh Phúc. 
- 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ vào binh chủng Tăng- Thiết giáp, ông trở thành nhà thơ quân đội. 
2. Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: 
- Bài thơ viết cuối năm 1977, in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố.” 
b. Thể thơ: 
5 chữ 
- Từ năm 2000 ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. 
 Văn bản: SANG THU  - Hữu Thỉnh - 
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: 
2. Tác phẩm: 
c. Bố cục: 
3 phần 
- Luận điểm 1 : Tín hiệu cảnh vật chuyển sang thu (Khổ 1) 
- Luận điểm 2 : Đất trời chuyển mình sang thu (Khổ 2) 
- Luận điểm 3 : Biến đổi của cảnh vật, suy ngẫm có tính triết lí về cuộc đời (Khổ 3) 
 Văn bản: SANG THU  - Hữu Thỉnh - 
II. Tìm hiểu văn bản: 
1. Tín hiệu cảnh vật chuyển sang thu: 
Bỗng nhận ra hương ổi 
Phả vào trong gió se 
Sương chùng chình qua ngõ 
Hình như thu đã về 
→Những tín hiệu của mùa thu đến được cảm nhận qua các giác quan: khứu giác, xúc giác, thị giác. Đó là những dấu hiệu vô hình (hương, gió); mờ ảo (sương); rất gần (ngõ)=> Từ đó cho thấy tác giả có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. 
→Thu đến đột ngột, bất ngờ, không báo trước; thiên nhiên vẫn còn lưu luyến, bịn rịn. Từ đó cho thấy tâm trạng nhà thơ ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng. 
Hương vị của làng quê, tín hiệu của mùa thu đến. 
 Văn bản: SANG THU  - Hữu Thỉnh - 
II. Tìm hiểu văn bản: 
2. Đất trời chuyển mình sang thu: 
=>Thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng lớn, nhiều tầng bậc. Đây là thời điểm giao mùa, cảnh vật như đang chuyển mình điềm tĩnh từ cuối hạ sang đầu thu. 
	Sông được lúc dềnh dàng 
	Chim bắt đầu vội vã 
	Có đám mây mùa hạ 
	Vắt nửa mình sang thu 
Đối lập → Dòng sông thong thả trôi >< Đàn chim vội vã bay về phương Nam tránh rét. 
Nhân hóa → Đám mây mùa hạ duyên dáng như một dải lụa mềm, làm chiếc cầu nối giữa cuối hạ, đầu thu. 
 Văn bản: SANG THU  - Hữu Thỉnh - 
II. Tìm hiểu văn bản: 
3. Biến đổi của cảnh vật, suy ngẫm có tính triết lí về cuộc đời: 
Vẫn còn bao nhiêu nắng 
Đã vơi dần cơn mưa 
Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi. 
- Hàng cây cổ thụ sẽ đứng vững trước mưa, gió, sấm chớp. 
- Nắng cuối hạ vẫn còn nồng nhưng đã không còn chói chang. 
- Mưa đã vơi dần 
- Sấm không còn bất ngờ rền vang. 
→ Tả thực 
 Văn bản: SANG THU  - Hữu Thỉnh - 
II. Tìm hiểu văn bản: 
3. Biến đổi của cảnh vật, suy ngẫm có tính triết lí về cuộc đời: 
- “Hàng cây đứng tuổi” những người từng trải, đã từng vượt qua những thăng trầm, khó khăn của cuộc đời => Từ đó giúp họ trở nên vững vàng hơn. 
Vẫn còn bao nhiêu nắng 
Đã vơi dần cơn mưa 
Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi. 
Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi. 
- “Sấm” những vang động bất thường của cuộc đời 
→ Ẩn dụ 
 Văn bản: SANG THU  - Hữu Thỉnh - 
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật 
- Thể thơ 5 chữ, nhịp chậm, âm điệu nhẹ nhàng. 
- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, sáng tạo trong vệc sử dụng từ ngữ. 
- Phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ độc đáo. 
2. Nội dung 
 Bài thơ là những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và gửi gắm những suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời. 
Trò chơi đoan ô chữ 
H 
Ư 
Ơ 
N 
Ổ 
G 
I 
M 
Ơ 
H 
Ồ 
B 
Ấ 
T 
N 
ờ 
G 
N 
H 
 
N 
H 
Ó 
T 
U 
Y 
Ê 
N 
H 
U 
A 
1. Tác giả cảm nhận mùa thu bắt đầu từ hương vị nào? 
1 
2 
3 
4 
5 
H 
M 
T 
A 
U 
U 
2. Đây là từ diễn tả tâm trạng của nhà thơ qua câu “ Hình như thu đã về”. 
3. Từ “bỗng” thể hiện trạng thái cảm xúc này? 
4. Biện pháp tu từ này được dùng nhiều nhất trong bài sang thu? 
5. Đây là công việc mà Hữu Thỉnh từng làm trong quân đội. 
M 
ï 
A 
T 
H 
U 
Ê 
N 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_khoi_9_van_ban_sang_thu_huu_thinh.ppt