Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 10: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 10: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

- Hai câu thơ mở đầu bài thơ vừa miêu tả, vừa lý giải :

 Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi”

+ Câu thơ rất gần với văn xuôi lại có giọng thản nhiên, ngang tàng , phủ định để khẳng định : không có kính, vốn không phải là đặc điểm vốn có của chiếc xe.

+ Hình ảnh “bom giật, bom rung” vừa giúp ta hình dung được sự khốc liệt của chiến tranh và đó chính là nguyên nhân để những chiếc xe vận tải không có kính.

Hai câu thơ trong khổ cuối bài thơ :

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có muihshsj xe , thùng xe có xước

pptx 18 trang hapham91 4000
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 10: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Phạm Tiến Duật . A. Kiến thức cần nhớ.1. Tác giả- Phạm Tiến Duật (1941-2007), quê ở tỉnh Phú Thọ.Là một trong những nhà thơ tiêu biểu, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. - Thơ ông giàu chất liệu hiện thực, thể hiện sinh động, có giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch, sôi nổi, tươi trẻ.- Phạm Tiến Duật thể hiện thành công hình tượng cô gái thanh niên xung phong và anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.- Tác phẩm chính: Vầng trăng -Quầng lửa(1970), Thơ một chặng đường ( 1971), Ở hai đầu núi (1981). Nhiều bài thơ đã đi vào trí nhớ của công chúng như các bài: Trường Sơn Đông, Trường Sơn tây, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong .BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Phạm Tiến Duật .2. Tác phẩm:- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” rút từ tập thơ “Vầng trăng -Quầng lửa” của tác giả. Là tác phẩm đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ trong báo Văn nghệ (1969 - 1970).- Bài thơ được ra đời năm 1969 trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mĩ diiễn ra rất ác liệt. Mĩ trút hàng ngàn, hàng vạn tấn bom trên con đường chiến lược Trường Sơn.B. PHÂN TÍCH a.Hình ảnh những chiếc xe không kính.- Trong bài thơ nổi bật lên một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính . - Hai câu thơ mở đầu bài thơ vừa miêu tả, vừa lý giải : Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi”+ Câu thơ rất gần với văn xuôi lại có giọng thản nhiên, ngang tàng , phủ định để khẳng định : không có kính, vốn không phải là đặc điểm vốn có của chiếc xe.+ Hình ảnh “bom giật, bom rung” vừa giúp ta hình dung được sự khốc liệt của chiến tranh và đó chính là nguyên nhân để những chiếc xe vận tải không có kính. Hai câu thơ trong khổ cuối bài thơ : Không có kính rồi xe không có đènKhông có muihshsj xe , thùng xe có xước + Càng về sau chiếc xe càng bị tàn phá nặng nề + Nghệ thuật liệt kê: không kính, không mui, không đèn cho thấy chiếc xe ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng ⇒ Hình ảnh xe không có kính cho thấy hiện thực tàn khốc của cuộc chiến tranh chống Mĩ , qua đó làm tôn lên sự anh hùng của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn .b. Chân dung người lính lái xe Trường Sơn (4 luận điểm )* Luận điểm 1 : Vẻ đẹp của người lính lái xe trước hết thể hiện ở tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng, tự tin, và tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời:  Ung dung buồng lái ta ngồi  Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. + Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu và -> nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin , đường hoàng của người lính lái xe. + nghệ thuật điệp ngữ với từ “nhìn” được nhắc đi nhắc lại trong câu thơ -> Sự tập trung tuyệt đối khi lái xe: nhìn đất để tránh ổ voi, ổ gà; “ nhìn trời “ để tránh máy bay Mĩ; “nhìn thẳng”là nhìn vào khó khăn, gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh – một bản lĩnh vững vàng. - Trong tư thế ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái. + Sau tay lái của chiếc xe không có kính chắn gió người lính gặp phải vô vàn khó khăn . Song, chính những khó khăn này lại khiến họ như bay lên, hoà mình với thiên nhiên rồi được tự do giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài.Điều này được thể hiện ở nhịp thơ đều đặn, vận dụng linh hoạt điệp ngữ “thấy” và phép liệt kê : “con đường”,“sao trời”,“cánh chim”... diễn tả rất cụ thể cảm giác của những người lính khi được lái những chiếc xe không kính.+ Hình ảnh con đường vừa là tả thực, vừa là ẩn dụ chỉ con đường cách mạng .=>Tất cả điều này đã giúp người đọc cảm nhận được ở các anh nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người trẻ tuổi. Tất cả là hiện thực nhưng qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình ảnh lãng mạn. * Luận điểm 2: Một vẻ đẹp nữa làm nên bức chân dung tinh thần của người lính trong bài thơ chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm: Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. + Những câu thơ giản dị như lời nói thường, với giọng điệu thản nhiên, ngang tàn hóm hỉnh, cấu trúc: “không có...”,“ừ thì...”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ ngữ “phì phèo”,“cười ha ha”,“mau khô thôi”... làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ, hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Cứ hai câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh thần vượt lên để chiến thắng hoàn cảnh của người lính lái xe trong chiến tranh ác liệt. * Luận điểm 3:Sâu sắc hơn, bằng ống kính điện ảnh của người nghệ sĩ, nhà thơ đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí đồng đội của những người lính lái xe không kính: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. + Cái “bắt tay” thật đặc biệt “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Xe không kính lại trở thành điều kiện thuận lợi để các anh thể hiện tình cảm. Cái bắt tay thể hiện niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh, bù đắp tinh thần cho những thiếu thốn về vật chất mà họ phải chịu đựng. Có sự gặp gỡ với ý thơ của Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí”: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn+ Tình đồng chí, đồng đội còn được thể hiện một cách ấm áp, giản dị qua những giờ phút sinh hoạt của họ: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi lại đi trời xanh thêm. + Gắn bó trong chiến đấu, họ càng gắn bó trong đời thường.Sau những phút nghỉ ngơi thoáng chốc và bữa cơm hội ngộ, những người lính lái xe đã xích lại thành gia đình: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy+ Điệp ngữ “lại đi” và hình ảnh “trời xanh thêm” tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ nhàng, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lính về sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Câu thơ trong vắt như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng, tình yêu họ gửi lại cho cuộc đời. => Chính tình đồng chí, đồng đội đã biến thành động lực giúp các anh vượt qua khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu. *Luận điểm 4: Khổ thơ cuối đã hoàn thiện vẻ đẹp của người lính, đó là lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim. + Câu thơ dồn dập, cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”. + “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật , có hai cách hiểu : “trái tim” là chỉ người lính lái xe, thứ 2 “trái tim” là chỉ tinh thần ý chí của người lính lái xe-> hiểu theo các nào hình ảnh thơ cũng thật sâu sắc và ý nghĩa => Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.. => Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. . * Đánh giá chung- Giọng thơ ngang tàng, có cả chất nghịch ngợm, rất phù hợp với những đối tượng miêu tả (những chàng trai lái xe trên những chiếc xe không kính). Giọng điệu ấy làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, lời nói thường ngày nhưng vẫn thú vị và giàu chất thơ - Thể thơ: Kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ, tạo cho bài thơ có điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động. Những yếu tố về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ đã góp phần trong việc khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn một cách chân thực và sinh động. KẾT BÀI - Cả bài thơ là lời nói, cảm xúc của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Qua đó khẳng định tinh thần bất khuất, quyết thắng của quân đội ta, nhưng Phạm Tiến Duật đã đem lại nhiều hình ảnh mới và giọng điệu mới: trẻ trung, tinh nghịch. Bài thơ đâu chỉ nói về tiểu đội xe không kính, nó phản ánh cả khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn quân và toàn dân ta, khẳng định rằng ý chí của con người mạnh hơn cả sắt thép.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_10_bai_tho_ve_tieu_doi_xe_khong.pptx