Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 18: Phép phân tích và phép tổng hợp

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 18: Phép phân tích và phép tổng hợp

TRANG PHỤC

Không kể trên đường tuần tra, nơi rừng rậm hay suối sâu, phải cởi giày ra đi chân đất, thông thường trong doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mặt mọi người.

Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, nói cười oang oang.

Người xưa đã dạy: “Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự hoà mình vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: “Nếu có cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện”. Chí lí thay!

Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.

(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường

pptx 26 trang Thái Hoàn 01/07/2023 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 18: Phép phân tích và phép tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÉP PHÂN TÍCH 
 VÀ 
 PHÉP TỔNG HỢP 
LUYỆN TẬP PHÂN ÍCH VÀ TỔNG HỢP 
TRANG PHỤC 
Không kể trên đường tuần tra, nơi rừng rậm hay suối sâu, phải cởi giày ra đi chân đất, thông thường trong doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mặt mọi người. 
Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, nói cười oang oang. 
Người xưa đã dạy: “Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự hoà mình vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: “Nếu có cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện”. Chí lí thay! 
Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. 
( Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường ) 
I. TÌM HIỂU PHÉP LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 
PHIẾU HỌC TẬP 
1) VĐNL trong VB là gì? 
............................................................................................................ 
2) Hãy XĐ bố cục của VB? 
.............................................................................................................. ................................................................................................................. 
3) Nhận xét phần MB ? 
............................................................................................................. 
4) Phần TB gồm mấy luận điểm? 
Vấn đề nghị luận: Trang phục có văn hoá phù hợp với đạo đức, môi trường. 
MỞ BÀI : Đoạn 1 
THÂN BÀI : Đoạn 2,3 
KẾT BÀI : Đoạn 4 
BỐ CỤC 
 MỞ BÀI: 
 Không kể trên đường tuần tra, nơi rừng rậm hay suối sâu,...phải cởi giày ra đi chân đất, thông thường trong doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc áo quần chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt trước mặt mọi người. 
Đưa ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét: ăn mặc phải chỉnh tề, đồng bộ giữa quần áo , giày, tất 
+ “Ăn cho mình, mặc cho ng­ười” 
+ “Y phục xứng kỳ đức” 
Phần TB 
Nhóm 1+2: Tác giả lập luận như­ thế nào ở luận điểm : “Ăn cho mình, mặc cho người”. 
Nhóm 3+4: Tác giả lập luận như­ thế nào ở luận điểm : “ Y phục xứng kì đức”. 
DẪN CHỨNG: Đoạn văn 2 
Lu ận điểm : 
Ă n cho 
m ình , 
 m ặc cho 
ng ười 
Dẫn chứng 
- Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay . 
Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp . 
Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. 
- Đi dự đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, nói cười oang oang. 
L í l ẽ 
-Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. 
Ph ép l ập lu ận ch ứng minh + t ừ phủ định, giả thiết. 
Đoạn văn 3: 
Lu ận 
đ i ểm : 
Y phục 
 xứng 
kì 
đức 
L í l ẽ 
D ẫn ch ứng 
L í l ẽ 
 Lí lẽ 
Ph ép l ập lu ận giải thích + so sánh , đối chi ếu 
Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội . 
Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. 
Xưa nay , cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. 
Người có văn hoá , biết ứng xử chính là người biết tự hoà mình vào cộng đồng . Như thế, không kể hình thức còn phải đi .Với nội dung tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. 
Một nhà văn đã nói : “Nếu có cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện”. 
Đ o ạn 4 : Kết bài 
 Thế mới biết , trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. 
Kh ái qu át , ch ốt l ại v ấn đề, rút ra cái chung từ những điều phân tích trên. 
- Vị trí: Cuối đoạn văn, cuối một phần văn bản, cuối văn bản. 
? Để chốt lại vấn đề tác giả dùng phép lập luận nào? Hãy chỉ ra câu đó? 
? Phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào trong văn bản? 
? Phép lập luận tổng hợp có vai trò như thế nào? 
- Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. 
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. ( Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản. ) 
Mối quan hệ qua lại giữa hai phép lập luận: 
+ Tuy đối lập nhưng không tách rời nhau. 
- P hân tích rồi tổng hợp mới có ý nghĩa, mặt khác phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được . 
KẾT LUẬN 
PH Â N T ÍCH 
TỔNG HỢP 
 Giống nhau 
Khác nhau 
Cách thức 
Vai trò 
So sánh sự giống và khác nhau giữa phép phân tích và phép tổng hợp: 
Mục đích: giúp người đọc, người nghe nhận thức đúng, hiểu đúng, đủ vấn đề. 
Trình bày từng bộ phận, phương diện của vấn đề để chỉ ra nội dung của sự việc, hiện tượng. 
 Khái quát rút ra cái chung từ những điều phân tích. 
Giúp ta hiểu vấn đề cụ thể, chi tiết qua nhiều khía cạnh, nhiều góc độ, nhiều bình diện khác nhau. Từ đó, thấy được nội dung, ý nghĩa của vấn đề. 
Giúp ta khái quát, nâng cao vấn đề. 
 BÀI TẬP: 
 Chu Quang Tiềm đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”? 
* Các luận cứ: 
 Học vấn là của nhân loại. 
 Học vấn của nhân loại là do sách lưu truyền lại. 
 Sách là kho tàng quý báu tích luỹ mọi thành tựu mà loài người đã tìm được qua từng thời đại. 
 Nếu chúng ta mong muốn tiến lên từ văn hoá thì phải lấy thành quả đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. 
 Nếu chúng ta xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chúng ta đã lùi điểm xuất phát đến mấy nghìn năm. 
* Luận điểm: 
 Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. 
Tác giả nêu ra luận điểm cơ bản làm tiền đề cho lập luận 
D ùng giả thiết để phân tích làm sáng rõ cho luận điểm. 
Bài tập 1: 
Lí do phải chọn sách để đọc 
 Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, đọc sách theo kiểu liếc qua , tuy rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít. Từ đó nảy sinh thói hư danh, nông cạn. 
 Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. Đọc tham khảo nhiều mà không phục vụ thực chất thì sẽ lãng phí thời gian và sức lực bởi những cuốn sách vô bổ, bỏ lỡ những cuốn sách quan trọng, cơ bản. 
Bài tập 2: 
 Baøi taäp 3: Phaân tích taàm quan troïng cuûa caùch ñoïc saùch. 
 - Khoâng ñoïc thì khoâng coù ñieåm xuaát phaùt cao. 
 - Ñoïc sách laø con ñöôøng ngaén nhaát ñeå tieáp cận tri thöùc. 
 - Ñoïc ít maø kyõ quan troïng hôn nhieàu maø qua loa, khoâng ích lôïi gì. 
 - Ñoïc khoâng choïn loïc thì khoâng coù hieäu quaû. 
Bài 1(sgk/11): Đọc các đoạn trích sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào?  
a, Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài [ ] không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại. Cái thú vị của bài “ Thu điếu” ở các điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ: không phải chỉ giỏi vì là những tử vận hiểm hóc , mà chính hay vì kết hợp với từ, với nghĩa chữ, đến một cách thoải mái đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay; cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu 3,4: 
 Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, 
đối với: 
 Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. 
thật tài tình; nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá: vèo, để tương xứng với cái mức độ gợn của sóng: tí. 
( Toàn tập Xuân Diệu , tập 6 ) 
b, Mấu chốt của thành đạt là ở đâu ? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người. Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì mọi cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan của mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, laị phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì đó có ích cho mọi người , cho xã hội, được xã hội thừa nhận. ( Nguyên Hương, trò chuyện với bạn trẻ ) 
*Đoạn văn a 
 Câu 1: Đoạn văn bàn về vấn đề gì? 
Câu 2: Tìm luận điểm của đoạn văn? Xác định vị trí của câu mang luận điểm? 
Câu 3: Tìm những dẫn chứng góp phần làm sáng rõ luận điểm mà em tìm được?(trình tự phân tích) 
- Câu 4: Từ đó chỉ ra đoạn văn vận dụng phép lập luận nào? 
* Đoạn văn b 
 Câu 1: Đoạn văn bàn về vấn đề gì? 
Câu 2: Tìm luận điểm của đoạn văn? Xác định vị trí của câu mang luận điểm? 
Câu 3: Tìm những dẫn chứng, lí lẽ góp phần làm sáng rõ luận điểm mà em tìm được?(trình tự phân tích) 
- Câu 4: Từ đó chỉ ra đoạn văn vận dụng phép lập luận nào? 
Nhóm 1 
Nhóm 2 
Hoạt động nhóm: 3 phút 
 Đoạn văn a 
 : Nhà thơ Xuân Diệu bình về cái hay, cái đẹp của bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến . 
- Vấn đề nghị luận 
- Luận điểm 
 : Dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm 
- Trình tự phân tích 
:Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài 
+ Cái thú vị ở các điệu xanh (câu 2, vế 1) 
+ Hay ở những cử động (câu 2, vế 2) 
+ Hay ở các vần thơ (câu 2, vế 3) 
+ Hay vì cả bài thơ không non ép một chữ nào , nhất là ở câu 3,4 ( câu 2, vế 4). 
=> “ Thu điếu” là bài thơ hay cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. 
=> Đoạn văn vận dụng phép lập luận phân tích ( trình bày theo cách diễn dịch) 
( đầu đoạn ) 
( câu 2) 
 Đoạn văn b 
 : Nguyên nhân của sự thành đạt 
- Vấn đề bàn luận 
- Luận điểm 
 : Dẫn chứng, lý lẽ làm sáng tỏ luận điểm ( đoạn văn 1,2 ) 
- Trình tự phân tích 
 : Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? 
 : : Do gặp thời, hoàn cảnh bức bách, điều kiện học tập, tài năng trời cho ( đoạn văn 1) -> điều kiện cần 
 : Thành đạt tức là làm được cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận ( câu cuối) 
 : Biết nắm bắt cơ hội, tinh thần vượt khó khăn, kiên trì phấn đấu học tập không mệt mỏi và không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức của mỗi người (đoạn văn 2) -> điều kiện đủ 
=>phép phân tích. 
=> Đoạn văn vận dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp 
+ Nguyên nhân khách quan 
 + Nguyên nhân chủ quan 
- Kết luận 
=>phép tổng hợp. 
( đầu đoạn ) 
Bài 4(sgk/12): Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài bàn về đọc sách. 
 * Gợi ý 
- Hình thức : Đoạn văn tổng hợp (khoảng 7-10 câu). 
- Nội dung : Đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp từ những điều đã phân tích trong bài “bàn về đọc sách”.( dựa vào bài tập 3 hoặc ba luận điểm của văn bản). 
Đoạn văn tham khảo 
 Bàn về đọc sách, tác giả Chu Quang Tiềm đã có cách lí giải thật là sâu sắc và hấp dẫn. Ông đã nêu ra các lí lẽ vì sao phải đọc sách, đứng về phương diện cá nhân và phương diện trách nhiệm với cộng đồng nhân loại. Tác giả phê phán cách học thiếu chuyên sâu, cách đọc lướt một cách truyền cảm bằng cách so sánh, cách minh họa, cách dùng con số cụ thể. Tác giả cũng gợi ý cách chọn sách để đọc: không nên đọc nhiều mà đọc sâu, cần kết hợp đọc hẹp và đọc rộng.Như vậy có thể nói bài văn là bài học rất quý giá đối với học sinh, sinh viên chúng ta. 
 Đoạn văn mẫu 
 Tóm lại muốn đọc sách có hiệu quả chúng ta cần phải chọn những loại sách quan trọng, phù hợp với mình để đọc cho kĩ, ngẫm cho sâu. Đồng thời chúng ta cũng phải chú trọng đọc rộng để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu . 
 + Học thuộc ghi nhớ, hoàn thành bài tập. 
 + Biết thực hiện phép phân tích và tổng hợp trong những văn cảnh cụ thể. 
 + Phân tích việc vận dụng phép tổng hợp trong một đoạn văn cụ thể. 
 + Chuẩn bị phần Luyện tập phân tích và tổng hợp 
 (Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu bài học (Đặc điểm, tác dụng của phép lập luận phân tích và tổng hợp, sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp và đáp án các bài tập). 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_18_phep_phan_tich_va_phep_tong_h.pptx