Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 26: Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 26: Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Khái niệm văn bản nhật dụng:

 Khái niệm văn bản nhật dụng không phải khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi.

Cập nhật nghĩa là kịp thời, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại. Tính cập nhật được thể hiện:

 - Chức năng: bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá. Những vấn đề hiện tượng của đời sống xã hội.

 - Đề tài: phong phú (thiên nhiên, môi trường, văn hóa, xã hội .)

- Giá trị văn chương cũng là yêu cầu quan trọng với văn bản nhật dụng.

 

ppt 29 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1441
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 26: Tổng kết phần văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG KẾT PHẦN 
VĂN BẢN NHẬT DỤNG 
 Quan sát những nhóm hình ảnh sau và cho biết mỗi nhóm hình ảnh đó gợi nhớ tới văn bản đã học nào, thuộc đề tài gì, ở lớp mấy trong chương trình THCS? 
“Đất là mẹ” 
- Là nơi sản sinh, nuôi sống muôn loài. 
- Cái gì con ngưười làm cho đất đai là làm cho ruột thịt của mình. 
- Con người cần sống hòa hợp với môi trường, đất đai và phải biết cách bảo vệ nó. 
Gợi nhớ VB : Động Phong Nha ( Ngữ văn 6 ) Đề tài: Danh lam thắng cảnh 
Gợi nhớ VB : Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử ( Ngữ văn 6 ) Đề tài: Di tích lịch sử 
Gợi nhớ VB : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ( Ngữ văn 6 ) - Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. 
“Đất là mẹ” 
- Là nơi sản sinh, nuôi sống muôn loài. 
- Cái gì con ngưười làm cho đất đai là làm cho ruột thịt của mình. 
- Con người cần sống hòa hợp với môi trường, đất đai và phải biết cách bảo vệ nó. 
Gợi nhớ VB : Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 ( Ngữ văn 8 ) Đề tài: Môi trường 
Gợi nhớ VB : Ca Huế trên sông Hương ( Ngữ văn 7 ) Đề tài: Văn hóa 
Gợi nhớ VB : Ôn dịch thuốc lá ( Ngữ văn 8 ) Đề tài: Tệ nạn xã hội - thuốc lá 
* Khái niệm văn bản nhật dụng: 
 	 Khái niệm văn bản nhật dụng không phải khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi. 
	C ập nhật nghĩa là kịp thời, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại. Tính cập nhật được thể hiện: 
 - Chức năng : bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá... Những vấn đề hiện tượng của đời sống xã hội. 
 - Đề tài : phong phú (thiên nhiên, môi trường, văn hóa, xã hội ...) 
- Giá trị văn chương cũng là yêu cầu quan trọng với văn bản nhật dụng. 
Hệ thống các văn bản nhật dụng từ lớp 6 đến lớp 9 theo mẫu 
 Lớp 
Tên văn bản 
Nội dung chính 
6 
7 
8 
9 
Xác định thể loại văn bản, phương thức biểu đạt của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS 
Bút kí 
Biểu cảm, miêu tả, Ts 
Bút kí 
Thuyết minh, miêu tả 
Thư từ 
Nghị luận, biểu cảm 
Hồi kí 
Biểu cảm 
Truyện ngắn 
Tự sự 
Truyện ngắn 
Tự sự, miêu tả 
Bút kí 
Thuyết minh, miêu tả 
Thông báo 
Nghị luận 
Bài nghiên cứu 
Thuyết minh, NL, BC 
Bài báo 
Nghị luận 
Tiểu luận 
Nghị luận, biểu cảm 
Xã luận 
Nghị luận, biểu cảm 
Công bố 
Nghị luận 
=> VBND được trình bày dưới hình thức văn bản đa dạng, kết hợp các PTBĐ. 
a. 	 Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phiá bục mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy lắp vàng đưa cho em tôi và nói : 
	 - Cô tặng em về trường mới em cố gắng học tập nhé ! 
	Em vội đặt quyển sổ và cây bút lên bàn: 
 	 Thưa cô, em không dám nhận, em không được đi học nữa. 
 	Sao vậy ? – Cô Tâm sửng sốt. 
 	 Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán . 
	 “Trời ơi !”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. 
 ( Cuộc chia tay của những con b ú p b ê – Kh á nh Hoài ) 
Xác định phương thức biểu đạt trong các ví dụ sau: 
- Phương thức biểu đạt: Tự sự (+biểu cảm) 
b).	 Th eo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông vứt xuống cống làm tắc các đường cống dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như hì, ca-mi-đi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. 
 ( Th ô ng tin về ngày tr á i đất năm 2000 ) 
- Phương thức biểu đạt: Thuyết minh 
c. “ Có thế nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại ” 
 ( Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà) 
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận 
d. "Không những đi ngược lại lí trí con người mà con đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [...] Từ khi nhen nhóm sự sống trên Trái Đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng thể tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó” 
 ( Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, G.G. Mác- két) 
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận 
* Phương pháp học văn bản nhật dụng 
1. Lưu ý đặc biệt đến loại chú thích về các sự kiện (lịch sử, xã hội ) có liên quan đến vấn đề đặt ra trong văn bản. 
Giải trừ quân bị: Giảm bớt hoặc hạn chế vũ khí và lực lượng vũ trang của các nước. 
Dịch hạch hạt nhân: vũ khí hạt nhân đe dọa loài người như nguy cơ dịch hạch 
2. Liên hệ các vấn đề được đặt ra trong văn bản nhật dụng với đời sống cá nhân và đời sống cộng đồng. 
3. Có ý kiến, quan điểm riêng trước các vấn đề được đặt ra trong các văn bản nhật dụng. 
4. Vận dụng tổng hợp kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra trong văn bản nhật dụng. 
 Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông vứt xuống cống làm tắc các đường cống dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-mi-đi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. 
 (Th ô ng tin về ngày tr á i đất năm 2000) 
Trong đoạn văn có kiến thức của những môn khoa học nào? 
- Kiến thức các môn: 
Địa lí; 
Hóa học; Sinh học 
* Phương pháp học văn bản nhật dụng 
1. Lưu ý đặc biệt đến loại chú thích về các sự kiện (lịch sử, xã hội ) có liên quan đến vấn đề đặt ra trong văn bản. 
2. Liên hệ các vấn đề được đặt ra trong văn bản nhật dụng với đời sống cá nhân và đời sống cộng đồng. 
5. Căn cứ vào đặc điểm và phương thức biểu đạt để phân tích một văn bản nhật dụng. 
3. Có ý kiến, quan điểm riêng trước các vấn đề được đặt ra trong các văn bản nhật dụng. 
4. Vận dụng tổng hợp kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra trong văn bản nhật dụng. 
HÌNH THỨC 
Phương thức biểu đạt khá phong phú nên cũng 
có thể xem đây là tác phẩm văn học như: 
- Thư từ. Tự sự . - Miêu tả. Biểu cảm. 
- Thuyết minh. - Bút ký. - Hồi ký. - Thông báo. 
- Xã luận. 
- Kết hợp các phương thức biểu đạt: 
(Miêu tả, tự sự, hành chính, nghị luận, thuyết minh...) 
- Hành chín h (điều hành) 
- Nghị luận. 
VD: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Tự sự miêu tả biểu cảm) 
	Chọn một vấn đề được đề cập ở một văn bản nhật dụng đã học và liên hệ vấn đề đó với địa phương nơi em sinh sống, chỉ ra biểu hiện, nguyên nhân, và đề xuất giải pháp khắc phục? 
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ 
Học, nắm được bài. 
Tiếp tục tìm hiểu, luyện viết văn bản nhật dụng. 
Chuẩn bị tiết tiếp theo: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_26_tong_ket_phan_van_ban_nhat_du.ppt