Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

2. Tác phẩm

 a. Xuất xứ

“Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục

 b. Bố cục

Gồm ba phần:

-Phần 1 (từ đầu như đối với cha mẹ đẻ mình): Cuộc sống của Vũ Nương khi được gả về nhà Trương Sinh cho đến trước khi Trương Sinh trở về

-Phần 2 (tiếp nhưng việc trót đã qua rồi): Số phận oan khuất của Vũ Nương

-Phần 3 (còn lại): Vũ Nương được giải oan

 

pptx 15 trang hapham91 8921
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyện người con gái Nam XươngNguyễn Dữ Tìm hiểu chungTác giả- Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh năm mất)- Quê quán: Ông là người huyện Trường Tân, nay là Thanh Miện - Hải Dương- Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là thời kì Triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài- Sự nghiệp sáng tác: Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hóa. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời- Là người mở đầu cho chủ nghĩa nhân văn trong xã hội trung đại.- Được coi cha đẻ của loại hình truyền kì ở Việt Nam (được coi là áng thiên cổ kì bút)2. Tác phẩm a. Xuất xứ“Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục b. Bố cụcGồm ba phần:-Phần 1 (từ đầu như đối với cha mẹ đẻ mình): Cuộc sống của Vũ Nương khi được gả về nhà Trương Sinh cho đến trước khi Trương Sinh trở về-Phần 2 (tiếp nhưng việc trót đã qua rồi): Số phận oan khuất của Vũ Nương-Phần 3 (còn lại): Vũ Nương được giải oanTruyền kì mạn lục:+ ghi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu truyền +gồm 20 thiên truyện+viết bằng chữ Hán +kết hợp yếu tố kì ảo, hoang đường với những chuyện thựcTóm tắtVũ Nương là người con gái thùy mị, nết na. Chàng Trương Sinh là con nhà hào phú, vì cảm mến nên dã cưới nàng làm vợ. Cuộc sống gia đình đang sum họp đầm ấm thì đất nước sảy ra binh đao, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con. Khi Trương Sinh trở về, đứa con đã biết nói, đứa trẻ ngây thơ về người đêm đêm đến với mẹ nó. Chàng nổi máu ghen mắng nhiếc vợ nột cách thậm tệ, đánh đuổi khiến nàng phẫn uất, gieo mình xuống bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ, Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương trở về lúc ẩn lúc hiện giữa sông rồi từ từ biến mất. 1. Nhân vật Vũ Nương a. Vẻ đẹp của nhân vật Vũ NươngVẻ đẹp trước khi lấy chồng: là một người con gái “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” ⇒ một vẻ đẹp chuẩn mực- Trong cuộc sống vợ chồng: + Giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng thất hòa ⇒ Tạo dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình- Khi tiển chồng đi lính: + Dặn dò cẩn thận, đầy tình nghĩa, thủy chung + Nàng không mong chồng khi trở về mang “ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ” mà chỉ mong chồng bình yên → ko màng danh lợi- Khi xa chồng: + Đảm đang: Là người mẹ hiền, dâu thảo. + Là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết: hằng đêm vẫn chỉ vào bóng mình và bảo với con đó là cha nó để vơi đi nỗi nhớ chồng + Tận tình, chu đáo rất mực yêu thương con + Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu tất ⇒ Là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu người phụ nữ- Khi bị chồng vu oan: + Phân trần để chồng hiểu tấm lòng thủy chung của mình. + Nói lên nỗi đau đớn, thất vọng vì không hiểu. + Thất vọng tột cùng, nàng chọn cái chết để bày tỏ tấm lòng mình. ⇒ Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiếu thảo, chung thủy, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình b. Số phận bi kịch của Vũ Nương- Nguyên nhân của nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương+ Cuộc hôn nhân không bình đẳng, chiến tranh phi nghĩa+ Tính Đa nghi của Trương Sinh+ Lời nói ngây ngô của đứa trẻ conÝ nghĩa:+ Tố cáo chiến tranh, xã hội phong kiến trọng quyền uy người đàn ông và kẻ giàu+ Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả với người phụ nữ 2. Nhân vật Trương Sinh- Là người không có học thức- Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng- Có tính đa nghi, trở về rất buồn vì mẹ mất.Cách xử sự của Trương Sinh khi nghe lời bé Đản nói thể hiện sự hồ đồ, độc đoán ⇒ chính sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh là một nguyên nhân dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. ⇒ Tác giả phê phán sự ghen tuông mù quáng, bày tỏ sự cảm thông và ngợi ca người phụ nữ đức hạnh mà phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh. 3. Những yếu tố kì ảo- Những yếu tố kì ảo trong tác phẩm: + Chuyện Phan Lang nằm mộng thả rùa mai xanh + thây Phan Lang dạt vào đảo rùa + yến tiệc dưới thủ cung + Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương dưới thủy cung +Xích Hồn rẽ nước đưa Phan Lang về trần gian + Vũ Nương ngồi kiệu hoa giữa dòng nước . + bóng Vũ Nương loang loáng mờ nhạt dần ⇒ Là những yếu tố hoang đường nhưng vẫn rất thực và gần gũi- Ý nghĩa: + Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương + Kết thúc có hậu + Không giảm tính bi kịch của tác phẩm, mà tăng giá trị tố cáo và niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữTác dụng : +làm cho hấp dẫn lôi cuốn +giải tỏa tâm lí người đọc sau cái chết của Vữ Nương, tạo ra kết thúc có hậu + tô đậm phẩm chất Vũ Nương (nhân hậu, bao dung, độ lượng, ân nghĩa)Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì có một vai trò rất quan trọng. Nó khiến câu chuyện được kể trở nên lung linh, hư ảo. Chẳng hạn: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,... chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.". Đó là đặc điểm chung của thể loại truyền kì trung đại. Hơn nữa, Nguyễn Dữ đã sử dụng cách đưa yếu tố truyền kì vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực để tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyện (các yếu tố tả thực: địa danh, thời điểm lịch sử, sự kiện lịch sử, miêu tả chân dung nhân vật, khung cảnh...). Ngoài ra, sự có mặt của các yếu tố kì ảo đã tạo ra một thế giới ước mơ, khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bác ái.Tổng kết1.Nội dungGiá trị hiện thực:- Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ (Đại diện là nhân vật Trương Sinh).- Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận của người phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc, phải tìm đến cái chết để kết thúc bi kịch.- Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân rơi vào cảnh bế tắc.Giá trị nhân đạo:- Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương: thùy mị, nết na, luôn giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung với chồng.- Tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.2.Nghệ thuật.- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chính chi tiết này đã tạo nên tính bất ngờ đồng thời cũng tăng thêm tính bi kịch cho chuyện - Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, nhân vật được xây dựng qua lời nói và hành động. Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ nhưng vẫn khắc hoạ đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật.Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_chuyen_nguoi_con_gai_nam_xuong_trich.pptx