Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 33: Tổng kết văn học

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 33: Tổng kết văn học

BÀI 33: TỔNG KẾT VĂN HỌC

I. Các bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam

1. VĂN HỌC DÂN GIAN

* Khái niệm: Văn học dân gian định hình từ xa xưa, là sản phẩm của các tầng lớp bình dân, được lưu truyền bằng miệng.

a. ĐẶC TRƯNG

+ Là loại hình văn hóa dân gian ra đời từ thời viễn cổ và vẫn phát triển trong các thời kì tiếp theo.

+ Chủ yếu được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng (nên có tính dị bản)

+ Là sản phẩm văn hóa của nhân dân, chủ yếu là tầng lớp bình dân (nên có tính nhân dân rất cao)

+ Có một số thể loại riêng mà văn học dân gian thế giới không có (như vè, truyện thơ, chèo )

 

ppt 15 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2570
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 33: Tổng kết văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 33: TỔNG KẾT VĂN HỌC 
BÀI 33: TỔNG KẾT VĂN HỌC 
I. Các bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam 
Văn học Việt Nam 
Văn học Dân gian 
Kịch dân gian 
Luận lí (Nghị luận) 
dân gian 
Thơ trữ tình dân gian 
Truyện dân gian 
Văn học Chữ Nôm 
Văn học chữ Hán 
Văn học viết 
Văn học chữ quốc ngữ 
1. VĂN HỌC DÂN GIAN 
a. ĐẶC TRƯNG 
+ Là loại hình văn hóa dân gian ra đời từ thời viễn cổ và vẫn phát triển trong các thời kì tiếp theo. 
+ Chủ yếu được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng (nên có tính dị bản) 
+ Là sản phẩm văn hóa của nhân dân, chủ yếu là tầng lớp bình dân (nên có tính nhân dân rất cao) 
+ Có một số thể loại riêng mà văn học dân gian thế giới không có (như vè, truyện thơ, chèo ) 
b. VAI TRÒ-Ý NGHĨA 
+ Là kho tàng chất liệu phong phú cho các nhà thơ, nhà văn khai thác, học tập và phát triển 
+ Nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ nhân dân 
+ Có ảnh hưởng quan trọng đến bộ phận văn học viết như: Thể loại, tư tưởng 
và ngôn ngữ. 
I. Các bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam 
* Khái niệm: Văn học dân gian định hình từ xa xưa, là sản phẩm của các tầng lớp bình dân, được lưu truyền bằng miệng. 
BÀI 33: TỔNG KẾT VĂN HỌC 
2. VĂN HỌC VIẾT 
B Ộ PHẬN VĂN HỌC 
TÁC PHẨM 
TIÊU BIỂU 
I. Các bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam 
a. Văn học bằng chữ Hán 
Văn học chữ Hán: 
+ Sử dụng văn tự Hán 
+ Tiếp nhận nhiều yếu tố từ thể loại đến tư tưởng, chất liệu của văn chương Trung Quốc nhưng vẫn thể hiện tinh thần dân tộc, tâm hồn và cốt cách người Việt, những vấn đề và trạng thái lịch sử Việt Nam 
+ Ở những thế kỉ đầu (từ thế kỉ X - XV chiếm tỉ lệ cao về số lượng và thể loại) 
+ Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) 
+ Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt) 
+ Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) 
+ Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) 
+ Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) 
+ Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) 
+ Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh) 
+ Thơ văn Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh 
ĐẶC ĐIỂM 
BÀI 33: TỔNG KẾT VĂN HỌC 
2. VĂN HỌC VIẾT 
I. Các bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam 
B Ộ PHẬN VĂN HỌC 
TÁC PHẨM 
TIÊU BIỂU 
+ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) 
+ Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch của Đoàn Thị Điểm) 
+ Truyện Kiều (Nguyễn Du) 
+ Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) 
+ Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) 
+ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) 
- Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển từ thế kỉ XIII. Đến thế kỉ XV, mới phát triển đáng kể (nhất là qua sáng tác của Nguyễn Trãi). 
b. Văn học chữ Nôm 
- Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX phát triển phong phú với nhiều tác giả lớn, đạt nhiều thành tựu đỉnh cao hơn văn chương bằng chữ Hán. 
ĐẶC ĐIỂM 
BÀI 33: TỔNG KẾT VĂN HỌC 
B Ộ PHẬN VĂN HỌC 
TÁC PHẨM 
TIÊU BIỂU 
ĐẶC ĐIỂM 
c. Văn học chữ Quốc ngữ 
 Các bài thơ của phong trào Thơ mới: Nhớ rừng, Quê hương, Ông đồ 
- Các tác phẩm truyện hiện thực: Sống chết mặc bay, Tắt đèn, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc . 
- Văn học sau Cách mạng tháng Tám 1945 
- Là thứ chữ do các giáo sĩ truyền đạo người châu Âu đặt ra để ghi âm Tiếng Việt 
- Ra đời từ thế kỉ XVII; được phổ biến rộng rãi hơn vào cuối thế kỉ XIX và từ đầu thế kỉ XX thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm, góp phần đắc lực vào công cuộc hiện đại hóa văn học. 
I. Các bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam 
2. VĂN HỌC VIẾT 
BÀI 33: TỔNG KẾT VĂN HỌC 
II. TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM 
1.Văn học thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX 
(Còn gọi văn học Trung đại) 
2. Văn học thời kì từ đầu thế kỉ XX đến 1945 (Văn học hiện đại Việt Nam) 
3. Văn học thời kì từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 - 1975 (Văn học hiện đại Việt Nam) 
- Từ 1975 – nay: (Văn học thời kì đổi mới) 
BÀI 33: TỔNG KẾT VĂN HỌC 
Các giai đoạn văn học 
Đặc điểm 
lịch sử 
Đặc điểm văn học 
1. Văn học thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX 
(Văn học Trung đại) 
- Việt nam cơ bản vẫn là một quốc gia phong kiến độc lập tự chủ tuy phải chống lại nhiều cuộc xâm lược và ách đô hộ của phong kiến Trung quốc (Hán, Đường, Tống, Mông Nguyên, Minh, Thanh) 
- Tinh thần yêu nước sâu sắc, 
- Tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương con người, ca ngợi giá trị, phẩm chất cao đẹp của nhân dân, người bình dân lao động, thể hiện mơ ước, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân. 
- Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của văn học dân tộc. 
- Văn học chú trọng đến những cái đẹp, giản dị, hài hoà, trong sáng. 
II. TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM 
BÀI 33: TỔNG KẾT VĂN HỌC 
Các giai đoạn văn học 
Đặc điểm lịch sử 
Đặc điểm văn học 
2. Văn học thời kì từ đầu thế kỉ XX đến 1945 
+ Vận động theo hướng Hiện đại hóa, có những biến đổi toàn diện và mau lẹ, được thúc đẩy mạnh mẽ cùng với sự phát triển của báo chí, của họat động xuất bản và việc sử dụng rộng rãi chữ quốc ngữ. 
+ Từ đầu những năm 1930, đã có diện mạo của một nền văn học hiện đại với những kết tinh nghệ thuật có giá trị cao 
- Từ 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi trong chế độ thực dân nửa phong kiến 
II. TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM 
BÀI 33: TỔNG KẾT VĂN HỌC 
Các giai đoạn văn học 
Đặc điểm lịch sử 
Đặc điểm văn học 
3. Văn học thời kì từ sau Cách mạng tháng Tám -1945 
+ 1945 - 1975: Kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mĩ. (Sau 1954 miền Bắc đi lên xây dựng CNXH, ra sức sản xuất chi viện cho chiến trường Miền Nam. Miền Nam tiếp tục kháng chiến chống đế quốc Mĩ) 
+ Văn học đã phản ánh được con người và cuộc sống của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến gian khổ mà hào hùng của trên tất cả các lĩnh vực. 
+ Phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CM: nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, đức hi sinh 
+ Sau 1975: Đất nước đi lên xây dựng CNXH. 
+ Văn học bước vào thời kì đổi mới, nhiều tài năng mới xuất hiện 
+ Khám phá con người ở nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, hướng tới sự thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần dân chủs 
II. TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM 
BÀI 33: TỔNG KẾT VĂN HỌC 
1. VỀ NỘI DUNG 
Những giá trị nổi bật và bền vững nhất là: 
+ Tinh thần cộng đồng: kết tinh trong cuộc chiến chống ngoại xâm và thiên nhiên khắc nghiệt; trong xây dựng, mở mang bờ cõi 
+ Tinh thần yêu nước : Tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, về văn hóa, lịch sử của quê hương đất nước; yêu tiếng nói của dân tộc 
+ Tinh thần nhân đạo: Khẳng định những phẩm tốt đẹp của con người, những nguyện vọng mơ ước của nhân dân, thể hiện nối thống khổ và số phận chìm nổi của con người, bênh vực quyền sống của con người nhất là người phụ nữ,chống lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do trong tình yêu, hôn nhân,tố cáo mạnh mẽ những bất công xã hội, ngợi ca những tình cảm tốt đẹp và sức mạnh tiềm tàng của quần chúng - nhân dân 
III. MẤY NÉT ĐẶC SẮC NỔI BẬT CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 
BÀI 33: TỔNG KẾT VĂN HỌC 
+ Ý thức cộng đồng 
+ Tinh thần yêu nước 
+ Tinh thần nhân đạo 
+ Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan của nhân dân : Niềm tin và mơ ước về sự chiến thắng của cái thiện, cái tốt đẹp, cái chính nghĩa; tin vào những giá trị đích thực của cuộc sống, vượt qua khó khăn thách thức của hoàn cảnh, hướng về tương lai, 
III. MẤY NÉT ĐẶC SẮC NỔI BẬT CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 
BÀI 33: TỔNG KẾT VĂN HỌC 
1. VỀ NỘI DUNG 
2. VỀ HÌNH THỨC: 
+ Chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hòa, giản dị cả về qui mô, kết cấu, hình ảnh, ngôn từ. 
+ Kiệt tác kết tinh cao nhất, tiêu biểu nhất cho nền văn học dân tộc là Truyện Kiều của Nguyễn Du. 
Kết luận: 
 Văn học Việt Nam góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách tư tưởng cho các thế hệ người Việt Nam. 
 Văn học Việt Nam là bộ phận quan trọng của văn hóa, tinh thần dân tộc, thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống, phong cách, tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong các thời đại. 
III. MẤY NÉT ĐẶC SẮC NỔI BẬT CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 
BÀI 33: TỔNG KẾT VĂN HỌC 
 CỦNG CỐ: * Nội dung cần chú ý: - Bộ phận hợp thành nền VHVN.- Lịch sử phát triển VHVN chia làm mấy thời kỳ.- Những nét đặc sắc nổi bật của VHVN. 
* Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài: 
- SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_33_tong_ket_van_hoc.ppt