Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Củng cố kiến thức và giải đề đọc hiểu Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Củng cố kiến thức và giải đề đọc hiểu Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)

DÀN BÀI

A. Mở bài : - Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca

- Dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

B. Thân bài

1. Khái quát chung : - Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

- Mạch cảm xúc

2. Phân tích

a. Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời

- Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình

- Cảm xúc của nhà thơ: Trước khoảnh khắc giao mùa ấy, tác giả đã giật mình, bối rối

b. Khổ 2: Bức tranh thiên nhiên lúc sang thu

- Thiên nhiên được tái hiện chân thực, sống động qua những hình ảnh đặc trưng

- Thiên nhiên tiếp tục được tái hiện qua những sáng tạo vô cùng độc đáo, ấn tượng

c. Khổ 3: Những suy ngẫm về đời người lúc chớm thu

- Những biến chuyển của thiên nhiên

- Suy ngẫm về đời người qua những hình ảnh giàu sức gợi

3. Đánh giá chung: - Nghệ thuật

 - Nội dung

 

pptx 18 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1310
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Củng cố kiến thức và giải đề đọc hiểu Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ GIẢI ĐỀ ĐỌC HIỂU – SANG THU 
KIẾN THỨC CẦN NHỚ 
1. Tác giả: 
- Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 - quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc 
- Là nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. 
- Thơ Hữu Thỉnh ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm. Ông viết nhiều và hay về con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu. ( Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng ). 
- Các tác phẩm chính: Âm vang chiến hào (in chung, 1975); Khi bé Hoa ra đời (in chung); Thư mùa đông (1981), Từ chiến hào tới thành phố (1985) và hai trường ca: Đường tới thành phố (1979), Trường ca biển (1984). 
2. Tác phẩm 
a. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1977, in lần đầu trên báo văn nghệ. Rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”, NXB Văn học, Hà Nội, 1991 
b. Thể thơ: Nămchữ (ngũ ngôn) 
c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với miêu tả. 
DÀN BÀI 
A. Mở bài : - Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca 
- Dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh 
B. Thân bài 
1. Khái quát chung : - Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ 
- Mạch cảm xúc 
2. Phân tích 
a. Khổ 1 : Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời 
- Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình 
- Cảm xúc của nhà thơ: Trước khoảnh khắc giao mùa ấy, tác giả đã giật mình, bối rối 
b. Khổ 2 : Bức tranh thiên nhiên lúc sang thu 
- Thiên nhiên được tái hiện chân thực, sống động qua những hình ảnh đặc trưng 
- Thiên nhiên tiếp tục được tái hiện qua những sáng tạo vô cùng độc đáo, ấn tượng 
c. Khổ 3 : Những suy ngẫm về đời người lúc chớm thu 
- Những biến chuyển của thiên nhiên 
- Suy ngẫm về đời người qua những hình ảnh giàu sức gợi 
3. Đánh giá chung : - Nghệ thuật 
 - Nội dung 
C. Kết luận : 
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ. 
- Liên hệ bản thân 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi 
 Bỗng nhận ra hương ổi 
Phả vào trong gió se 
 Sương chùng chình qua ngõ 
Hình như thu đã về 
Câu 1 : Đoạn thơ trích trong văn bản nào? Tác giả? 
Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Xác định phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên. 
Câu 3: Bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa, em hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ? 
Câu 4: Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm. 
Câu 5: Xác định thành phần tình thái trong khổ thơ trên, nêu tác dụng. 
Câu 6: Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ trên của bài "Sang thu"? 
Câu 7: Có thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” được không? 
Câu 8: Hãy viết đoạn văn theo phương thức tổng hợp - phân tích - tổng hợp để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1 
Câu 1: 
- Đoạn thơ được trích trong văn bản “ Sang thu ” 
- Tác giả: Hữu Thỉnh 
Câu 2: 
- Hoàn cảnh sáng tác: Gần cuối năm 1977, in đầu tiên trên báo văn nghệ, sau đó được in nhiều lần trong các tập thơ. Trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố” xuất bản 1991. 
- Phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên: Biểu cảm 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1 
Câu 3: 
Mạch cảm xúc của bài thơ: Sang thu là bức thông điệp lúc giao mùa, mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với nội dung độc đáo nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và suy ngẫm về đời người khi sang thu. 
Câu 4: 
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm: "Sang thu" như một lời thông báo về bước chuyển mình lúc giao mùa. Nhan đề bài thơ cho người đọc thấy được cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình trong khoảnh khắc sang thu. Thông qua nhan đề ta cũng cảm nhận được góc nhìn và những rung cảm đẹp đẽ của Hữu Thỉnh trước cuộc sống và tự nhiên. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1 
Câu 5: 
- Thành phần tình thái : “ Hình như ” 
- Tác dụng: gợi cảm giác mơ hồ mong manh, chưa thật rõ nét. Gợi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến đến lạ của tác giả trước bước chuyển mùa còn có phần chầm chậm tiếc nuối. 
Câu 6: 
Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu bài "Sang thu": 
- Biện pháp đảo ngữ: Sử dụng phụ từ “bỗng” diễn tả sự bất ngờ, như một từ để thu hút tất cả các giác quan phải chú ý tới những dấu hiệu thu sang. 
- Thủ pháp nhân hóa: “sương chùng chình qua ngõ” những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc nhẹ nhàng trôi như đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1 
Câu 7: 
Không thể thay từ “phả” bằng từ “tỏa” bởi vì: 
 + Từ “phả” nghĩa là bốc mạnh hoặc tỏa ra thành luồng - theo từ điển của Hoàng Phê) là động từ có sắc thái mạnh hơn động từ “tỏa” mới diễn tả được mùi vị của hương ổi chín đậm trong gió, mạnh mẽ choán lấy tâm trí của con người, mùi hương đó quyện thành luồng, hương thơm như sánh lại. 
 + “Tỏa” sẽ gợi ra sự lan tỏa về mùi hương trong không gian, hương ổi sẽ không thể kích thích và gây được ấn tượng mạnh với người cảm nhận. 
 + Tác giả muốn gây ấn tượng mạnh với người đọc về sự tập trung khi cảm nhận hương vị đặc trưng của mùa thu. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1 
Câu 8: Đoạn văn tham khảo: 
(1) Khổ thơ đầu bài sang thu vừa giản dị gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự chuyển giao mùa. - TỔNG 
(2) Nhà thơ nhận ra tín hiệu thu sang trong ngọn gió thu mang theo luồng hương ổi chín ngào ngạt khiến tác giả phải thốt lên: “Bỗng nhận ra hương ổi”. 
(3) Như một sự phát hiện tạo ra thú vị và bất ngờ cho tác giả, đó cũng là cách tác giả muốn thu hút sự tập trung của mọi giác quan để cảm nhận hết vẻ đẹp mùa thu. 
(4) Hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” bắt lấy được cái hồn của thời gian, thời gian tưởng như vô hình bây giờ hiện hữu thành hình ảnh làn sương thu mỏng manh, chảy trôi chầm chậm như còn lưu luyến, quấn quýt những con ngõ nhỏ. 
(5) Chính điều đó khiến tác giả cũng mơ hồ “hình như” gợi cảm xúc tác giả về bước chuyển mùa đầy bâng khuâng, xao xuyến. 
(6) Khổ thơ đầu thật đẹp gợi lên được những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc giao mùa. – TỔNG 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 2 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 
 Sông được lúc dềnh dàng 
Chim bắt đầu vội vã 
 Có đám mây mùa hạ 
 Vắt nửa mình sang thu 
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Sáng tác vào năm nào? 
Câu 2: Chỉ rõ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong đoạn thơ trên ? 
Câu 3: Hai từ “dềnh dàng” và cụm từ “bắt đầu vội vã” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa gì trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ? 
Câu 4: 
Bằng một đoạn văn diễn dịch (6-8 câu) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của những hình ảnh được tác giả miêu tả trong khổ thơ trên. Trong đoạn văn em viết có sử dụng một phép liên kết và câu hỏi tu từ. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 2 
GỢI Ý 
Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ Sang thu 
T ác giả Hữu Thỉnh 
S áng tác vào năm 1977. 
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Sáng tác vào năm nào? 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 2 
Câu 2: Chỉ rõ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong đoạn thơ trên ? 
GỢI Ý 
- Các b iện pháp tu từ từ vựng được sử dụng: nhân hóa , tương phản, từ láy . 
- Phân tích : 
+ “ s ông dềnh dàng": nhân hóa dòng sô ng qua từ láy “dềnh dàng” , dòng sông không chảy cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ nữa mà trở nên chậm chạp, thong thả. 
 + "chim vội vã": nhân hóa những cánh chim qua từ láy “vội vã” đang chuẩn bị bay về phương Nam để tránh rét. 
 + "đám mây ... vắt nửa mình" đám mây giống như người thiếu nữ vắt chiếc khăn mềm mại nối hai nhịp bờ thời gian giữa hạ và thu. 
+ Nghệ thuật tương phản qua hình ảnh “dềnh dàng” >< “vội vã” làm nổi bật hai động thái trái ngược của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. 
- Tác dụng: Cách miêu tả đã đem lại hiệu quả diễn đạt rất sinh động, khiến sự vật trở nên sống động, có hồn. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 2 
GỢI Ý 
Từ “dềnh dàng” và cụm từ “bắt đầu vội vã” gợi ra hai trạng thái đối lập của sự vật, hiện tượng. 
 + “ Sông dềnh dàng ” : gợi hình ảnh dòng sông chầm chậm, lững lờ trôi, giống bước đi của thời gian và của khoảnh khắc giao mùa thanh tao, nhẹ nhàng. 
 + “Bắt đầu vội vã” là hình ảnh những đàn chim bắt đầu tìm cho mình cuộc sống ám áp, dễ chịu hơn, tránh đi sự se lạnh của mùa mới đang tới gần. 
Câu 3: Hai từ “dềnh dàng” và cụm từ “bắt đầu vội vã” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa gì trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ? 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 2 
* Đoạn văn tham khảo: 
(1) Nếu khổ thơ đầu bài "Sang thu" thể hiện tín hiệu thu sang, thì tới khổ thơ thứ hai hình ảnh, sự vật, không gian được mở rộng và có chiều sâu hơn thông qua cảm nhận và quan sát tinh tế của Hữu Thỉnh. (CÂU CHỦ ĐỀ) 
(2) Hình ảnh dòng sông “dềnh dàng” tiếp nối chuỗi hình ảnh mơ hồ sương khói ở khổ một nhưng lại mang cảm giác thư thái, thảnh thơi của con sông sau những ngày bận rộn chảy trôi trong mùa mưa lũ. 
(3) Sự dềnh dàng phải chăng cũng chính là con người trước khoảnh khắc giao mùa muốn lắng mình lại, để suy tư về cuộc đời và để lại dấu ấn đẹp cho cuộc sống? (CÂU HỎI TU TỪ) 
(4) Đối lập với hình ảnh đó là hình ảnh “chim bắt đầu vội vã”. Những cánh chim, tiếng hót líu lo vui nhộn của mùa hè giờ đây dường như bận rộn hơn, để tìm nơi ấm áp tránh cái lạnh của mùa mới. 
(5) Nhưng (PLK – PHÉP NỐI) kết tinh đẹp nhất là hai câu thơ: “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Sức gợi của câu thơ là vô hạn khi gợi lên trong lòng người đọc về hình ảnh chiếc cầu giao mùa mỏng manh như ng đẹp và nên thơ. 
( 6 ) Ranh giới vô hình trong khoảnh khắc giao mùa tác giả bắt trọn vẹn khoảnh khắc đó để rồi cô kết trong câu thơ mềm mại, uyển chuyển như chính hình ảnh mà tác giả vẽ lên trong bài. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 3 
Cho đoạn thơ: 
 Vẫn còn bao nhiêu nắng 
 Đã vơi dần cơn mưa 
 Sấm cũng bớt bất ngờ 
 Trên hàng cây đứng tuổi. 
Câu 1 : Khổ thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Hãy lí giải tại sao cả bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh chỉ có một dấu chấm duy nhất ở cuối bài? 
Câu 2 : Hãy chỉ ra các từ ngữ chỉ mức độ, ước lượng trong khổ thơ trên và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ ngữ ấy? 
Câu 3 : Em hiểu như thế nào về 2 câu thơ cuối bài “sấm cũng đứng tuổi”? 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 3 
GỢI Ý 
- Khổ thơ được trích từ bài thơ Sang thu, tác giả Hữu Thỉnh . 
- Cả bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh chỉ có một dấu chấm duy nhất ở cuối bài. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ, bởi tác giả muốn tạo sự liền mạch, sự vận động của cảnh vật trong mạch cảm xúc được miên man. Từ “ngỡ ngàng” đến rung động và suy nghĩ trước những biến chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên, đất trời trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. Người đọc có thể dễ dàng hình dung được sự vận động của thiên nhiên trong phút giao mùa: Thu dần dần hiện hữu. 
Câu 1 : Khổ thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Hãy lí giải tại sao cả bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh chỉ có một dấu chấm duy nhất ở cuối bài? 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 3 
GỢI Ý 
- Các từ ngữ chỉ mức độ, ước lượng: vẫn còn, bao nhiêu, vơi bớt. 
- Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ ngữ trên: 
Với việc sắp xếp các từ ngữ chỉ mức độ, ước lượng được sắp xếp theo trình tự giảm dần, cho thấy dấu hiệu của mùa hạ đang nhạt dần và những dấu hiệu của mùa thu ngày một đậm nét hơn. Tác giả đã làm hiện hình bước chân của mùa thu giữa đất trời. 
Câu 2 : Hãy chỉ ra các từ ngữ chỉ mức độ, ước lượng trong khổ thơ trên và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ ngữ ấy? 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 3 
GỢI Ý 
Hai câu thơ cuối là hình ảnh độc đáo và giàu ý nghĩa liên tưởng : 
- M ang ý nghĩa tả thực: sấm là hiện tượng tự nhiên thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào mùa hạ. Khi thu sang sấm và mưa nhỏ dần không đủ làm lay động những hàng cây đã qua bao mùa thay lá. Còn h àng cây cổ thụ không còn bị giật mình bởi tiếng sấm của cuối mùa hè nữa. 
- Mang ý nghĩa ẩn dụ từ hình ảnh thiên nhiên tác giả đi vào những suy tư chiêm nghiệm. Sấm là những vang động bất ngờ của ngoại cảnh còn hàng cây đứng tuổi tượng trưng cho những con người đầy kinh nghiệm đã từng trải qua những khó khăn, thử thách của cuộc đời thì họ sẽ vững vàng hơ n. 
Vì vậy, 2 câu thơ cuối không chỉ là cảnh sang thu mà còn là những s u y nghĩ, chiêm nghiệm về con người , cuộc đời . 
Câu 3 : Em hiểu như thế nào về 2 câu thơ cuối bài “sấm cũng đứng tuổi”? 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_cung_co_kien_thuc_va_giai_de_doc_hie.pptx