Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - Hà Thu Dung
Những câu thơ miêu tả tâm trạng:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
.
Dấu hiệu nhận biết:
Các từ ngữ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích: bẽ bàng, bơ vơ, trông, chờ, tưởng, xót
=> Đó là suy nghĩ của Kiều về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người với nỗi nhớ chàng Kim và cha mẹ.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - Hà Thu Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ Khoa học Xã hội- Trường THCS Yên ThọM«n: Ng÷ v¨n 9 Chµo mõng c¸c thÇy, c« gi¸ovÒ dù tiÕt häc. Gi¸o viªn: Hµ Thu DungKiều ở lầu Ngưng Bích Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờBên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưaCó khi gốc tử đã vừa người ôm Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa,Hoa trôi man mác biết là về đâu?Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)* Những câu thơ tả cảnh sắc thiên nhiên: - Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. - Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa,Hoa trôi man mác biết là về đâu?Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. - Dấu hiệu nhận biết: Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích: non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng, cửa bể, thuyền, hoa, nội cỏ, chân mây, mặt đất -> Cảnh được hiện lên qua sự quan sát bằng mắt thường kết hợp với sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ -> gợi lên 1 không gian mênh mông, rợn ngợp, hoang vắng, trơ trọi của thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích. Bẽ bàng mây sớm đèn khuyaNửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờBên trời góc bể bơ vơ,Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.Xót người tựa cửa hôm mai,Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm.. * Những câu thơ miêu tả tâm trạng:- Dấu hiệu nhận biết:Các từ ngữ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích: bẽ bàng, bơ vơ, trông, chờ, tưởng, xót => Đó là suy nghĩ của Kiều về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người với nỗi nhớ chàng Kim và cha mẹ.Buồn trông cửa bể chiều hômThuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?Buồn trông ngọn nước mới saHoa trôi man mác biết là về đâu?Buồn trong nội cỏ rầu rầu,Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnhẦm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồiTủi phậnTuyệt vọng Hoảng sợCô đơn=> Miêu tả cảnh cho thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật và ngược lại.(Tả cảnh ngụ tình)Miêu tả bên ngoàiMiêu tả cảnh vật, con người với đường nét, màu sắc, kích thước, chân dung, hình dáng, hành động và ngôn ngữ -> Có thể quan sát bằng mắtMiêu tả nội tâmTái hiện những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc, những diễn biến tâm trạng của nhân vật.-> Sử dụng trí tưởng tượng, óc suy luận Câu hỏi thảo luận theo nhóm bàn : 1 phút ? So sánh điểm khác nhau giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. (Nam Cao – Lão Hạc)Nét mặt, cử chỉ: mặt co rúm, vết nhăn xô lại,đầu ngoẹo về một bên, miệng móm mém mếu=> Dằn vặt, đau khổ, ân hận, day dứt khi bán cậu Vàng. => Miêu tả nội tâm gián tiếp (nét mặt,cử chỉ) * Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. * Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục.. của nhân vật.Ghi nhớ: II/ LUYỆN TẬP:“ Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi” (Bức tranh của em gái tôi-Tạ Duy Anh-Ngữ văn 6-tập2)Bài tập 1.Tìm yếu tố miêu tả và cách miêu tả của nhân vật.-> Miêu tả nội tâm trực tiếp thông qua các từ ngữ bộc lộ cảm xúc.Bài tập 2: Viết đoạn văn ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn/ thầy cô/ người thân....*Gợi ý : - Kể lại việc không hay mà mình gây ra cho bạn là việc gì ?- Sự việc ấy diễn ra như thế nào ?- Chú ý miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó ?HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ- Học bài, hoàn chỉnh các BT.- Tìm phân tích những đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật, những đoạn văn tả cảnh, ngoại hình bộc lộ tâm trạng nhân vật trong tác phẩm đã học.- Chuẩn bị: "Chương trình địa phương phần Văn"( Văn bản: Cành Phong lan bể, cảm nhận những câu thơ hay trong bài) - Truy cập => thovanquangninh sưu tầm một số bài thơ văn Quảng Ninh.? Kể tên một số tác giả, tác phẩm truyện kí tiêu biểu ?? Giới thiệu về t/g’ Chế Lan Viên?? Tác phẩm chính?? Xuất xứ của đoạn trích Cành Phong lan bể?? Nhận xét về thể thơ và PTBĐ?? Nội dung chính của bài thơ?? Trong bài t/g’ sử dụng thành công những nghệ thuật nào??Phân tích cái hay của câu thơ“Xanh biếc màu xanh, bể như hàng nghìn màu thu qua còn để tâm hồn nằm đọng lại”.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_mieu_ta_noi_tam_trong_van_ban_tu_su.ppt