Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập phần Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại - Lâm Tấn Thìn

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập phần Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại - Lâm Tấn Thìn

Bài tập 1: Tình huống giao tiếp sau đây đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Tình huông 2

NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI

Một lão chủ dặn anh đầy tớ :

 Mày ăn nói cộc lốc, người ta cười cả tao .Từ rày về sau, hễ nói gì thì phải nói có đầu có đuôi, nghe chưa !

Một hôm, lão ăn mặc chỉnh tề ngồi hút thuốc. Anh đầy tớ chợt chắp tay, thưa:

- Bẩm ông.

- Cái gì? – Lão chủ hỏi.

- Bẩm ông, con tằm nó ăn lá dâu.

- Nghĩa là làm sao?

Bẩm ông con tằm nó ăn lá dâu, nó nhả ra tơ. Người ta mang ra chợ bán. Người Trung Quốc mua tơ đem về kéo sợi, dệt thành the, rồi mang the sang bán cho ta.Ông mua the về may áo. Hôm nay, ông mặc áo vào, rồi ông ngồi hút thuốc.

- Thế thì sao?

- Vâng, con xin nói ngay đây ạ: Tàn thuốc rơi vào áo ông. Áo ông đang cháy đấy ạ!

Lão chủ giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy một miếng to bằng bàn tay rồi.

 (Truyện cười dân gian Việt Nam)

Không tuân thủ phương châm cách thức

ppt 20 trang hapham91 6340
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập phần Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại - Lâm Tấn Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tröôøng THCS Võ Nguyên Giáp Chào mừng quý thầy cô đến dự giờ Lớp 9/2NGỮ VĂN 9Giaùo Vieân : Lâm Tấn Thìn Hãy nêu các phương châm hội thoại đã học? I. Các phương châm hội thoạiPhương châm về lượngPhươngChâm về chấtPhương châm quan hệPhương châm cách thức Phương châm lịch sựKhi giao tiếp cần nói chocó nội dung, nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa.Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mìnhkhông tin là đúng hay không có bằng chứngxác thực.Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rànhmạch; tránh cách nói mơ hồ.Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người Khác.Không tuân thủ phương châm quan hệ.Bài tập 1: Tình huống giao tiếp sau đây đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?Tình huống 1: Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn ra cửa sổ: Em cho thầy biết sóng là gì? Học sinh:- Thưa thầy sóng là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ !Một lão chủ dặn anh đầy tớ : Mày ăn nói cộc lốc, người ta cười cả tao .Từ rày về sau, hễ nói gì thì phải nói có đầu có đuôi, nghe chưa !Một hôm, lão ăn mặc chỉnh tề ngồi hút thuốc. Anh đầy tớ chợt chắp tay, thưa:- Bẩm ông...- Cái gì? – Lão chủ hỏi.- Bẩm ông, con tằm nó ăn lá dâu...- Nghĩa là làm sao?Bẩm ông con tằm nó ăn lá dâu, nó nhả ra tơ. Người ta mang ra chợ bán. Người Trung Quốc mua tơ đem về kéo sợi, dệt thành the, rồi mang the sang bán cho ta.Ông mua the về may áo. Hôm nay, ông mặc áo vào, rồi ông ngồi hút thuốc...- Thế thì sao?- Vâng, con xin nói ngay đây ạ: Tàn thuốc rơi vào áo ông. Áo ông đang cháy đấy ạ!Lão chủ giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy một miếng to bằng bàn tay rồi. (Truyện cười dân gian Việt Nam)Bài tập 1: Tình huống giao tiếp sau đây đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?Tình huông 2NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔIKhông tuân thủ phương châm cách thức.Bài tập: Kể ra một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm không được tuân thủ?Ngôi trong giao tiếpSố ítSố nhiềuNgôi thứ nhất( người nói)Ngôi thứ hai(Người nghe)Ngôi thứ ba(người được nói đến) mày, mi chúng tôi, chúng tao, chúng tớ. . . chúng nó, bọn nó, họ, bọn họ nó, hắn, y II. Xưng hô trong hội thoại: Kể ra một số từ ngữ xưng hô bằng các đại từ? tôi, tao, tớ. . . chúng mày, bọn mi Ví dụ1: Cháu hỏi: Ông đang làm gì đấy? Ông: Ông đang nấu cơm.Ví dụ 2: Cháu hỏi: Bác đi đâu đấy? Bác: Bác đi làm.Ví dụ 4: Huệ: Lan ơi! Lan có đi học không? Lan: Lan đang chuẩn bị đi đây.	Xác định các các từ được dùng để xưng hô? Chúng thuộc từ loại gì? Ví dụ 3: Bác sĩ ơi! Con tôi có sao không? ->Xưng hô bằng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, nghề nghiệp, chức vụ, tên riêng.Các từ chỉ quan hệ thân thuộc: ông,. . . - Các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: thủ trưởng,. . . - Các từ chỉ quan hệ xã hội: bạn,. . . - Xưng hô bằng tên riêng: Thu, Lan,. . . bà, cô, dì, chú, bác, anh, chị, em. . giám đốc,bác sĩ, kĩ sư, giáo sư, tiến sĩ. . . ngài, đồng chí, quý ông, anh. . . Hồng Nga, Hải, Nam. . . .-> Xưng hô bằng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, nghề nghiệp, chức vụ, tên riêngKhiêmKhiêm nhườngTônTôn kính Xưng khiêm hô tôn là như thế nào?=>Khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.Thảo luận nhóm ( 2 phút )Tại sao trong tiếng Việt khi giao tiếp phải chú ý đến từ ngữ xưng hô?- Vì từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú.- Xưng hô thể hiện thái độ tình cảm.	Mỗi từ ngữ xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa người nói và người nghe (thân hay sơ, khinh hay trọng). 	Vì thế nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn.Cách dẫn trực tiếpCách dẫn gián tiếpDẫn trực tiếp tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếpPHÂN BIỆTLời dẫn trực tiếpLời dẫn gián tiếpNội dungNhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặcnhân vậtThuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợpHình thứcĐược đặt trong dấu ngoặc kép. Không đặt trong dấu ngoặc kép. Bài tập: Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích sau đây thành lời dẫn gián tiếp?	Vua Quang Trung tự mình đốc xuất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:	- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp phải đem binh ra chống cự, mưu dánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩa thế nào?	Thiếp nói:	- Bây giờ trong nước trống không, lòng người ta rã. Quan Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quan ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan. ( Ngô gia văn phái, Hoàng Lê Nhất thống chí) Lời đối thoạiLời dẫn gián tiếp Từ ngữ xưng hôTừ chỉ địa điểmTừ chỉ thời gianTôi (ngôi thứ nhất)Nhà vua ( ngôi thứ ba)Chúa công( ngôi thứ hai)Vua Quang Trung ( ngôi thứ ba)đâyBấy giờ( tỉnh lược)Bây giờ	Những thay đổi từ ngữ khi chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp: Bài tập: Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích sau đây thành lời dẫn gián tiếp?	Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào?	Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người ta rã. Quan Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quan ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao.Vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan. Đoạn văn sau khi chuyểnBài tập: Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp hoặc lời dẫn gián tiếp.Hội thoạiCác phương châm hội thoạiLời dẫn Từ ngữ xưng hôĐại từDanh từ chỉ quan hệ, nghề nghiệp Trực tiếpGián tiếpVề lượngQuan hệ Về chất Cách thức Lịch sự Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối Vận dụng các phương châm hội thoại vào các tình huống khi giao tiếp. Sử dụng từ ngữ xưng hô phù hợp với đối tượng, tình huống, mục đích giao tiếp. Viết đoạn văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp, gián tiếp. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_on_tap_phan_tieng_viet_cac_phuong_ch.ppt