Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)

2. Tác phẩm:

Ý nghĩa văn bản:

Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

 

ppt 27 trang hapham91 5660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHONG CÁCHHỒ CHÍ MINH(LÊ ANH TRÀ)ÔN TẬP VĂN BẢN:(NGỮ VĂN 9)NỘI DUNG BÀI HỌCNội dung 01Kiến thức cơ bảnTác giảTác phẩmNội dung 02II. Bài tập vận dụngNội dung 03III. Hoạt động mở rộngI. Kiến thức cơ bảnÔN TẬP VĂN BẢN: “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” - Lê Anh Trà-1. Tác giả:Quê: xã Phổ Minh, Đức Phổ, Quảng NgãiÔng là một nhà quân sự, một nhà văn - một nhà văn hóa.Lê Anh Trà ( 1927-1999)2. Tác phẩm:Xuất xứKiểu văn bảnBố cục: 2 phầnPhương thức biểu đạtTrích trong “ Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”, trong “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”, Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội năm 1990nhật dụngnghị luận, thuyết minh, tự sự, biểu cảm- P1: Từ đầu -> “rất hiện đại”: Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh- P2: Còn lại: Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh qua lối sống, làm việc và đánh giá, bình luận của tác giảÔN TẬP VĂN BẢN: “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” - Lê Anh Trà-2. Tác phẩm:Nội dung: Nghệ thuật:ÔN TẬP VĂN BẢN: “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” - Lê Anh Trà-Sử dụng ngôn ngữ trang trọngVận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, lập luậnVận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lậpVẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị2. Tác phẩm:Ý nghĩa văn bản:ÔN TẬP VĂN BẢN: “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” - Lê Anh Trà-Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 8Bài tập 1: Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Anh, Pháp, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại” ( Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai?Câu 2 (0,5đ): Nêu nội dung của đoạn trích?Câu 3 (1,0đ): Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng ở câu văn sau và cho biết giá trị của những biện pháp tu từ đó? “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.Câu 4(1,0đ): Em hiểu gì về thái độ của tác giả được thể hiện qua đoạn trích và em rút ra được bài học gì cho bản thân. Câu 5 (2,0đ): Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (độ dài tối đa 200 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập.II. Luyện tậpGỢI Ý ĐÁP ÁN: BÀI TẬP 1Gợi ý trả lời:- Đoạn trích được trích từ văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh” - Tác giả : Lê Anh Trà.Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? của ai?Gợi ý trả lời:- Nội dung đoạn trích: Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Câu 2 (0,5đ): Nêu nội dung của đoạn trích?“ Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Anh, Pháp, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại” ( Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)GỢI Ý ĐÁP ÁN: BÀI TẬP 1Gợi ý trả lời:- Những biện pháp tu từ được sử dụng: liệt kê, điệp ngữ + Liệt kê: “một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”+ Điệp ngữ :“rất”, “ một”Câu 3 (1,0đ): Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng ở câu văn sau và cho biết giá trị của những biện pháp tu từ đó? “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.GỢI Ý ĐÁP ÁN: BÀI TẬP 1- Giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ: + Giúp cho cách diễn đạt của câu văn nhịp nhàng, nhấn mạnh được ý + Khẳng định giá trị đạt được trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại vẫn giữ được bản sắc dân tộc của Bác. + Thể hiện được thái độ khâm phục,ngưỡng mộ, kính yêu của tác giả đối với Bác.Gợi ý trả lời:Thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện qua đoạn trích: + Kính yêu, ngưỡng mộ, trân trọng, tự hào về Bác. + Mong muốn mọi người học tập theo phong cách Hồ Chí Minh.Câu 4 (1,0đ): Nêu ý hiểu của em về thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích. Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân về vấn đề đặt ra trong đoạn trích?GỢI Ý ĐÁP ÁN: BÀI TẬP 1- Bài học đối với bản thân: + Tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, có ý thức hội nhập nhưng phải giữ được bản sắc dân tộc.+ Kính yêu Bác, ca ngợi lối sống giản dị của Bác+ Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức. .Câu 5 (2,0đ): Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (độ dài tối đa 200 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập.* Về nội dung: Giới thiệu xuất xứ đoạn trích và vấn đề nghị luận: Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập là vô cùng quan trọng, cần thiết và là trách nhiệm của thế hệ trẻ.Giải thích: Khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc: Là tất cả các giá trị của văn hóa dân tộc, được hình thành và tồn tại, phát triển trong quá trình lịch sử của đất nước. - Biểu hiện: Trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách ăn mặc, nói năng, lối sống Gợi ý:*Về hình thức:- Viết đúng hình thức đoạn văn diễn dịch bàn về sự việc, hiện tượng đời sống.- Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu.GỢI Ý ĐÁP ÁN: BÀI TẬP 1 Bài học:+ Kế thừa, giữ gìn những nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.+ Có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mình một phong cách sống, phong cách làm việc cao đẹp, phù hợp với yêu cầu của cuộc sống ngày nay.+ Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hội nhập nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống. GỢI Ý ĐÁP ÁN: BÀI TẬP 1- Bàn luận:+ Đa số thế hệ trẻ đã xác định được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. + Song thực tế vẫn còn một bộ phận những thanh niên còn mải chơi,học đòi, chạy theo lối sống thời thượng không đúng chuẩn mực xã hội.Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, và những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.” (Ngữ văn 9, Tập1 - NXB Giáo dục Việt Nam, trang 6) Câu 1 (0,5đ): Nêu xuất xứ của đoạn trích ?Câu 2 ( 0,5đ): Nội dung của đoạn trích trên là gì?Câu 3 (1.0đ): Trong câu “Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả của phép tu từ đó? Câu 4 (1,0 đ): Nêu ý hiểu của em về thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích. Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân về vấn đề đặt ra trong đoạn trích?Câu 5 (2,0đ): Từ ý nghĩa của văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về phong trào học tập theo phong cách Hồ Chí Minh của thế hệ trẻ ngày nay.II. Luyện tậpGợi ý trả lời:- Xuất xứ của đoạn trích: Đoạn trích được trích trong văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh” - Tác giả : Lê Anh TràCâu 1 (0,5đ): Nêu xuất xứ của đoạn trích ?GỢI Ý ĐÁP ÁN: BÀI TẬP 2Gợi ý trả lời:- Nội dung đoạn trích: Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh.Câu 2 (0,5đ): Nội dung của đoạn trích trên là gì?“ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, và những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.” (Ngữ văn 9, Tập1 - NXB Giáo dục Việt Nam, trang 6) GỢI Ý ĐÁP ÁN: BÀI TẬP 2Gợi ý trả lời:- Phép tu từ: liệt kê, so sánh:+ Liệt kê : “với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”+ So sánh : “đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.”- Tác dụng:+ Làm cho câu văn thêm sinh động, gợi cảm, lập luận thêm chặt chẽ.+ Diễn tả cụ thể những trang phục giản dị của Bác, nổi bật lối sống giản dị của Bác.+ Thể hiện tình cảm kính yêu, ngưỡng mộ trước sự giản dị mà vĩ đại của Bác.Câu 3 (1,0đ): Trong câu :“Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả của phép tu từ đó? GỢI Ý ĐÁP ÁN: BÀI TẬP 2Gợi ý trả lời:* Thái độ của tác giả:- Ngưỡng mộ, ngợi ca cuộc sống giản dị, thanh bạch của Bác.- Muốn mọi người học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.* Bài học cho bản thân: - Lối sống giản dị là lối sống cao đẹp.- Cần học tập theo lối sống giản dị của Bác, cần sống phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình và xã hội, cần thực hành tiết kiệm mọi lúc mọi nơi. Câu 4 (1,0đ): Nêu ý hiểu của em về thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích. Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân về vấn đề đặt ra trong đoạn trích?GỢI Ý ĐÁP ÁN: BÀI TẬP 2Câu 5 (2,0đ): Từ ý nghĩa của văn bản trên , hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về phong trào học tập theo phong cách Hồ Chí Minh của thế hệ trẻ ngày nay.* Về nội dung: Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận: Phong trào học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã có ý nghĩa sâu sắc đối với thế hệ trẻ ngày nay. Nhận thức:+ Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.+ Phong trào học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục thế hệ trẻ rèn luyện những phẩm chất, đức tính tốt đẹp để đáp ứng đòi hỏi của xã hội trong thời kì hội nhập.Gợi ý:*Yêu cầu về hình thức:- Đúng hình thức đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp về câu và từ.- Diễn đạt lưu loát, giàu sức thuyết phục.Hướng học tập theo phong cách Hồ Chí Minh:+ Thế hệ trẻ ngày nay cần có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mình phong cách sống, phong cách làm việc cao đẹp, phù hợp với yêu cầu của cuộc sống.+ Tích cực tham gia các hoạt động phong trào có ý nghĩa xã hội, tôn vinh nét đẹp bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.+ Luôn không ngừng học hỏi để thành người đáp ứng các yêu cầu của thời đại khoa học công nghệ, song song với việc tiếp thu những thành tựu của văn minh tinh thần của nhân loại. Bài học: + Chăm chỉ học tập, có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. + Rèn luyện phẩm chất đạo đức ..BÀI TẬP VỀ NHÀHoàn thiện các đoạn văn trên.Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Sưu tầm thơ, văn viết về Bác.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_on_tap_van_ban_phong_cach_ho_chi_min.ppt