Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tạp văn bản Sang thu của Hữu Thỉnh

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tạp văn bản Sang thu của Hữu Thỉnh

c. Mạch cảm xúc:

- Sang thu là bức thông điệp lúc giao mùa, mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ.

- Mạch cảm xúc xuyên suốt với nội dung độc đáo nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và suy ngẫm về đời người khi sang thu.

 

ppt 81 trang hapham91 8830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tạp văn bản Sang thu của Hữu Thỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng thầy cô và các em đến với buổi học hôm nayGiáo viên: Lý Thị Kim Chi Môn : Ngữ văn 9 Ôn tập văn bản: Sang thu - Hữu Thỉnh -Chuyên đề: Thơ hiện đại. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:Tác giả:- Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942 quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.- Năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.- Ông đã tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá III, IV, V. Từ năm 2004, Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam2. Tác phẩm: VĂN BẢN “ SANG THU( HỮU THỈNH) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:Tác giả:2. Tác phẩm:a.Hoàn cảnh sáng tác: - Mùa thu năm 1977, đất nước mới thống nhất, thiên nhiên bắt đầu sang thu.- Trích trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”, xuất bản năm 1991. b.Thể thơ: - Thể thơ 5 chữ VĂN BẢN “ SANG THU" - (HỮU THỈNH)VĂN BẢN “ SANG THU" - (HỮU THỈNH)c. Mạch cảm xúc: - Sang thu là bức thông điệp lúc giao mùa, mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. - Mạch cảm xúc xuyên suốt với nội dung độc đáo nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và suy ngẫm về đời người khi sang thu.VĂN BẢN “ SANG THU" - (HỮU THỈNH)d.Khái quát nội dung và nghệ thuật*Nội dung: - Là sự cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp thiên nhiên của bước chuyển mùa từ hạ sang thu. Đồng thời nói lên sự xúc động của lòng người trong khoảnh khắc giao mùa.*Nghệ thuật: - Lời thơ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, cảm xúc tinh tế, sâu lắng, kết hợp tấm lòng chân thành của nhà thơ tạo nên sức cuốn hút cho tác phẩm VĂN BẢN “ SANG THU" - (HỮU THỈNH)e. Nhan đề:- "Sang thu" như một lời thông báo về bước chuyển mình lúc giao mùa. Nhan đề bài thơ cho người đọc thấy được cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình trong khoảnh khắc sang thu. - Thông qua nhan đề ta cũng cảm nhận được góc nhìn và những rung cảm đẹp đẽ của Hữu Thỉnh trước cuộc sống và tự nhiên.VĂN BẢN “ SANG THU" - (HỮU THỈNH)I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:II. LUYỆN TẬP:Bài 1: Cho câu thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi .a. Hãy chép chính xác những dòng thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?b. Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong khổ thơ trên.c. Có thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” được không?d. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ: “Sương chùng chình qua ngõ” VĂN BẢN “ SANG THU" - (HỮU THỈNH)e. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về bằng “hương ổi” “gió se”, “sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như” giúpem hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?g. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn từ 10- 12 câu theophép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp để làm rõ hìnhảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người. Trongđoạn văn có sử dụng phép thế và câu ghép( gạch chân)VĂN BẢN “ SANG THU" - (HỮU THỈNH)Gợi ýa.- Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo. - Khổ thơ trên trích trong bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh - Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1977, trích trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”, xuất bản năm 1991.b. Thành phần biệt lập tình thái: hình nhưc. Không thể thay từ “phả” bằng từ “tỏa” bởi vì: + Từ “phả” nghĩa là bốc mạnh hoặc tỏa ra thành luồng, là động từ có sắc thái mạnh hơn động từ “tỏa” mới diễn tả được mùi vị của hương ổi chín đậm trong gió, mạnh mẽ choán lấy tâm trí của con người, mùi hương đó quyện thành luồng, hương thơm như sánh lại.VĂN BẢN “ SANG THU" - (HỮU THỈNH)+ “Tỏa” sẽ gợi ra sự lan tỏa về mùi hương trong không gian, hương ổi sẽ không thể kích thích và gây được ấn tượng mạnh với người cảm nhận. + Tác giả muốn gây ấn tượng mạnh với người đọc về sự tập trung khi cảm nhận hương vị đặc trưng của mùa thu.d. Câu thơ Sương chùng chình qua ngõ sử dụng phép tu từ nhân hóa qua từ láy chùng chình có tác dụng:- Gợi tả màn sương mỏng, mềm mại, giăng đầy đường thôn, ngõ xóm đang chuyển động nhẹ nhàng, thong thả như cố tình chậm lại.VĂN BẢN “ SANG THU" - (HỮU THỈNH)- “Sương” ở đây dường như cũng mang dáng vẻ, tâm trạng của con người lúc sang thu, cố ý chậm lại để cảm nhận khoảnh khắc giao mùa.e.Trong khổ thơ đầu, tác giả đón nhận thu về với “hương ổi” bằng khứu giác, “gió se” bằng xúc giác và “sương chùng chình” bằng thị giác.-Từ “bỗng” cho thấy cảm giác bất ngờ, ngỡ ngàng, ngạc nhiênTừ “hình như” như một sự phỏng đoán, chưa rõ ràng, còn mơ hồ của nhà thơ trước giây phút giao mùa của đất trời.VĂN BẢN “SANG THU" - (HỮU THỈNH) g. Viết đoạn vănVề hình thứcĐoạn văn đảm bảo dung lượng : 12 câuHình thức lập luận: tổng hợp- phân tích- tổng hợp.Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.Thực hiện được yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: có sử dụng câu phép thế và câu ghép.Về nội dung* Xác định vấn đề cần nghị luận: hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con ngườixúc của con người* Triển khai vấn đề:- Khổ thơ đầu bài sang thu vừa giản dị gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự chuyển giao mùa. - Nhà thơ nhận ra tín hiệu thu sang trong ngọn gió thu mang theo luồng hương ổi chín ngào ngạt khiến tác giả phải thốt lên: “Bỗng nhận ra hương ổi”. - Như một sự phát hiện tạo ra thú vị và bất ngờ cho tác giả, đó cũng là cách tác giả muốn thu hút sự tập trung của mọi giác quan để cảm nhận hết vẻ đẹp mùa thu. VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)- Hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” bắt lấy được cái hồn của thời gian, thời gian tưởng như vô hình bây giờ hiện hữu thành hình ảnh làn sương thu mỏng manh, chảy trôi chầm chậm như còn lưu luyến, quấn quýt những con ngõ nhỏ.- Chính điều đó khiến tác giả cũng mơ hồ “hình như” gợi cảm xúc tác giả về bước chuyển mùa đầy bâng khuâng, xao xuyến.- Khổ thơ đầu thật đẹp gợi lên được những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc giao mùa. Chân thành cảm ơn các em học sinh.Chúc các em học tập tốt .VĂN BẢN “ SANG THU" - (HỮU THỈNH)I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:II. LUYỆN TẬP:Bài 1: Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắnga. Bài thơ Sang thu được sang tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đób. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về bằng “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như” giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?c. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơVĂN BẢN “ SANG THU" - (HỮU THỈNH)I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:II. LUYỆN TẬP:Bài 1: “Sương chùng chình qua ngõ”d. Khép lại bài thơ Hữu Thỉnh viết: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.e. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán( gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán)VĂN BẢN “SANG THU" - (HỮU THỈNH)e. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn từ 10- 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người. * Gợi ýBài Sang thu được sáng tác theo thể thơ năm chữ2 tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũngviết theo thể thơ này: Ánh trăng của Nguyễn Duy và Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.b. Trong khổ thơ đầu, tác giả đón nhận thu về với “hương ổi” bằng khứu giác, “gió se” bằng xúc giác và “sương chùng chình” bằng thị giác.VĂN BẢN “SANG THU" - (HỮU THỈNH)Từ bỗng cho thấy cảm giác bất ngờ, ngỡ ngàng, ngạc nhiên.Từ hình như như một sự phỏng đoán, chưa rõ ràng, còn mơ hồ của nhà thơ trước giây phút giao mùa của đất trời.c. Câu thơ Sương chùng chình qua ngõ sử dụng phép tu từ nhân hóa qua từ láy chùng chình có tác dụng:Gợi tả màn sương mỏng, mềm mại, giăng đầy đường thônngõ xóm đang chuyển động nhẹ nhàng, thong thả như cố tình chậm lại.- “Sương” ở đây dường như cũng mang dáng vẻ, tâm trạng của con người lúc sang thu, cố ý chậm lại để cảm nhận khoảnh khắc giao mùa.d. Biện pháp tu từ- Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua câu thơ “ Từng giọt long lanh rơi; Tôi đưa tay tôi hứng”->Tác dụng: Thể hiện cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân. Đồng thời tác giả còn muốn hòa nhập vào thiên nhiên, đất trời. Từ đó cho thấy được tình yêu thiên nhiên của tác giả.VĂN BẢN “SANG THU" - (HỮU THỈNH) d. Viết đoạn vănVề hình thứcĐoạn văn đảm bảo dung lượng : 12 câuHình thức lập luận: tổng hợp- phân tích- tổng hợp.Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.Thực hiện được yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thánVề nội dung* Xác định vấn đề cần nghị luận: cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả trong khổ cuối của bài Sang thuVĂN BẢN “SANG THU" - (HỮU THỈNH)*Triển khai vấn đềCảm nhận tinh tế của tác giả về sự thay đổi của thiên nhiên:Hình ảnh “nắng” , “mưa”, “sấm”, đi cùng với từ ngữ chỉ mức độ , thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự thay đối của cảnh vật lúc sang thu.Cảm nhận tinh tế của tác giả về con người và cuộc đời:Từ những hình ảnh quen thuộc , tác giả đã tạo nên những hình ảnh ẩn dụ ‘sấm” và “hàng cây đứng tuổi” thể hiện suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc.+ Con người từng trải sẽ vững vàng trước những “giông bão” của cuộc đời.VĂN BẢN “SANG THU" - (HỮU THỈNH)+ Đất nước vừa đi qua mưa bom bão đạn, cuộc sống của con người thay đổi, con người cần bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.VĂN BẢN “SANG THU" - (HỮU THỈNH)- Khổ thơ đầu bài sang thu vừa giản dị gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự chuyển giao mùa. - Nhà thơ nhận ra tín hiệu thu sang trong ngọn gió thu mang theo luồng hương ổi chín ngào ngạt khiến tác giả phải thốt lên: “Bỗng nhận ra hương ổi”. -Như một sự phát hiện tạo ra thú vị và bất ngờ cho tác giả, đó cũng là cách tác giả muốn thu hút sự tập trung của mọi giác quan để cảm nhận hết vẻ đẹp mùa thu. VĂN BẢN “SANG THU" - (HỮU THỈNH)Bài 2:Không thể thay từ “phả” bằng từ “tỏa” bởi vì: + Từ “phả” nghĩa là bốc mạnh hoặc tỏa ra thành luồng - theo từ điển của Hoàng Phê) là động từ có sắc thái mạnh hơn động từ “tỏa” mới diễn tả được mùi vị của hương ổi chín đậm trong gió, mạnh mẽ choán lấy tâm trí của con người, mùi hương đó quyện thành luồng, hương thơm như sánh lại. + “Tỏa” sẽ gợi ra sự lan tỏa về mùi hương trong không gian, hương ổi sẽ không thể kích thích và gây được ấn tượng mạnh với người cảm nhận. + Tác giả muốn gây ấn tượng mạnh với người đọc về sự tập trung khi cảm nhận hương vị đặc trưng của mùa thu.VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)b. Hình ảnh “lộc” vừa có nghĩa thực là chồi non xanh biếc (trên vòm lá ngụy trang của người lính), là mạ non trên những cánh đồng của người nông dân- dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân vừa là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sức sống của mùa xuân, của đất nước trong giai đoạn chuyển mình, gợi lên niềm tin vào một cuộc sống tươi đẹp phía trước.c. Biện pháp tu từ - Ẩn dụ “lộc” gợi sức sống mới, gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.- Điệp từ “mùa xuân”, “lộc” nhấn mạnh sắc xuân, sức xuân đang dâng tràn trên mọi miền đất nước. Điệp ngữ “tất cả như” kết hợp với hai từ láy “ hối hả” và “xôn xao” nhấn mạnh không khí chung- nhộn nhịp, khẩn trương và tâm trạng chungVĂN BẢN “ SANG THU" - (HỮU THỈNH)I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:II. LUYỆN TẬP:Bài 1: Cho câu thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi .a. Hãy chép chính xác những dòng thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?b. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ vừa chép.c. Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong khổ thơ trênd. Có thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” được không?VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI) rộn ràng, náo nức của con người trong công cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng đất nước.-> Các biện pháp tu từ đã vẽ nên bức tranh mùa xuân của đất nước tràn đầy sức sống.d. Xét về mặt cấu tạo, các từ “ hối hả”, “ xôn xao” là các từ láy. Từ láy tượng hình “hối hả” và tượng thanh “xôn xao” đã tái hiện không khí lao động vô cùng khẩn trương, sôi động của cả đất nước khi đứng trước những nhiệm vụ cách mạng mới, đồng thời diễn tả niềm vui, sự náo nức trong mỗi con người.VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)e. Đoạn văn tham khảo: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải đã rất thành công trong việc thể hiện rõ giá trị của các điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ. Các điệp ngữ trên đều được nằm ở đầu các câu thơ. Vị trí đó có lẽ chính là dụng ý của nhà thơ để tạo nên cái hay cho bài thơ. Tác giả vừa sử dụng điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ cách quãng để tạo nên sự phong phú cho các điệp ngữ, tránh sự nhàm chán. Cách sử dụng điệp ngữ trong đoạn thơ trên nhà thơ còn muốn tạo nhịp điệu cho câu thơ, đoạn thơ. Các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn cho câu thơ như nốt nhấn ở một bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, khẩn trương, tấp nập của bức tranh đất nước vừa lao động, vừa chiến đấu.VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)Bài 3: Cho câu thơ: “ Đất nước bốn ngàn năm”a. Hãy chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ? b. Trong khổ thơ nhà thơ đã có những suy nghĩ và cảm xúc gì về đất nước?c. Hình ảnh đất nước được miêu tả bằng những biện pháp tư từ nào? Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó?d. Đã có nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nước rất đẹp. Thế nhưng, nếu đã đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, ta không thể quên khổ thơ: Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao	VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. Em hãy trình bày ấn tượng của tác giả về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên?Gợi ý: a. Chép chính xác khổ thơ. b. Suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ về đất nước:- Tác giả tổng kết lịch sử mấy ngàn năm của đất nước bằng hai tính từ rất ngắn gọn, hàm súc “ vất vả, gian lao”, thể hiện sự thấu hiểu, tình yêu, sự trân trọng, tự hào về lịch sử dân tộc.- Tin tưởng, tự hào về vẻ đẹp lung linh, sự phát triển mạnh mẽ, tương lai rạng ngời và sự trường tồn của đất nước.VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)c. Hình ảnh đất nước được miêu tả bằng biện pháp tư từ nhân hóa( vất vả, gian lao, đi lên) và so sánh ( đất nước như vì sao). - Tác dụng: bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về đất nước và niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.b. Tác dụng của biện pháp tu từ - Trong bốn câu thơ, Thanh Hải đã nhân hoá đất nước vất vả và gian lao. Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng người mẹ, người chị tần tảo, cần cù "vất vả và gian lao".- Khi so sánh đất nước với "vì sao cứ đi lên phía trước", nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh đất nước rất khiêm nhường (là vì sao chứ không dùng hình ảnh mặt trời) nhưng cũng rất tráng lệ. Là một vì sao nhưng ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu. Đó là hình ảnh tiên phong của cách mạng Việt Nam, của đất nướcVĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)trong lịch sử thế giới.- Hình ảnh thơ đặc sắc và hàm súc, ca ngợi sự trường tồn, hướng về tương lai của đất nước. Đó chính là lòng tự hào dân tộc sâu sắc.*Đoạn văn tham khảo: Để làm cho đoạn thơ trên gây ấn tượng sâu sắc, chúng ta không thể không nhắc tới cách sử dụng các biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong đoạn thơ. Trong bốn câu thơ, Thanh Hải đã nhân hoá đất nước “vất vả và gian lao” kết hợp với nghệ thuật hoán dụ “ đất nước” đã cho ta thấy được hình ảnh một đất nước trải dài hàng ngàn năm lịch sử để phát triển và đi lên. Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng người mẹ, người chị tần tảo, đảm đang, tháo vát, cần cù VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)vươn lên trong cuộc sống. Khi so sánh đất nước với "vì sao cứ đi lên phía trước", nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh đất nước rất khiêm nhường (là vì sao chứ không dùng hình ảnh mặt trời) nhưng cũng rất tráng lệ. Là một vì sao nhưng ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu. Đó là hình ảnh tiên phong của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử thế giới. Các biện pháp tu từ đã tạo nên dấu ấn cho đoạn thơ, hình ảnh thơ đặc sắc và hàm súc, ca ngợi sự trường tồn, hướng về tương lai của đất nước. Đó chính là lòng tự hào dân tộc sâu sắc.VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)Bài 4: Đọc đoạn thơ sau Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoaTa nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.a. Nêu quan điểm sống của nhà thơ được bộc lộ trong hai khổ thơ?VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)b. Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ? Nêu tác dụng?c. Nhận xét các hình ảnh “ con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ” ?d. Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi” sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình. e. Chỉ ra từ láy và nêu tác dụng của những từ láy đó trong khổ thơ? g. Chép lại những câu thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có hình ảnh con chim, bông và nói về ước nguyện cống hiến của tác giả?VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)h. Qua đoạn thơ, em hãy trình bày suy nghĩ về quan niệm sống cống hiến thầm lặng trong khoảng 200 chữ .Gợi ý: a. Quan điểm sống của nhà thơ được bộc lộ trong hai khổ thơ rất tích cực, mang cái tôi riêng hòa vào cuộc đời chung để tô đẹp cho đời. Cụ thể:- Đó là sự tự nguyện cống hiến hết mình( Ta làm con chim hót/ cành hoa/ nốt nhạc)- Là lối sống cống hiến bền bỉ, trọn đời, bất kể những giới hạn về tuổi tác, sức khỏe( dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc) b. Giá trị, tác dụng của biện pháp tu từ- Điệp ngữ “ Ta làm”, điệp cấu trúc ở ba câu đầu và phép liệt kê( con chim hót, một cành hoa,một nốt trầm xao xuyến)VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI) nhấn mạnh khát vọng cống hiến thiết tha, cháy bỏng của nhà thơ.- Ẩn dụ (con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến) tượng trưng cho sự cống hiến của con người giữa cuộc đời, đó là sự cống hiến khiêm nhường, không ồn ào, không phô trương.- Ẩn dụ “ mùa xuân nho nhỏ” tượng trưng cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất dù là nhỏ bé của mỗi con người để góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. Đó là cách nói khiêm nhường, giản dị; thể hiện ước nguyện được cống hiến một cách khiêm nhường, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp.VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)Điệp ngữ “ dù là” kết hợp với các hình ảnh hoán dụ( tuổi hai mươi- chỉ tuổi trẻ; khi tóc bạc- chỉ tuổi già) cho thấy ước nguyện cống hiến bền bỉ, trọn đời bất kể tuổi tác.c. Các hình ảnh “ con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ” là những hình ảnh cụ thể, nhỏ bé, bình dị, khiêm nhường( trầm, nho nhỏ) và rất gần gũi thân thuộc trong cuộc sống. Song đó là những hình ảnh ẩn dụ, có ý nghĩa tượng trưng cho sự cống hiến của con người giữa cuộc đời, như con chim mang tiếng hót, cành hoa góp sắc, hương; nốt nhạc trầm mà bản hoà ca không thể thiếu Đó là sự cống hiến khiêm nhường, không ồn ào, phô trương nhưng phải có nét riêng, như nốt trầm làm xao xuyến lòng người.VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)d. Sự chuyển đổi về đại từ nhân xưng- “Tôi” và “ta” đều là đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất. Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyến đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này không phải là ngẫu nhiên mà là dụng ý nghệ thuật. Sự chuyển đổi này phù hợp với sự chuyến biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ.+ Phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi” thích hợp để nói cảm xúc riêng của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân+ Phần sau, chủ thể trữ tình chuyển sang xưng “ta” là phù hợp. Nó không chỉ nói lên tâm nguyện của tác giả mà còn là ước nguyện cao đẹp chung của mọi người muốn cống hiến một phần nhỏ bé của mình cho cuộc đời, cho đất nước.VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)e. Chỉ ra và nêu tác dụng của từ láy-Từ láy “nho nhỏ” gợi sự nhỏ bé, khiêm nhường, từ “ lặng lẽ” gợi sự cống hiến thầm lặng, không đòi hỏi được ghi nhận hay đáp đền. Các từ láy đã thể hiện sự chân thành trong khát vọng của nhà thơ, đồng thời bộc lộ một quan niệm sống đẹp: cống hiến tự nguyện, không phô trương.g. Chép lại 3 câu cuối trong bài “Viếng lăng Bác”( Viễn Phương)VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)h. Viết đoạn văn*Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Qua đoạn thơ, lý tưởng sống của nhà thơ Thanh Hải đã gợi lên trong lòng mỗi người đọc nhiều suy ngẫm về những con người cống hiến thầm lặng, đó là một trong nhưng phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người.* Thân đoạn: - Giải thích: Đó là những người sống, cống hiến, làm việc, hi sinh một cách âm thầm, không hề phô trương hay khoe khoang để mong nhiều người biết đến, không mong được ghi nhận.VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)- Bàn luận:+ Những người sống cống hiến thầm lặng là những người có bản lĩnh , có tâm sáng, có sự khiêm tốn, giản dị và đóng góp nhiều cho tập thể, xã hội.+ Đôi khi họ còn phải hi sinh tuổi trẻ, hạnh phúc cá nhân để cống hiến cho đất nước.+ Có thể nói họ là những con người: "không ai nhớ mặt đặt tên nhưng vẫn ầm thầm cống hiến cho đất nước"+ Họ là những người rất đáng được trân trọng. Chúng ta cần biết ơn những đóng góp đó.VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)+ Ngược lại , có không ít người chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, không chịu cống hiến hoặc thích phô trương, khoe khoang, “ làm màu”. Những người như vậy khiến giá trị của xã hội bị đảo lộn hoặc kéo lùi sự phát triển của tập thể, xã hội.- Bài học: sống có lí tưởng, có bản lĩnh, có đam mê, sẵn sàng cống hiến cho xã hội*Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề bàn luận. VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)Bài 5: Trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành: Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.a. Nhan đề “ Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng gì?b. “Nốt nhạc trầm” trong bài thơ có nét riêng gì? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện nào của tác giả?VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)c. Câu thơ “ Một mùa xuân nho nhỏ” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Việc sử dụng ấy cho em hiểu điều gì về nhà thơ?d. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10- 12 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế ( gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế)e. Từ văn bản trình bày suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay ( Bài viết khoảng 200 chữ)VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)Gợi ý:a. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi từ loại: danh từ “ mùa xuân” và tính từ “nho nhỏ”.- Việc kết hợp giữa các từ loại trên có tác dụng tạo nên nhan đề có cấu tạo là một cụm danh từ. Nhan đề này mới lạ, độc đáo, gây được sự hấp dẫn, chú ý của bạn đọc và thể hiện được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, khát vọng hòa nhập, cống hiến những phần đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của cuộc đời mình để góp phần làm nên mùa xuân chung cho đất nước.b. Nốt nhạc trầm theo nghĩa hiện thực là nốt nhạc có cao độ thấp. Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng là: Không véo von, cao giọng mà trầm lắng, thiếu nó bản nhạc sẽ mất đi giai điệu sâu lắng, Nốt nhạc trầm là một hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sự cống hiến khiêm nhường nhỏ bé, khát vọng sốngVĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI) hòa nhập làm nên mùa xuân chung đất nước của nhà thơ Thanh Hải nói riêng và những con người lao động nói chung.c. Câu thơ “ Một mùa xuân nho nhỏ” sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ. việc sử dụng bpnt ấy cho ta thấy tác giả muốn góp công sức nhỏ bé của mình cho đất nước.d. Viết đoạn vănGợi ý:a. Về hình thức:- Trình bày đúng đoạn nghị luận, có đủ ba phần mở- thân- kết, chữ đầu dòng thụt lùi vào 1 ô và viết hoa, các dòng sau viết sát mép lề, nét chữ rõ ràng, dễ đọc, không bị lỗi chính tả.- Có câu bị động và một phép thế- Độ dài 10-12 câuVĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)b.Về nội dung: * Câu mở đoạn: Khổ thơ trên trích từ bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải đã rất thành công trong việc thể hiện tâm niệm của nhà thơ muốn được cống hiến cho đời.* Các câu thân đoạn:- Nếu như ở khổ trước, tâm niệm của nhà thơ được thể hiện một cách chân thành, khiêm nhường, nhỏ bé qua điệp ngữ “ ta làm” và qua những hình ảnh thiên nhiên đẹp tự nhiên, giản dị: con chim hót, một cành hoa thì khổ thơ tiếp theo, nhà thơ tự nhận mình là “Một mùa xuân nho nhỏ”- Đó là hình ảnh khái quát xuyên suốt bài thơ có ý nghĩa biểu hiện cái đẹp của thiên nhiên, đất nước và cuộc sống.VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)- Trong khổ thơ này, mùa xuân được xây dựng thành hình ảnh ẩn dụ nói lên khát vọng cống hiến của nhà thơ cho cuộc đời.- Ý thức rằng, cá nhân chỉ là môt phần tử nhỏ bé, nhà thơ mong ước mình chỉ là một mùa xuân nho nhỏ, hơn nữa lại là lặng lẽ dâng cho đời.- Khiêm tốn biết bao ước nguyện cống hiến của nhà thơ, bởi lẽ con người ta rất rễ trở nên tự đắc, tự kiêu trước những đóng góp của mình.- Thông thường, người ta quan niệm còn trẻ, còn làm việc, già thì nghỉ ngơi an hưởng, thậm chí có khi còn đòi hỏi người khác phải phục vụ, phải tưởng nhớ cho những cống hiến của mình. Nhưng nhà thơ Thanh Hải lại quan niệm hoàn toàn VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI)khác: nhà thơ khao khát cống hiến không chỉ là lúc tuổi hai mươi mà cả khi tóc bạc. Kết đoạn: Cả khổ thơ là tâm nguyện chân thành, cao đẹp của nhà thơ, là một lời nhắc nhở sâu sắc nới mọi người về lẽ sống đáng để ghi nhớ và học tập.e. Viết đoạn văn * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận* Thân đoạn:- Giải thích: Lí tưởng sống là lẽ sống, mục đích cao nhất của cuộc sống mà mỗi người hướng tới.- Bàn luận: + Vì sao mỗi người cần có lí tưởng sống?VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI) . Có lí tưởng, con người sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên.. Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.. Người sống có lí tưởng sống cao đẹp sẽ mang lại nhiều giá trị, giúp ích cho cộng đồng, xã hội đất nước.+ Biểu hiện của lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay. Phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình, quê hương đất nước( các chiến sĩ canh giữ biên giới, hải đảo)+ Đánh giá, mở rộng vấn đề:. Đánh giá: Lí tưởng sống là điều cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt đối với người trẻ. VĂN BẢN “MÙA XUÂN NHO NHỎ" - (THANH HẢI). Mở rộng vấn đề: Một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ Việt Nam hiện nay đang sa đà vào ăn chơi, hưởng thụ rất ích kỉ, sống không có mục tiêu, lí tưởng. Chúng ta cần lên án và loại bỏ tư tưởng này.- Liên hệ bản thân: Là học sinh, em cần làm gì để sống một cuộc đời có ý nghĩa?* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, trong hoàn cảnh đó có ý nghĩa thế nào đối với việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ?*Trả lời:- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết vào tháng 11/1980, không bao lâu sau trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện được niềm yêu mến cuộc sống, yêu nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.- Từ tình yêu cuộc sống, yêu cuộc đời, thiên nhiên được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.Câu 3: Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ, từ đó liên hệ tới mối quan hệ với tác phẩm.*Trả lời: - Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. - Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. - Sự hòa quyện giữa cái chung và cái riêng, giữa mối quan hệ cá nhân và cộng đồng. - Bài thơ thể hiện nguyện ước của nhà thơ, muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình rất khiêm nhường. Mong ước nhỏ nhoi, giản dị được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Đó là chủ đề mà bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm.Câu 4: Những câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy (Khổ 1).*Trả lời:- Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: + Giọt long lanh có thể là những giọt sương vào buổi sớm mùa xuân, giọt mưa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá. Nhưng nếu gắn với 2 câu thơ trên thì đó là giọt âm thanh của tiếng him chiền chiện hót. + Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (ta chỉ có thể cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành “từng giọt” (có hình và khối) và có màu sắc "long lanh" cảm nhận bằng thị giác) và xúc giác (tôi đưa tay tôi hứng).→ Câu thơ gợi ra niềm cảm xúc say mê, ngây ngất cùng thái độ nâng niu, trân trọng của tác của tác giả trước vẻ đẹp của trời đất xứ Huế vào mùa xuân, thể hiện mong muốn hòa nhập thiên nhiên, đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông lạnh giá khiến ta vô cùng khâm phục.Câu 5: Từ “lộc” trong bài được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích tại sao tác giả lại miêu tả người lính là “lộc dắt đầy trên lưng”?- Từ “lộc” là sự sáng tạo độc đáo của tác giả: + Lộc của “người ra đồng”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm mầm non trên những cách đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta liên tưởng tới những cánh đồng mênh mông với những chồi non nhú lên xanh biếc từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói chính con người đã tạo nên sức sống mùa xuân thiên nhiên đất nước. + “Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ, những người cầm súng khi ra trận trên vai, trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” làm cho người ta thấy tràn ngập niềm tin, hi vọng đã tiếp thêm sức mạnh ý chí để họ vươn xa ra, bảo vệ đất nước.*Trả lời:- Từ “lộc” là sự sáng tạo độc đáo của tác giả: → Con người 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_on_tap_van_ban_sang_thu_cua_huu_thin.ppt