Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn học (học kỳ I)
III. TÌNH HUỐNG TRUYỆN
Truyện ngắn 1. Làng - Kim Lân
Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống rất gay cấn. Ông Hai vốn rất yêu làng, lúc nào cũng tự hào và khoe khoang về ngôi làng của mình với sự giàu có và tinh thần kháng chiến. Nhưng đột nhiên ông nhận được tin sét đánh mang tai từ những người tản cư - làng ông theo Tây, làm việt gian. Ông vô cùng đau đớn tủi hổ và nhục nhã.
=> Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Kim Lân muốn làm nổi bật lòng yêu làng gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn học (học kỳ I)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO CÁC EM THÂN MẾN! ÔN TẬP VĂN HỌC 9 HKII. VĂN BẢN NHẬT DỤNG:1. Phong cách Hồ Chí Minh. (Lê Anh Trà)2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (G.G Mác-két)3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.ÔN TẬP VĂN HỌC (HỌC KÌ I)II. TRUYỆN TRUNG ĐẠI1/. Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)2/. Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)3/. Truyện Kiều ( Nguyễn Du )a/. Chị em Thúy Kiềuc/. Kiều ở lầu Ngưng Bích4/. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)ÔN TẬP VĂN HỌC (HỌC KÌ I)(Ngô gia văn phái)I. VĂN BẢN NHẬT DỤNG:III. THƠ HiỆN ĐẠI ViỆT NAM1/. Đồng chí (Chính Hữu )2/. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. (Phạm Tiến Duật)3/. Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận)4/. Bếp lửa ( Bằng Việt )5/. Ánh trăng (Nguyễn Duy)IV. TRUYỆN HiỆN ĐẠI ViỆT NAM. 1/. Làng ( Kim Lân )2/. Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)3/. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)ÔN TẬP VĂN HỌC (HỌC KÌ I)I. VĂN BẢN NHẬT DỤNG:II. TRUYỆN TRUNG ĐẠIV. TRUYỆN NƯỚC NGOÀICố hương (Lỗ Tấn)ÔN TẬP VĂN HỌC (HỌC KÌ I)I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC VÀ TÁC DỤNGĐoàn thuyền đánh cá- Hoàn cảnh sáng tácGiữa năm 1958, Huy Cận có một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế ấy, hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước. Bài thơ được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”- Hoàn cảnh ấy giúp ta hiểu thêm về thiên nhiên đất nước miền Bắc những ngày xây dựng chủ nghĩa xã hộiII. MẠCH CẢM XÚC5. Mạch cảm xúc của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá Mạch cảm xúc của bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, không gian chuyến ra khơi của đoàn thuyền cho tới khi đoàn thuyền trở về, tất cả đều mang âm hưởng của niềm vui, niềm hạnh phúc trong lao động, đổi mới. III. TÌNH HUỐNG TRUYỆNTruyện ngắn 1. Làng - Kim Lân Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống rất gay cấn. Ông Hai vốn rất yêu làng, lúc nào cũng tự hào và khoe khoang về ngôi làng của mình với sự giàu có và tinh thần kháng chiến. Nhưng đột nhiên ông nhận được tin sét đánh mang tai từ những người tản cư - làng ông theo Tây, làm việt gian. Ông vô cùng đau đớn tủi hổ và nhục nhã. => Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Kim Lân muốn làm nổi bật lòng yêu làng gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Truyện ngắn 2. Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long Truyện ngắn Lặng lẽ SaPacó tình huống rất đơn giản. Câu chuyện chỉ xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật anh Thanh niên với ông Hoạ sĩ già và cô Kỹ sư trẻ diễn ra trong vòng ba mươi phút trên đỉnh núi Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. => Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Nguyễn Thành Long muốn làm nổi bật hình ảnh những con người đang lao động âm thầm lặng lẽ, đầy trách nhiệm để cống hiến hết mình cho đất nước, cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc những năm 70 của thế kỷ XX. Truyện ngắn 3. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng. - Tình huống của truyện ngắn Chiếc lược ngà thật éo le. Anh Sáu sau tám năm xa nhà đi làm kháng chiến, chuyến nghỉ phép thăm quê trước khi chuyển đơn vị này với anh thật ý nghĩa bởi anh sẽ được gặp con - đứa con gái duy nhất anh chưa từng gặp mặt. Nhưng bé Thu đã không nhận ra anh là cha. Ngày anh ra đi cũng là lúc bé Thu nhận ra anh là cha. - Ở chiến khu lúc nào anh cũng nhớ về con, anh dồn hết tâm lực vào việc tạo ra cây lược ngà để tặng con. Nhưng anh chưa kịp trao chiếc lược cho con thì anh đã hy sinh trong một trận càn của giặc Mỹ.=> Tạo tình huống như vậy Nguyễn Quang Sáng muốn ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng của anh sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le, vừa là lời lên án tố cáo tội ác của chiến tranh đã gây ra cho bao gia đình ViệtNam.IV.Ý NGHĨA NHAN ĐỀ TÁC PHẨM VĂN 9 1. Đồng chí– Chính Hữu.- “Đồng chí” là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.- Tên bài thơ khẳng định sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính Cụ Hồ – những con người cùng chung cảnh ngộ,chung chí hướng,lý tưởng, gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời kì chống Pháp.- “Đồng chí” , đó là tiếng gọi thiêng liêng sâu thẳm, nơi hội tụ, kết tinh của bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh. - Đồng chí là những con người : cùng giai cấp ;cùng chung lí tưởng ;cùng chung mục đích ,cùng chung nỗi nhớ; cùng chung hòan cảnh đi lính 2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật.- Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo.- Nhan đề của bài thơ làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là một phát hiện thú vị của tác giả thể hiện sự am hiểu và gắn bó với hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.- Hai chữ “Bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn,cách khai thác hiện thực của tác giả: Phạm Tiến Duật không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu ông muốn khẳng định chất thơ toát lên từ hiện thực trần trụi ấy. Đó là chất thơ của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi, có một trái tim luôn đập vì miền Nam phía trước.3. Bếp lửa –Bằng Việt.- Bếp lửa vốn là một hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đinh người VN đã trở thành hình ảnh tượng trưng gợi kỉ niệm ấm áp của tình bà cháu.- Bếp lửa là nơi bà nhóm lên tình cảm khát vọng trở thành ngọn lửa của tình yêu, niềm tin.- Bếp lửa là kỉ niệm thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.4. Ánh trăng– Nguyễn Duy:-“Ánh trăng” chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống.- “Ánh trăng” như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghĩa tình thủy chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính.5. Làng – Kim Lân.- Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu”vì vấn đề tác giả đề cập tới không chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.- Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: yêu quê hương ,yêu đất nước.- Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình,nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến,là quê hương đất nước thu nhỏ.=> Tình cảm yêu làng yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy.- Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân - làng nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân, người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng.- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.Vì vậy, nhan đề tác phẩm rất hay và giàu ý nghĩa 6. Lặng lẽ Sa Pa– Nguyễn Thành Long.- Với nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm: với cách đảo tính từ lên trước danh từ, thông qua việc viết về nơi nghỉ mát êm đêm, thơ mộng tác giả ca ngợi những con người hết lòng vì công việc, vì cuộc sống mới. - Nhan đề của tác phẩm vừa gợi ra vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện sự lớn lao của những con người trên mảnh đất ấy. Với tên truyện như vậy, phải chẳng tác giả đã lấy địa danh làm nền để khắc họa vẻ đẹp con người? 7. Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng:- “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay, thể hiện sâu sắc nội dung của tác phẩm.- Đó là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.- Chọn hình ảnh “Chiếc lược ngà” làm nhan đề cho tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã bộc lộ tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm qua một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa:+ Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỷ vật , là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ.+ Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý giá, thiêng liêng bởi nó chứa đựng tình yêu, nỗi nhớ thương của ông đối với đứa con gái và làm dịu đi nỗi day dứt, ân hận vì đã đánh con khi nóng giân -> Với nhan đề ấy, nhà văn không chỉ nói tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra.Đáp ánÝ nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng- Nghĩa biểu tượng: quá khứ nghĩa tình (với đồng đội, đồng bào...)Câu 1: Em hiểu gì về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ?V. LUYỆN TẬPCâu 2: Đọc thuộc 4 câu thơ cuối trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, cho biết nội dung ý nghĩa của khổ thơ trên?“Câu hát căng buồm với gió khơi,Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.Mặt trời đội biển nhô màu mới,Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”- Nội dung: + Cảnh tượng tràn đầy sức sống với sắc màu tươi tắn của bình minh trên biển. + Niềm cảm hứng hi vọng của người dân lao động trong cuộc sống mới. Câu 3 Những khó khăn mà người lính lái xe gặp phải với chiếc xe không có kính và thái độ của họ?- Khó khăn: bụi phun tóc trắng như người già, bị mưa ướt. - Thái độ: Bụi phun tóc trắng thế nhưng người lính chưa cần rửa vội. Châm điếu thuốc rồi nhìn nhau “Mặt lấm cười ha ha”. Ung dung coi là chuyện nhỏ, đó là thái độ lạc quan, coi thường khó khăn gian khổ (bụi, mưa).Ngày xưa có chàng Trường Sinh vừa cưói vợ xong phải đi lính, để lại ng mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (còn gọi là Vũ Nuơng).Vũ Nương ở nhà sinh con, nuôi con, phụng dưỡng mẹ chồng. Khi mẹ Truơng Sinh ốm mất, Vũ Nuơng làm ma chay chu đáo.Giặc tan, Truơng Sinh về nhà nghe lời con trẻ nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường bảo đó là cha của mình. Lúc đó Trương Sinh mới hiểu vợ mình bị oan. Phan Lang, người cùng làng tình cờ gặp Vũ nương dưới thuỷ cung. Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gởi chiếc hoa cùng nhắc cho Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình. Truơng Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.Câu 4: Tóm tắt truyện “Người con gái Nam Xương?Câu 5: Đọc lại chính xác những câu thơ giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều?“ Đầu lòng hai ả tố ngaThúy Kiều là chị em là Thúy VânMai cốt cách tuyết tinh thầnMỗi người một vẽ mười phân vẹn mười” Câu 6: Đọc lại chính xác những câu thơ miêu tả Thúy Vân, nêu nội dung các câu thơ ấy?“ Vân xem trang trọng khác vờiKhuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.Hoa cười ngọc thốt đoan trang,Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”- Nội dung: + Vẻ đẹp trang trọng phúc hậu, quý phái. + Dự cảm về cuộc đời của Thúy Vân luôn suôc sẻ, bình yên.Câu 7: Đọc thuộc 3 câu cuối bài thơ “Đồng chí” và cho biết nội dung 3 câu thơ đó?Đáp án“Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo.”Nội dung:- Hình ảnh gắn kết với nhau: súng, trăng, người lính.- Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính đứng gác cạnh bên nhau. - Sức mạnh của đồng đội đã sưởi ấm và giúp họ vượt qua khắc nghiệt của thời tiết và gian khổ, thiếu thốn.Truyện kể về nhân vật ông Hai, người nông dân vùng nông thôn thời kì kháng chiến chống Pháp với tình yêu làng quê gắn với lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư. Ông đau đớn, xót xa khi nghe tin làng ông theo giặc và tâm trạng trở nên tươi vui rạng rỡ khi nguồn tin được cải chính.Câu 8: Tóm tắt nội dung truyện ngắn “Làng” của Kim Lân?Ông sáu đi kháng chiến xa nhà suốt tám năm trời, khao khát mong mõi được về thăm con gái. Thế nhưng khi được về thăm bé Thu, con gái ông lại không nhận ông là cha mình vì vết sẹo trên má làm cho ông không giống như trong tấm hình chụp chung với má nó. Đến lúc Thu nhận ra cha cũng là lúc ông Sáu phải trở lại khu căn cứ. Nhớ lời con dặn, trong những ngày ở khu căn cứ ông Sáu đã cố gắng làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cho con. Nhưng chưa kịp đưa cho con thì ông Sáu đã hi sinh trong một trận càn. Trước khi nhắm mắt ông Sáu đã dùng hết sức lực còn lại để nhờ người bạn đưa chiếc lược về cho con gái.Câu 9: Tóm tắt truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng? Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ mới ra trường trên đường đi công tác và anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Anh thanh niên là người say mê công việc, yêu đời, ham học hỏi, mến khách. Sau khi gặp anh thanh niên, ông hoạ sĩ già quyết định không nghỉ hưu, cô kĩ sư trẻ như nhận được luồng ánh sáng mới.Câu 10: Tóm tắt truyện ngắn “Lặng lẽ saPa” của Nguyễn Thành Long?Câu 11: Đọc lại chính xác 3 câu thơ đầu của bài thơ Bếp lửa. Cho biết nội dung ý nghĩa của các câu thơ trên?Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa- Nội dung ý nghĩa:+ Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.+ Hình ảnh bếp lửa gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI THI HỌC KÌ I1. Tự học: - Nắm lại chính xác tên các tác giả, thể loại từng văn bản.- Tóm tắt truyện.- Đọc kĩ câu hỏi trắc nghiệm chọn câu đúng.- Học thuộc lòng các bài thơ hiện đại Việt Nam.2. Soạn bài: Phần tiếng Việt- Các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, thuật ngữ, sự phát triển của từ vựng, trau dồi vốn từ.- Các kiến thức trong bài tổng kết từ vựng. (từ đơn, từ ghép, từ đồng âm, đồng nghĩa...)
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_on_tap_van_hoc_hoc_ky_i.ppt