Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn thi vào THPT - Nguyễn Thị Loan
CHUYÊN ĐỀ 1
HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Kiến thức cơ bản.
2. Những vấn đề trọng tâm đặt ra từ các văn bản.
a. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”.
- Học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam, nhất là lớp trẻ.
Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới:
+ Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng nhiều con đường (đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, học hỏi nhiều thứ tiếng )
+ Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài
+ Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.
- Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
ÔN THI VÀO THPTGIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ LOANTRƯỜNG THCS TRẦN MAI NINH – T.P THANH HÓAGIÁO ÁN POWERPONGỮ VĂN 9CHUYÊN ĐỀ 1HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG – HỌC KÌ IKiến thức cơ bản.1. Các văn bản được học. Phong cách Hồ Chí MinhTác giả: Lê Anh TràXuất xứ: bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị”.Nội dung: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.Nghệ thuật: Kết hợp giữa kể và bình luận; Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu; nghệ thuật đối lập. Kiến thức cơ bản.1. Các văn bản được học. Đấu tranh cho một thế giới hòa bìnhTác giả: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két Xuất xứ: trích từ bài tham luận nổi tiếng của G.Mác-két tại hội nghị của các nguyên thủ của các nước thuộc châu Á, Âu, Phi, Mĩ-La-tinh vào tháng 8 năm 1986, tại Mê-hi-cô.Nội dung: - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa - Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém -> Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể -> có sức thuyết phục. CHUYÊN ĐỀ 1HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG – HỌC KÌ IKiến thức cơ bản.1. Các văn bản được học. Tuyên bố TG về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.Xuất xứ: trích phần đầu bản “Tuyên bố” của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên Hợp quốc, Niu oóc ngày 30/9/1990.Nội dung: Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Hội nghị cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.Nghệ thuật: bố cục chặt chẽ, hợp lí. CHUYÊN ĐỀ 1HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG – HỌC KÌ ICHUYÊN ĐỀ 1HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNGKiến thức cơ bản.2. Những vấn đề trọng tâm đặt ra từ các văn bản.a. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”.- Học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam, nhất là lớp trẻ. Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới:+ Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng nhiều con đường (đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, học hỏi nhiều thứ tiếng )+ Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài + Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.- Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. CHUYÊN ĐỀ 1HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNGKiến thức cơ bản.2. Những vấn đề trọng tâm đặt ra từ các văn bản.b. Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”. Nguy cơ và tác hại của chiến tranh nói chung và chiến tranh hạt nhân nói riêng. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể nhân loại. Hệ thống luận điểm của bài viết:+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.+ Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện nhiều lĩnh vực: xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục Những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất phi lý của việc đó.+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.+ Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình. CHUYÊN ĐỀ 1HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNGKiến thức cơ bản.2. Những vấn đề trọng tâm đặt ra từ các văn bản.c. Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”. Thực trạng về vấn đề xâm phạm quyền của trẻ em... Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu. CHUYÊN ĐỀ 1HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNGI. Kiến thức cơ bản.2. Những vấn đề trọng tâm đặt ra từ các văn bản.c. Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”. Hệ thống luận điểm của bài viết:+ Sự thách thức: Thực trạng cuộc sống khổ cực về nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay (nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai; đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp...)+ Cơ hội: Điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em ( Đã có công ước về quyền trẻ em làm cơ sở; Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ; Ở nước ta Đảng và Nhà nước quan tâm một cách cụ thể; Nhận thức của cộng đồng về vấn đề này ngày càng sâu sắc).+ Nhiệm vụ: Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em; Quan tâm chăm sóc trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ; Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở, không có trẻ em nào mù chữ; Thực hiện kế hoạch hóa gia đình; bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế...)CHUYÊN ĐỀ 1HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNGI. Kiến thức cơ bản.3. Các dạng bài tập đọc, hiểu.Nhận biết:Tên văn bản, tên tác giả.Nêu xuất xứ.Phương thức biểu đạt.b. Thông hiểu:Nêu nội dung văn bản, đoạn trích.Giải thích câu nói, chi tiết trong văn bản, đoạn trích Bài học, thông điệp từ đoạn trích, văn bản.c. Vận dụng:- Viết đoạn văn về một số vấn đề được đặt ra từ văn bản, đoạn trích II. Luyện tập: Đề đọc – hiểu, nghị luận xã hội.Đề số 1:I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: "Trong cuộc sống đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thức tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga, và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chị ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại." (Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr.5) II. Luyện tập: Đề đọc – hiểu, nghị luận xã hội.Đề số 1:I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?Câu 2 (0,5 điểm): Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau: "Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại."Câu 3 (1,0 điểm): Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?Câu 4 (1,0 điểm): Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung ngữ liệu ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển. II. Luyện tập: Đề đọc – hiểu, nghị luận xã hội.Đề số 1:GỢI Ý:I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên: Thuyết minh.Câu 2 (0,5 điểm): Hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn là: Việt Nam, phương Đông. (kết hợp với từ “rất” đứng trước -> chỉ đặc điểm, tính chất.) Câu 3 (1,0 điểm): Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi 2 yếu tố: bản sắc văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới...Câu 4 (1,0 điểm): Bài học cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại: Không ngừng học hỏi mở rộng kiến thức, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. Có ý thức trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.> Hòa nhập mà không hòa tan.Đề số 1:GỢI Ý:II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm): Đảm bảo kết cấu đoạn văn NLXH với dung lượng 200 chữ như sau: Dẫn dắt nêu vấn đề... Giải thích: + Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét đặc trưng đặc biệt làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của mỗi dân tộc.+ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn của dân tộc. Bàn luận: Bản sắc văn hóa có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi một quốc gia, dân tộc: + Là cái gốc khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc. Nó được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng. + Trong bối cảnh hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa. Nó giúp ta khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Mở rộng: Cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc hoặc không chịu mở rộng hiểu biết, hội nhập quốc tế. Bài học nhận thức hành động: có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh vì một Việt Nam tươi sáng; hòa nhập mà không hòa tan...II. Luyện tập: Đề đọc – hiểu, nghị luận xã hội.Đề số 2:I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích. Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến tên những thủ phạm đã gây ra những lo sợ, đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng bằng những phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa khỏi vũ trụ này. ( Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục VN, 2012, trang 19)II. Luyện tập: Đề đọc – hiểu, nghị luận xã hội.Đề số 2:I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích và câu chủ đề của đoạn văn thứ hai.Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn “Tôi rất khiêm tốn... ra khỏi vũ trụ này”.Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về cụm từ “bản đồng ca” trong câu nói: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng.” Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp nào được đặt ra từ đoạn trích nói trên?II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung ngữ liệu ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của hành dộng đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Đề số 2:I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu chủ đề: Câu mở đầu của đoạn văn thứ hai “Tôi rất khiêm tốn... sau thảm họa hạt nhân”.Câu 2 (0,5 điểm). Điệp ngữ “Để cho”, “để...” Tác dụng:+ Nhấn mạnh làm rõ thái độ kiên quyết, đầy nhiệt huyết, có trách nhiệm của tác giả Làm rõ mục đích của lời kêu gọi muốn mọi người khắc ghi, thấy rõ hậu quả, tính chất phi lí của chiến tranh hạt nhân để từ đó phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.Câu 3 (1,0 điểm). Cụm từ “bản đồng ca” trong câu nói nghĩa là: tiếng nói chung của toàn thể nhân loại nhằm ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp nào được đặt ra từ đoạn trích nói trên: Kêu gọi toàn thể nhân loại có một tiếng nói chung đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Hãy luôn luôn ghi nhớ thảm họa của chiến tranh hạt nhân đã từng gây ra đau khổ cho loài người trên trái đất để từ đó tránh xa, đấu tranh loại bỏ nó.II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm): Đảm bảo kết cấu đoạn văn NLXH với dung lượng 200 chữ như sau: Dẫn dắt nêu vấn đề... Nêu thực trạng: + Tình hình bất ổn về chính trị, những mâu thuẫn xung đột ở các quốc gia -> các nước chạy đua vũ trang -> nguy cơ chiến tranh bùng nổ.+ Chiến tranh là thảm họa lớn đối với toàn thể nhân loại.-> hủy diệt con người sự sống trên trái đất. Bàn luận: Sự cần thiết, cấp bách của hành động đấu tranh cho một thế giới hòa bình.+ Có tiếng nói chung lên án, tố cáo những hành động phi nhân đạo gây chiến tranh, chạy đua vũ trang, phân biệt chủng tộc + Giải quyết những mâu thuẫn, xung đột bằng thương thuyết trong hòa bình hữu nghị, sự tôn trọng lẫn nhau.+ Mỗi quốc gia cần tăng cường chú trọng đến công tác đối nội, đối ngoại, giữ vững an ninh trật tự xã hội, tránh được những bất ổn về chính trị; tăng cường xây dựng mối quan hệ hợp tác hòa bình hữu nghị giữa các nước. Bài học nhận thức hành động: + Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là việc làm thiết thân và quan trọng hơn bao giờ hết.+ Cần có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hành động phi nhân tính gieo rắc chiến tranh lên trái đất này.II. Luyện tập: Đề đọc – hiểu, nghị luận xã hội.Đề số 3:I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:3. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy.4. Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột.5. Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trưởng đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng.6. Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và do tác động của vấn đề ma túy.7. Đó là những thách thức mà chúng tôi, với tư cách những nhà lãnh đạo chính trị, phải đáp ứng. ( Trích Ngữ văn 9 –tập 1) II. Luyện tập: Đề đọc – hiểu, nghị luận xã hội.Đề số 1:I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)Câu 1 (0,5 điểm). Nêu xuất xứ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?Câu 1 (0,5 điểm). Đối tượng nào được nhắc đến nhiều trong đoạn trích có tên là Thách thức? Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra phép lập luận chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên và hiệu quả của việc sử dụng phép lập luận đó?Câu 4 (1,0 điểm). Với hình thức một đoạn văn ngắn (5-7 câu), hãy nêu những khó khăn, thách thức trong công cuộc bảo vệ trẻ em trên thế giới ngày nay.II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung ngữ liệu ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về thực trạng trẻ em bị bạo hành. Đề số 1:Gợi ý:I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)Câu 1 (0,5 điểm). Xuất xứ: trích phần đầu bản “Tuyên bố” của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên Hợp quốc, Niu oóc ngày 30/9/1990. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận.Câu 1 (0,5 điểm). - Đối tượng được nhắc đến nhiều trong đoạn trích có tên là Thách thức: Trẻ em Câu 2 (1,0 điểm). Phép lập luận chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên: Chứng minh Hiệu quả của việc sử dụng phép lập luận đó: Làm rõ những khó khăn, thách thức đối với các nhà lãnh đạo. Từ đó phải tìm ra những giải pháp để vượt qua được những thách thức đó đem lại cuộc sống tốt đẹp cho trẻ em.Câu 4 (1,0 điểm). Những khó khăn, thách thức trong công cuộc bảo vệ trẻ em trên thế giới ngày nay:Tình hình bất ổn về chính trị, mâu thuẫn xung đột ở một số quốc gia... Sự khủng hoảng về kinh tế -> còn nhiều trẻ em sống trong cảnh nghèo đói. Dịch bệnh hoành hành (Covid 19)... Nạn bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em đang diễn ra ở nhiều nơi,...Câu 1 (2,0 điểm): Đảm bảo kết cấu đoạn văn NLXH với dung lượng 200 chữ như sau:1. Dẫn dắt nêu vấn đề...2. Giải thích: + Bạo hành là hành động và lời nói có tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn... bất chấp pháp luật, đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác.3. Bàn luận: - Thực trạng: Trẻ em là đối tượng bị bạo hành khá phổ biến, xảy ra ở nhiều nơi, ngay chính trong gia đình của mình và trong môi trường học đường (Nêu biểu hiện, số liệu mà em biết )- Nguyên nhân: Do những mâu thuẫn, bức bách, áp lực trong gia đình, trong những mối quan hệ ngoài xã hội khiến con người không kiềm chế được sự nóng giận ; một số phần tử xấu lợi dụng, bóc lột, bắt ép trẻ em làm những việc xấu - Hậu quả: Để lại những di chứng nặng nề cả về tâm lí và sinh lí cho trẻ em.+ Trẻ em bị đau đớn về thể xác, còi cọc, chậm phát triển, thậm chí dẫn đến tử vong.+ Tâm lí bất ổn: hoảng loạn, lo sợ, trầm cảm hoặc nổi loạn, cũng vũ phu, bạo lực với người khác.4. Bài học nhận thức hành động: + Cần phê phán, lên án những hành vi bạo hành trẻ em Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền cần phải vào cuộc xử lí nghiêm minh những trường hợp bạo hành trẻ em.+ Trẻ em như những “búp măng non” cần được xã hội, nhà trường và gia đình nâng niu, chăm sóc Hãy đem đến cho các em một cuộc sống tốt đẹp.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_on_thi_vao_thpt_nguyen_thi_loan.pptx