Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn thi vào THPT (tiếp) - Nguyễn Thị Loan

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn thi vào THPT (tiếp) - Nguyễn Thị Loan

CHUYÊN ĐỀ 2

HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

II. Các tác phẩm được học (trọng tâm).

1. Chuyện người con gái Nam Xương.

- Xuất xứ: là một trong 20 truyện của tác phẩm “Truyền kì mạn lục” viết bằng chữ

Hán.

- Tóm tắt truyện (10-15 dòng)

* Giá trị nội dung:

- Giá trị hiện thực:

+ Phản ánh số phận khổ đau, oan trái và cái chết thương tâm của người phụ nữ

trong XHPK (qua cuộc đời số phận của Vũ Nương).

+ Phản ánh hiện thực XHPK bất công với cuộc chiến tranh PK gây ra nỗi đau khổ

cho con người.

- Giá trị nhân đạo:

+ Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ

+ Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ

+ Phê phán chiến tranh phong kiến, xã hội phong kiến bất công trà đạp lên quyền

sống của người phụ nữ.

 

pptx 29 trang hapham91 5091
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn thi vào THPT (tiếp) - Nguyễn Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ÔN THI VÀO THPTGIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ LOANTRƯỜNG THCS TRẦN MAI NINH – T.P THANH HÓANGỮ VĂN 9CHUYÊN ĐỀ 2HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠII. Khái quát chung.1. Bối cảnh lịch sử (từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII): Hoàn cảnh đất nước biến động bởi nội chiến và phong trào nông dân khởi nghĩa. Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái. Vua quan ăn chơi sa đọa, tranh giành quyền binh, không chăm lo đến đời sống của nhân dân. Quyền sống của con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.2. Nội dung, chủ đề của các tác phẩm văn học. Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị: bán nước, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã; giả dối bất nhân, cậy quyền thế, vì đồng tiền mà chà đạp con người. Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ, đồng thời cảm thương trước số phận khổ đau của họ. Ca ngợi những anh hùng vì dân vì nước:+ Người anh hùng vì nghĩa khinh tài (Lục Vân tiên)+ Người anh hùng cứu nước (Quang Trung)CHUYÊN ĐỀ 2HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠII. Khái quát chung.II. Các tác phẩm được học.1. Kiến thức về tác giả (trọng tâm):. Nguyễn DữNguyễn Du Năm sinh, năm mất không rõ. Sống ở thế kỷ XVI -> các cuộc nội chiến kéo dài. Học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm xin về nghỉ, viết sách, sống ẩn dật. Sinh năm 1765, mất năm 1820 Cuộc đời gắn những biến cố lịch sử giai đoạn cuối TK XVIII – đầu TK XIX, chế dộ PK khủng hoảng trầm trọng. Là người có kiến thức sâu rộng, cuộc đời từng trải -> vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ của nhân dân.=> Là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.II. Các tác phẩm được học (trọng tâm).1. Chuyện người con gái Nam Xương.- Xuất xứ: là một trong 20 truyện của tác phẩm “Truyền kì mạn lục” viết bằng chữHán. - Tóm tắt truyện (10-15 dòng)* Giá trị nội dung:- Giá trị hiện thực: + Phản ánh số phận khổ đau, oan trái và cái chết thương tâm của người phụ nữtrong XHPK (qua cuộc đời số phận của Vũ Nương).+ Phản ánh hiện thực XHPK bất công với cuộc chiến tranh PK gây ra nỗi đau khổcho con người.- Giá trị nhân đạo: + Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ + Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ + Phê phán chiến tranh phong kiến, xã hội phong kiến bất công trà đạp lên quyềnsống của người phụ nữ.CHUYÊN ĐỀ 2HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠIII. Các tác phẩm được học (trọng tâm).1. Chuyện người con gái Nam Xương.- NV Vũ Nương là hình tượng tiêu biểu người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phongkiến:+ Số phận khổ đau, oan trái, bất hạnh.+ Có những phẩm chất tốt đẹp.- Nghệ thuật:+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo (chi tiết cái bóng)+ NT dựng truyện, dẫn dắt tình huống hợp lí.+ Xây dựng nhân vật (lời nói, hành động, hình ảnh ước lệ khắc họa nội tâm NV).+ Sử dụng yếu tố truyền kì (kết hợp yếu tố kì ảo)+ Tự sự kết hợp biểu cảm.CHUYÊN ĐỀ 2HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠIII. Các tác phẩm được học (trọng tâm).2. Truyện Kiều.- Xuất xứ: dựa vào cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ởTrung Quốc.- Tóm tắt truyện (10-15 dòng)* Giá trị nội dung:- Giá trị hiện thực: + Phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lênquyền sống của con người.+ Phơi bày nỗi khổ đau của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ.- Giá trị nhân đạo:+ Bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người.+ Trân trọng, đề cao, ngợi ca những vẻ đẹp, giá trị phẩm chất cao đẹp, ước mơ,khát vọng của con người.+ Tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của con người.CHUYÊN ĐỀ 2HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠIII. Các tác phẩm được học (trọng tâm).2. Truyện Kiều.- NV Thúy Kiều là hình tượng tiêu biểu người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phongkiến:+ Số phận khổ đau, oan trái, bất hạnh.+ Có những phẩm chất tốt đẹp.- Nghệ thuật:+ Ngôn ngữ kể chuyện đạt đình cao ngôn ngữ nghệ thuật.+ Thể loại tự sự có nhiều cách tân sáng tạo (thơ lục bát).+ Xây dựng nhân vật (bút pháp tả thực đối với NV phản diện và bút pháp ước lệ, lítưởng hóa đối với NV chính diện)+ NT miêu tả thiên nhiên.CHUYÊN ĐỀ 2HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠIII. Các tác phẩm được học (trọng tâm).2. Truyện Kiều.Chị em Thúy KiềuVị trí: nằm ở phần đầu của Truyện Kiều “Gặp gỡ và đính ước”Nội dung: Vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều (4 câu đầu) Vẻ đẹp của Thúy vân: trang trọng, quý phái -> ngầm dự báo cuộc đời bình lặng. Vẻ đẹp của Thúy Kiều: tài sắc vẹn toàn -> ngầm dự báo cuộc đời truân truyên, trắc trở. Cuộc sống phong lưu, nền nếp gia giáo của chị em Thúy Kiều.Nghệ thuật: tả người theo bút pháp cổ điển (ước lệ, đi từ khái quát đến cụ thể; sử dụng hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, phép đối; NT đòn bẩy,...)* Các đoạn trích được học.CHUYÊN ĐỀ 2HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠIII. Các tác phẩm được học (trọng tâm).2. Truyện Kiều.Kiều ở lầu Ngưng BíchVị trí: nằm ở phần thứ hai của Truyện Kiều “Gia biến và lưu lạc”Nội dung: Toàn cảnh lầu Ngưng Bích và tâm trạng của Thúy Kiều (6 câu đầu) Nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ -> tấm lòng hiếu thảo, vị tha. Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc (8 câu cuối): Bốn cảnh – mỗi cảnh gợi một nỗi buồn, tâm trạng cô đơn, dự cảm cho cuộc đời, số phận Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình đặc sắc; miêu tả nội tâm NV.* Các đoạn trích được học.CHUYÊN ĐỀ 2HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠIII. Các tác phẩm được học (trọng tâm).3. Hoàng Lê nhất thống chí.Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14)Tác giả: nhóm tác giả dòng họ Ngô Thì.Nội dung: Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công thần tốc đại phá quân Thanh. Phản ánh sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê chiêu Thống.Nghệ thuật: + NT kể chuyện lịch sử: lựa chọn sự kiện điển hình, trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.+ Quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc.Xuất xứ: hồi thứ 14 tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”CHUYÊN ĐỀ 2HỆ THỐNG ÔN LUYỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠIII. Luyện đề thi vào THPTĐề số 1:I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương không tin. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói: - Đây quả là vật dụng mà vợ tôi mang lúc ra đi. Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất. (Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương) Đề số 1:I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?Câu 2 (0,5 điểm): Xác định lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích trên và chuyển lời dẫn trực tiếp ấy thành lời dẫn gián tiếp.Câu 3 (1,0 điểm): Lời nói của Vũ Nương với Trương Sinh thể hiện những phẩm chất nào của nàng? Câu 4 (1,0 điểm): Theo em, đây là một đoạn kết có hậu hay không có hậu? Vì sao? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của lối sống dựa dẫm.Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về số phận và vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.Đề số 1:GỢI Ý:I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên: Tự sự.Câu 2 (0,5 điểm): Lời dẫn trực tiếp: - Thiếp cảm ơn ... chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Vũ Nương cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ và cảm tạ tình cảm của chàng Trương, nói rằng không thể trở về nhân gian được nữa. Câu 3 (1,0 điểm): Phẩm chất của Vũ Nương: Trọng ân nghĩa, có tấm lòng vị tha...Câu 4 (1,0 điểm): Có thể nêu một trong hai hoặc cả hai ý kiến, có lí giải thuyết phục.Ý kiến 1: Đây là một đoạn kết có hậu. Vì Vũ Nương mắc oan đã được giải oan (ở hiền gặp lành) Ý kiến 2: Đây là một đoạn kết không có hậu. Vì Vũ Nương mong muốn trở về đoàn tụ với gia đình mà không thể trở về được (XHPK không chốn dung thân cho những người PN như Vũ Nương) -> có ý nghĩa tố cáo XHPK. Ý kiến 3: Đoạn kết vừa có hậu, vừa không có hậu (Lí giải như trên)Đề số 1:GỢI Ý:II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm): Đảm bảo kết cấu đoạn văn NLXH với dung lượng 200 chữ như sau: Dẫn dắt nêu vấn đề... Giải thích: + Dựa dẫm là tự bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống mà trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá.+ Biểu hiện: thờ ơ với cuộc sống, công việc học tập của chính mình, không suỵ nghĩ cho tương lai, để mặc bố mẹ sắp đặt mọi việc...- Bàn luận: Tác hại của lối sống dựa dẫm: Hủy diệt sức trẻ:+ Khiến họ trở nên thụ động, không có khả năng đối phó với những thử thách trong cuộc sống,... dễ gặp thất bại trong mọi việc.+ Họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.+ Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp nếu những chủ nhân tương lai của đất nước đều lười biếng, dựa dẫm như vậy. Mở rộng: Đó là quan niệm sống lệch lạc của tuổi trẻ do sự nuông chiều của cha mẹ, lười biếng -> cần lên án, loại bỏ. Bài học nhận thức hành động: Thế hệ trẻ cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình, không được tự biến mình thành cây tầm gửi trong cuộc sống. Các bậc cha mẹ cần rèn cho con tính tự lập,...Đề số 1:GỢI Ý:II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo.A. Mở bài:- Giới thiệu tác giả, tác phẩm...- Nêu cảm nhận chung về số phận và vẻ đẹp của Vũ Nương: Số phận khổ đau, bất hạnhnhưng ngời sáng những phẩm chất cao đẹp.B. Thân bài: Lựa chọn chi tiết phân tích làm rõ các luận điểm sau:Luận điểm 1: Số phận khổ đau, oan trái, bất hạnh.+ Vũ Nương là người phụ nữ nết na, tư dung tốt đẹp lại lấy phải người chồng vô học, tính lại hay đa nghi, luôn phải giữ gìn khuôn phép để khỏi dẫn đến thất hòa.+ Chiến tranh, vợ chồng xa cách biến biệt 3 năm, một mình phải lo toan, gánh vác việc gia đình.+ Ngày Trương Sinh trở về, tưởng được hạnh phúc ấm êm nhưng lại gặp nỗi oan trái không thể thanh minh được phải chọn đến cái chết.+ Mong muốn trở về nhân gian sum họp gia đình nhưng không thể trở về được nữa.=> Số phận khổ đau, oan trái của Vũ Nương cũng chính là số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như Thúy Kiều, Hồ Xuân Hương và biết bao người phụ nữ khác mà Nguyễn Du đã phải thốt lên rằng: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chungĐề số 1:Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo.B. Thân bài: Lựa chọn chi tiết phân tích làm rõ các luận điểm sau:Luận điểm 2: Vẻ đẹp của Vũ Nương.- Vũ Nương là người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.- Trong cuộc sống vợ chồng, luôn giữ gìn khuôn phép để gia đình không dẫn đến thất hòa.- Khi tiễn chồng đi, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng tình nghĩa đằm thắm, lo lắng, cảm thông với những nỗi vất vả của chồng, mong chồng trở về bình yên - Khi chồng đi xa, bộc lộ những phẩm chất cao đẹp:+ Là người vợ thủy chung, tình nghĩa, đảm đang thay chồng gánh vác việc gia đình + Là người mẹ hiền, chăm lo yêu thương con hết mực + Là một người con dâu hiếu thảo, hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau cũng như lo ma chay chu đáo khi bà mất. Có lòng tự trọng, ý thức giữ gìn danh dự, tiết hạnh ở người phụ nữ (giải bày nỗi lòng, phân trần với Trương Sinh, khi không thể thanh minh được nỗi oan đã chọn cái chết để minh oan) Ngay khi sống dưới thủy cung: trọng nghĩa ân tình (cảm kích ơn Linh Phi cứu mạng), có lòng bao dung vị tha (vẫn là người vợ yêu chồng, người mẹ thương con, vẫn nặng lòng nhung nhớ quê hương, mộ phần cha mẹ), khao khát được phục hồi danh dự.=> Vũ Nương là người phụ nữ hoàn hảo, lí tưởng của mọi gia đình, là khuôn vàng thước ngọc của mọi người phụ nữ.Đề số 1:Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo.B. Thân bài: Lựa chọn chi tiết phân tích làm rõ các luận điểm sau:Luận điểm 3: Nghệ thuật miêu tả nhân vật.Nhân vật xây dựng qua lời nói và hành động cụ thể. Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ nhưng vẫn khắc hoạ đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật.Nhân vật được đặt vào những hoàn cảnh cụ thể, qua đó bộc lộ rõ những phẩm chất cao đẹp.Màn kì ảo thêm vào câu chuyện hoàn chỉnh thêm tính cách nhân vật.C. Kết bài: Đánh giá- Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Người như nàng xứng đáng dược hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết oan uổng đau đớn.- Ngợi ca vẻ đẹp của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã góp tiếng nói chung vào cảm hứng ngợi ca người phụ nữ đầy nhân văn của văn học trung đại. II. Luyện đề thi vào THPT.Đề số 2:I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“ ... Vua Quang Trung lại nói:- Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?” (Trích Hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống chí”- Ngô gia văn phái)Đề số 2:I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.Câu 2 (0, 5 điểm): Những lời trên là lời của vua Quang Trung nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?Câu 3 (1 điểm): Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp hay cách dẫn gián tiếp? Vì sao?Câu 4 (1,0 điểm): Cho biết nội dung lời nói của Quang Trung ? Qua lời nói đó, em thấy Quang Trung là người như thế nào?II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7,0 điểm)Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về câu nói “Thương người như thể thương thân”.Đề số 2:II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7,0 điểm)Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn trích sau:“Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. (Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9, tập 1) GỢI Ý GIẢI ĐỀ.Đề số 2:I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính: Tự sựCâu 2: (0.5 điểm) - Đây là lời vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh: Sở, Lân và Ngô Thì Nhậm. - Hoàn cảnh: Vua Quang Trung kéo quân từ Phú Xuân ra đến Tam Điệp gặp hai vị tướng võ (Sở, Lân) và Ngô Thì Nhậm.Câu 3: (1.0 điểm)- Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp. - Dấu hiệu nhận biết: Nằm sau dấu hai chấm, có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu lời dẫn. Câu 4: (1.0 điểm)Nội dung câu nói: - Khẳng định phương lược tiến đánh quân Thanh đã được tính sẵn. Tin tưởng rằng quân Thanh sẽ bị đánh bại. Vạch định kế hoạch 10 năm sau trong hòa bình sẽ nuôi dưỡng lực lượng không phải lo sợ gì quân giặc đánh chiếm lại lần nữa.-> Câu nói đó cho thấy Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng.Câu 1 (2,0 điểm): Đảm bảo kết cấu đoạn văn NLXH với dung lượng 200 chữ như sau: Dẫn dắt nêu vấn đề... Giải thích: Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. - Bàn luận: Vì sao phải thương người như thể thương thân?+ Vì trong cuộc đời, không ai có thể sống lẻ loi, đơn độc. Anh em ruột thịt trong gia đình, cá nhân trong tập thể, người trong một nước -> phải yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.+ Cuộc sống của mỗi người không phải lúc nào cũng êm ả, bình lặng mà có thể gặp khó khăn, hoạn nạn -> Cho nên trước hết mình phải sống tốt với mọi người thì mọi người mới đối xử tốt lại với mình.- Nêu dẫn chứng...- Mở rộng: + Tình yêu thương phải xuất phát từ cái tâm, tấm lòng chân thành + Phê phán những người thiếu đi tình yêu thương, thơ ơ vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh xung quanh. - Bài học nhận thức hành động: + Phải luôn có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi sinh + Luôn biết yêu thương mọi người, sống có trách nhiệm đối với cha mẹ; sẵn lòng sẻ chia, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, Đề số 2:GỢI Ý:II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo.A. Mở bài:- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: Bậc thầy trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, đỉnh cao là tuyệt tác Truyện Kiều.- Giới thiệu tác phẩm: Đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã thể hiện được tài năng tả cảnh ngụ tình đặc sắc đó. Dẫn vấn đề nghị luận: 8 câu cuối đoạn trích là bức tranh tứ bình đặc sắc về tâm trạng của Kiều khi phải đối diện với chính mình giữa trời nước mênh mông. Đề số 2:GỢI Ý:II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo.B. Thân bài: Lần lượt đưa dẫn phân tích bốn cặp thơ lục bát “buồn trông” để thấyđược những đặc sắc nội dung và nghệ thuật:a, Buồn trông cửa bể chiều hômThuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?- Không gian, thời gian, cảnh vật: + Không gian cửa bể mênh mông, rộng lớn. + Thời gian: chiều hôm. Trong ca dao, thơ ca, thời điểm chiều tà là thời điểm dễ khiến con người buồn, nhớ (dẫn chứng một vài câu thơ, câu ca dao: Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều ) + Cảnh vật: chỉ có bóng con thuyền và cánh buồm thấp thoáng, càng khiến không gian trở nên mênh mông, cô quạnh, không một bóng người.- Nghệ thuật: đảo ngữ thấp thoáng lên trước, cùng từ láy xa xa làm tăng thêm cảm giác xa xôi, nhỏ bé của con thuyền, tăng cảm giác cô độc của nhân vật.Đề số 2:GỢI Ý:II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo.B. Thân bài: Lần lượt đưa dẫn phân tích bốn cặp thơ lục bát “buồn trông” để thấyđược những đặc sắc nội dung và nghệ thuật:b, Buồn trông ngọn nước mới saHoa trôi man mác biết là về đâu? - Hình ảnh ẩn dụ: hoa trôi trên dòng nước ẩn dụ cho thân phận người con gái chìm nổi trên dòng đời. Kiều nhìn cánh hoa trôi mà cảm thương cho số phận chìm nổi lênh đênh của mình. + Liên hệ với ca dao: Thân em như thể bèo trôi/ Sóng dập gió dồi biết tựa vào đâu; Thân em như thể cánh bèo/ Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi ⇒ Cánh hoa, cánh bèo, cánh lục bình đều ẩn dụ cho sự mong manh, yếu đuối, không thể tự định đoạt của thân phận người con gái trong xã hội phong kiến. Sóng, dòng nước ẩn dụ cho cuộc đời.Đề số 2:GỢI Ý:II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo.B. Thân bài: Lần lượt đưa dẫn phân tích bốn cặp thơ lục bát “buồn trông” để thấyđược những đặc sắc nội dung và nghệ thuật:c, Buồn trông nội cỏ rầu rầuChân mây mặt đất một màu xanh xanh - Màu sắc của cảnh vật: + “Rầu rầu”: màu sắc ảm đạm, úa tàn + “Xanh xanh”: ý nói không gian không có sự sống con người, trời đất lẫn vào nhau một màu xanh.⇒ Tâm trạng mệt mỏi chán chường của Thúy Kiều, nhìn đâu cũng thấy sự ảm đạm, thê lương; câu thơ tiêu biểu cho thủ pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ (người buồn cảnh có vui đâu bao giờ).Đề số 2:GỢI Ý:II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo.B. Thân bài: Lần lượt đưa dẫn phân tích bốn cặp thơ lục bát “buồn trông” để thấyđược những đặc sắc nội dung và nghệ thuật:d. Buồn trông gió cuốn mặt duềnhẦm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi Từ láy “ầm ầm”, hình ảnh ẩn dụ “tiếng sóng kêu” gợi liên tưởng đến tiếng sóng lòng (nỗi lo sợ hãi hùng của nàng Kiều), đó còn là tiếng sóng đời (những tai họa đang bủa vây có thể giáng xuống cuộc đời nàng Kiều). Âm thanh dữ dội của sóng, gió gợi sự kinh hãi. Câu thơ như báo trước những sóng gió trong cuộc sống sắp tới với Kiều.Đề số 2:GỢI Ý:II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo.B. Thân bài: Lần lượt đưa dẫn phân tích bốn cặp thơ lục bát “buồn trông” để thấyđược những đặc sắc nội dung và nghệ thuật:e. Đánh giá chung về nghệ thuật của đoạn thơ: Điệp từ “buồn trông”: tạo nên âm hưởng trầm buồn, như một điệp khúc của đoạn thơ, là ngọn nguồn lí giải cảnh sắc trong đoạn thơ.- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: cảm xúc của Thúy Kiều ảnh hưởng tới cảnh vật nàng nhìn thấy ⇒ cảnh nào cũng buồn, cô quạnh, u ám, đáng sợ. Hệ thống từ ngữ tả cảnh: tính từ, từ láy.- Nhịp thơ thay đổi ở 2 câu cuối: đang từ chậm buồn trở nên gấp gáp.- Thủ pháp đối lập giữa 2 câu cuối và 6 câu trước: âm thanh dữ dội đối lập với những hình ảnh ảm đạm.- Hình ảnh được tả từ xa đến gần: sự thay đổi điểm nhìn của nhân vật, đứng trên lầu cao nhìn từ xa lại.Đề số 2:GỢI Ý:II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo.C. Kết bài: Tổng kết về nội dung và nghệ thuật: - Nội dung: Nỗi buồn, lo sợ của Thúy Kiều trong cảnh cô đơn, vô vọng, phiêu bạt. Dự cảm về số phận bất hạnh đầy sóng gió của Kiều. Thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu, thương xót số phận người phụ nữ của Nguyễn Du. - Nghệ thuật: thủ pháp tả cảnh ngụ tình, điểm nhìn trần thuật được đưa từ xa tới gần làm tăng thêm giá trị nội dung.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_on_thi_vao_thpt_tiep_nguyen_thi_loan.pptx