Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Thuật ngữ (tiếp theo)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Thuật ngữ (tiếp theo)

 Thuật ngữ là 1 lớp từ vựng đặc biệt nhưng thuật ngữ không tách rời vốn từ ngữ chung của ngôn ngữ .

 Ngày nay trình độ văn hoá của mọi người càng cao, KH,CN ngày càng phát triển, nhiều Thuật ngữ nhanh chóng trở thành những từ ngữ thông thường, được dùng phổ biến trong giao tiếp.

 (VD: in-tơ-nét, năm tài chính, kiểm toán .)

 Ngược lại nhiều từ ngữ thông thường lại trở thành Thuật ngữ, trong khi vẫn giữ nguyên nghĩa thông thường của nó.

 (VD: nước, muối ).

 Các ngành khoa học lại có xu hướng ảnh hưởng lẫn nhau, liên kết nhau, nên xuất hiện một thuật ngữ dùng trong nhiều ngành.

 (VD: Vi-rút dùng trong Sinh học, trong Y học, trong tin học )

Nhưng trong mỗi ngành đó nó chỉ biểu thị 1 khái niệm.

 

ppt 18 trang hapham91 6120
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Thuật ngữ (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KIỂM TRA BÀI CŨ: 1. Trình bày các cách phát triển từ vựng Tiếng việt? 2. Em hãy tìm những từ ngữ mới thời gian gần đây được cấu tạo trên cơ sở từ “môi trường”. 1. Có 3 cách làm phát triển từ vựng: + Phát triển nghĩa của từ dựa vào nghĩa gốc. + Tạo từ ngữ mới. + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 2. Môi trường:Môi trường tự nhiên; Môi trường sinh thái; Môi trường nhân tạo Ví dụ 1:So sánh hai cách giải thích sau đây về nghĩa của từ nước và từ muối.a, Cách thứ nhấtb, Cách thứ hai.- Nước là chất lỏng không màu, không mùi có trong sông, hồ, biển - Nước là hợp chất của các nguyên tố Hi-đrô và ôxi, có công thức H2O .- Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách ra từ nước biển, dùng để ăn.- Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.=> Là cách giải thích dựa vào những đặc tính bên ngoài của sự vật được hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm, có tính chất cảm tính. Dựa vào đặc tính bên trong của sự vật không thể nhận biết qua cảm tính mà phải qua sự nghiên cứu khoa học mới biết được.Ví dụ 2:Đọc những định nghĩa sau - Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hoà tan trong nước có chứa a-xít các-bô-níc. - Ba-dơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít. - Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. - Phân số thập phân là phân số mà mẫu là luỹ thừa của 10.Địa líHoá họcNgữ văn (tiếng Việt)Toán học (Số học) ? Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào? Chú ý: Ngoài văn bản khoa học công nghệ, đôi lúc còn được dùng trong các loại văn bản khác: Bản tin, phóng sự, bài bình luận trên báo chí cũng có thể sử dụng thuật ngũ khi đề cập tới vấn đề có liên quan ... bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội có quan hệ mật thiết với nhau, nó bao quanh con người, có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người”. Em hãy tìm thuật ngữ cho khái niệm sau: . . là tổng hợp các biện pháp vật lý, hoá học, sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Công nghệ môi trường bao gồm các tri thức dưới dạng nguyên lý, quy trình và các thiết bị kỹ thuật thực hiện nguyên lý và quy trình đó”. - “Công nghệ môi trường: “Môi trường: Vì sao lá cây có mầu xanh? Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia xạ có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì... Như vậy lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây. (Ngữ văn 8) Chỉ ra các Thuật ngữ được sử dụng trong văn bản khoa học sau?lụclạp mi-li-métlục lạplục lạpdiệp lụcdiệp lụcdiệptia xạdiệp lụclụcVí dụ 1: - Nước là hợp chất của các nguyên tố Hi-drô và ôxi, có công thức H2O . - Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít. - Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hoà tan trong nước có chứa a-xít các-bô-níc. - Ba-dơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít. - Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. - Phân số thập phân là phân số mà mẫu là luỹ thừa của 10. Hãy so sánh với các từ: chân; ăn; chạy và rút ra nhận xét? Vì sao Thuật ngữ chỉ được phép biểu thị một nghĩa? - Do yêu cầu về tính chính xác thuật ngữ thể hiện rõ ràng, chặt chẽ các khái niệm của khoa học, công nghệ nên trong 1 lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, 1 thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm và ngược lại. Hệ thống Thuật ngữ không được có hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, hay đồng nghĩa. Ngoài tính chính xác như nêu ở trên, Thuật ngữ còn có tính hệ thống và tính quốc tế. + Tính hệ thống: Thuật ngữ chỉ các khái niệm của một ngành chuyên môn. + Tính quốc tế: thuật ngữ biểu thị các khái niệm chuyên môn là tài sản chung của nhân loại, thể hiện kết quả nhận thức về thế giới của nhiều dân tộc khác nhau. Bên cạnh đó tính quốc tế của thuật ngữ còn được thể hiện qua hình thức ngữ âm, ví dụ: ô xi -> tiếng Anh oxygen; ba - dơ -> tiếng Anh base a, Muối là một hợp chất có thể hoà tan trong nước.b, Tay nâng chén muối đĩa gừngGừng cay muối mặn xin đừng quên nhau. (Ca dao)Ví dụ 2: Thuật ngữ là 1 lớp từ vựng đặc biệt nhưng thuật ngữ không tách rời vốn từ ngữ chung của ngôn ngữ . Ngày nay trình độ văn hoá của mọi người càng cao, KH,CN ngày càng phát triển, nhiều Thuật ngữ nhanh chóng trở thành những từ ngữ thông thường, được dùng phổ biến trong giao tiếp. (VD: in-tơ-nét, năm tài chính, kiểm toán .) Ngược lại nhiều từ ngữ thông thường lại trở thành Thuật ngữ, trong khi vẫn giữ nguyên nghĩa thông thường của nó. (VD: nước, muối ). Các ngành khoa học lại có xu hướng ảnh hưởng lẫn nhau, liên kết nhau, nên xuất hiện một thuật ngữ dùng trong nhiều ngành. (VD: Vi-rút dùng trong Sinh học, trong Y học, trong tin học ) Nhưng trong mỗi ngành đó nó chỉ biểu thị 1 khái niệm.Bài tập 1/90: Vận dụng các kiến thức đã học ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh học để tìm thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. Và cho biết thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực khoa học nào?Bài tập 2/90: Đọc đoạn trích sau:“Nếu được làm hạt giống để mùa sauNếu lịch sử chọn ta làm điểm tựaVui gì hơn làm người lính đi đầuTrong đêm tối tim ta làm ngọn lửa”Tố Hữu – Chào xuân 67 Từ “điểm tựa” ở đoạn trích trên có được dùng như một thuật ngữ vật lý không? “Điểm tựa” ở đây có nghĩa gì? Bài tập 3/ 90: - Hỗn hợp (hóa học): là nhiều chất trộn lẫn vào nhau mà không hóa hợp thành một chất khác. - Hỗn hợp (nghĩa thông thường): gồm có nhiều thành phần trong đó mỗi thành phần vẫn không mất tính chất riêng của mình. Vậy cho biết hai câu sau, câu nào “hỗn hợp” là thuật ngữ? Câu nào “hỗn hợp” là nghĩa thông thường? a, Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển . là một hỗn hợp. b, Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục. Đặt câu với từ “hỗn hợp” hiểu theo nghĩa thông thường?Ví dụ:- Thức ăn gia súc là thức ăn hỗn hợp. - Đội quân nhà Thanh là đội quân hỗn hợp.Bài tập 5/90. - Thị trường (thuật ngữ trong kinh tế học): nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa. (Thị: chợ - yếu tố Hán Việt) - Thị trường (thuật ngữ trong vật lí): Chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. (Thị: thấy - yếu tố Hán Việt) Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm đã nêu ở ghi nhớ không? Vì sao? Không vi phạm vì hai thuật ngữ này được dùng ở hai lĩnh vực khoa học riêng biệt chứ không phải ở cùng một lĩnh vực.Giải thích các thuật ngữ sau nói về môi trường? Ô nhiễm môi trường: Đa dạng sinh học: Sinh thái học:là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác. là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,...; là bộ môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố và sinh sống của những sinh vật sống và các tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường sống của chúng Hướng dẫn học bài ở nhà. - Nắm chắc khái niệm Thuật ngữ, đặc điểm của Thuật ngữ. - Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu. - Tìm một số Thuật ngữ nói về môi trường - Đọc và chuẩn bị bài: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu với nội dung câu hỏi SGK 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_thuat_ngu_tiep_theo.ppt