Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 119+120: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 119+120: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

I. Đề bài nghi luận về tác phẩm truyện (đoạn trích).

Các đề bài (Sgk/64,65)

Đề 1. Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Đề 2. Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đề 3. Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

Đề 4. Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

 

pptx 19 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1680
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 119+120: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 119, 120: 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN 
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 
- Tiếp theo tiết 115 - 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
1. Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) ? 
2. Dàn ý chung của kiểu bài này? 
GHI NHỚ 
* B à i nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể b à n về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện. 
* B à i l à m cần đảm bảo đầy đủ các phần của một b à i nghị luận. 
- Mở b à i: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề b à i) v à nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. 
- Thân b à i: Nêu các luận điểm chính về nội dung v à nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu, xác thực. 
- Kết b à i: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
* Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ v à ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. 
* Giữa các phần, các đoạn của b à i văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên. 
I. Đề bài nghi luận về tác phẩm truyện (đoạn trích). 
Đề 1. Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. 
Đề 2. Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. 
Đề 3. Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du. 
Đề 4. Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. 
Các đề bài (Sgk/64,65) 
Đề b à i: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn L à ng của Kim Lân. 
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
	1 . Tìm hiểu để và tìm ý 
Bằng cách chép lại đề trên giấy rõ ràng, gạch dưới các từ quan trọng, các ý quan trọng và tìm xem yêu cầu chính của đề bài là gì. 
Ví dụ: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng , ta cần tìm ra các yêu cầu gồm: 
Đề nghị luận nhắc đến vấn đề gì , tác phẩm nào? 
Phải làm bài theo hướng phân tích hay trình bày suy nghĩ. 
Ngoài yêu cầu phân tích hoặc nêu suy nghĩ, có còn yêu cầu nào khác không. 
	2 . Lập dàn ý 
M ở bài: giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, thời gian sáng tác, hoàn cảnh sáng tác và mục đích viết bài nghị luận trên. 
T hân bài: Tập trung phân tích hoặc trình bày suy nghĩ về những điểm chính mà trong phần tìm hiểu ý ta đã lập ra. Lưu ý nên viết đúng trọng tâm, ngắn gọn, xúc tích và lựa chọn câu chữ phù hợp. Có thể kết hợp các kiểu liên kết VB , biện pháp tu từ để giúp bài nghị luận được điểm cao. 
K ết bài: Nêu ra quan điểm và ý nghĩa tác phẩm, những bài học hay giá trị mà tác phẩm mang lại cho người đọc. 
	3 . Viết bài 
	4 . Kiểm tra lại bài viết 
 BỐN BƯỚC LÀM BÀI 
* Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý 
+ Tìm hiểu đề 
 - Thể loại : nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 
 - Đối tượng : nhân vật ông Hai. 
 - Nội dung : truyện ngắn Làng của Kim Lân. 
+ Tìm ý 
 Phẩm chất nổi bật: 
Tình yêu làng hòa quyện gắn bó với lòng yêu nước. 
 + Chi tiết tản cư, nhớ làng. 
 + Theo dõi tin tức kháng chiến. 
 + Khi nghe tin làng theo giặc. 
 + Khi nghe tin cải chính. 
 Các chi tiết nghệ thuật: 
 + Chọn tình huống tin đồn thất thiệt 
 + Các chi tiết miêu tả nhân vật. 
 + Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại 
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân 
Các bước làm bài _ HS thực hiện lại 
Bước 2. Lập d àn ý 
a. Mở bài: 
 - Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “ Làng”. 
 - Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về nhân vật ông Hai: tình yêu làng hòa quyện với lòng yêu nước. 
b . Thân bài : Triển khai tình yêu làng, yêu nước của ông Hai và nghệ thuật xây dựng nhân vật. 
* Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai: 
 - Ông Hai rất yêu làng của mình (Khoe làng, nhớ làng, theo dõi tin tức kháng chiến) . 
 - Ông Hai cũng yêu nước (đau khổ khi làng theo giặc, thù làng, đứng về phía cách mạng) . 
 - Tình yêu làng lại thống nhất với tình yêu nước . 
 + Tâm trạng khi nghe tin làng theo giặc. 
 + Vui mừng khi tin đồn được cải chính. 
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: 
 - Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện nhân vật. 
 - Các chi tiết miêu tả nhân vật: ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ tự nhiên dân dã giàu tính khẩu ngữ, đặc biệt là tâm lý hay khoe làng của nhân vật ông Hai. 
 - Các hình thức trần thuật phong phú: đối thoại, độc thoại nội tâm. 
c . Kết bài: Truyện ngắn đặc sắc viết về người nông dâ n. 
 Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm . 
Bước 3 . Viết bài 
- M ở bài : có 2 cách 
 + Đi từ khái quát -> cụ thể 
 + Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết, nhân vật, tác giả, tác phẩm 
- T hân bài : trình bày các luận điểm (nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm). 
-> Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên 
- K ết bài : Sự thành công của tác giả, bài học đối với cuộc sống chung. 
Bước 4: Đọc, kiểm tra và sửa lỗi 
III. Luyện tập 
 Bài 1. Đề bài: Suy nghĩ về đời sống t /c gia đình trong c /tr qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của NQSáng. 
1. Mở Bài  Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng đã tái hiện lại một mảng màu của chiến tranh quá tình cha con thắm thiết sâu sắc, tiêu cho cuộc sống gia đình những năm chiến tranh bom đạn. 
2. Thân Bài  + Chiến tranh gây nên bao éo le, mất mát, đau thương 
+ Tình cảm cha con:  	 - Bé Thu là một nguồn sống lớn lao, là một phần máu thịt của ông Sáu  	 - Chiến tranh - xa nhau tám năm ròng rã -> nỗi nhớ mong con cồn cào của cha và niềm mong gặp ba của bé Thu  	 - Ngày gặp lại, Thu không nhận ra ba -> những ngày ông Sáu ở nhà , Thu xa lánh ba -> ông Sáu đau đớn, buồn bã.  	 - Khi hiểu ra mọi chuyện, Thu thương ba nhiều hơn -> ôm chặt, hôn ba -> nỗi vui mừng khôn xiết trong lòng ông Sáu  	 - Ba hi sinh, Thu theo bước cha trên con đường cách mạng  -> Tình cha con thắm thiết, bền chặt, thiêng liêng  +Tình vợ chồng:  Người vợ san sẻ những khó khăn, vượt hiểm nguy thăm chồng ; Chăm lo vẹn tròn cho gđ, con nhỏ  -> Chu đáo, thương chồng. chịu khó,tình vợ chồng mặn nồng  +Tình bà cháu :  Bà ân cần giải thích cho cháu hiểu ; Cháu luôn tin tưởng và trân trọng, yêu quý bà mình  -> C /tr đã lấy đi rất nhiều thứ, song t /c g đ bình dị và thương yêu vẫn luôn gắn bó bền chặt, tình thân thật cao quý và thiêng liêng. 
3. Kết Bài  Qua tác phẩm "Chiếc lược ngà" em cảm nhận được một tấm lòng trắc ẩn, lớn lao của một tác giả vùng đất Nam Bộ thân yêu. Chân giá trị cao đẹp nhất trong cuộc đời là tình thân. 
Nghị luận về nhân vật 
Nghị luận về tác phẩm 
Nghị luận một giá trị 
 của truyện 
 Đặc điểm NV 
 NT 
* Giá trị ND 
* Giá trị NT 
 Cảm thông với số phận của nhân vật. 
 Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của họ. 
 Lên án xã hội bất công tàn ác . 
Giá trị hiện thực 
Giá trị nhân đạo 
Xây dựng tình huống truyệ n 
Xây dựng nhân vật 
Ngôn ngữ của truyện 
Đặc điểm 1: 
Đặc điểm 2: 
Tình huống thể hiện nhân vật 
Ngôn ngữ nhân v ật 
Miêu tả nhân vật 
MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN TRUYỆN 
Bài 2 . Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn trích sau: 
 Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. 
 Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. 
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. 
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi. 
 (Trích Chiếc lược ngà , Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập một ) 
 Gợi ý: Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật ông Sáu trong đoạn trích: 
a . Vẻ đẹp của tấm lòng người cha: 
- Tình yêu thương con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp: 
+ Đoạn trích thể hiện nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau của nhân vật ông Sáu nhưng những cảm xúc ấy đều hướng về đứa con gái thân yêu trong hoàn cảnh xa cách: day dứt, ân hận vì đã đánh con khi nóng giận; mong muốn làm một chiếc lược ngà cho bé Thu; vui mừng, sung sướng khi tìm được khúc ngà; nhớ thương, khao khát gặp lại con... 
+ Ông Sáu tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược, tẩn mẩn khắc từng nét chữ yêu thương, dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược để thực hiện lời dặn của bé Thu. Chiếc lược ngà là một vật quý giá, thiêng liêng, làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng tấm lòng yêu thương thắm thiết, sâu nặng của người cha dành cho con gái trong hoàn cảnh chiến tranh. 
+ Việc ông Sáu trao lại chiếc lược cho người bạn thân trước lúc hi sinh bộc lộ ước nguyện cao đẹp, thiêng liêng của người cha và khẳng định sức sống của tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. 
- Tấm lòng yêu thương con của ông Sáu được đặt trong một tình huống đau thương: 
 Ông Sáu làm chiếc lược cho bé Thu nhưng chưa được gặp lại con thì ông đã hi sinh. Tình huống truyện này vừa tỏa sáng tấm lòng của người cha vừa khẳng định sức sống bất diệt của tình cảm cha con. Nó vượt lên trên sự xa cách, gian khổ, mất mát vì chiến tranh. 
b . Đặc sắc nghệ thuật: 
- Việc lựa chọn nhân vật kể chuyện là người bạn thân của ông Sáu khiến cho câu chuyện chân thực, xúc động. 
- Xây dựng tình huống éo le, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng; ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc. 
- Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc. 
Bài 3 . Cảm nhận của em về vẻ đẹp của các cô gái thanh niên xung phong qua hai đoạn trích sau: 
Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang . 
Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích "Ca-chiu-sa" của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: "Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...". [...] Chị Thao hát: "Đây Thăng Long, đây Đông Đô... Hà Nội ...". Nhạc sai bét, còn giọng thì chua, chị không hát trôi chảy được bài nào. Nhưng chị lại có ba quyền số dày, chép bài hát. Rỗi là ngồi chép bài hát. Thậm chí, say mê chép cả những lời tôi tự bịa ra nữa. 
(Trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê, SGK Ngữ văn 9, tập 2 ) 
Gợi ý: 
1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu: 
	- Phương Định cùng với chị Thao và Nho làm thành một tổ trinh sát mặt đường. Họ ở “trong một hang dưới chân cao điểm” 
	- Công việc của Phương Định và đồng đội đặc biệt nguy hiểm. Hằng ngày, họ thay nhau đứng trên cao điểm đếm bom rơi rồi lao ra trọng điểm sau mỗi trận bom để đo khối lượng đất, đá phải san lấp, đánh dấu và phá những quả bom chưa nổ. 
	=> Cuộc sống gian khổ giữa chiến trường ác liệt, công việc đầy nguy hiểm và luôn phải đối mặt với cái chết, nhưng Phương Định vẫn giữ được những vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nổi bật là tinh thần dũng cảm, gan dạ, không sợ hi sinh được thể hiện sâu sắc trong một lần phá bom. 
	- Dù công việc của họ rất khó khăn nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan và yêu đời 
	+ Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát 
	+ Cô rất hay mơ mộng và nghĩ vẫn vơ 
	=> Phương Định là một cô gái lạc quan yêu đời và yêu nước, có tâm hồn trong trắng, hồn nhiên. 
2. Tinh thần dũng cảm, gan dạ trong một lần phá bom: 
	- Khung cảnh và không khí chưa đầy sự căng thẳng “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”. 
=> Không cần tô vẽ, tự bản thân khung cảnh ấy, với những hình ảnh của hung thần chiến tranh đã đủ gây ấn tượng về chiến trường ác liệt, nơi hằng ngày Phương Định cùng với những người đồng đội của mình phải sống và chiến đấu, làm nhiệm vụ. Trang viết của Lê Minh Khuê đã ghi lại một cách ít lời nhất cuộc chiến đấu khốc liệt của tổ trinh sát mặt đường. 
	- Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, nhưng rồi một cảm giác bỗng đến với cô làm cô không sợ nữa: “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng. Chính tình đồng đội đã khiến cô vững tâm hơn, yên tâm hơn về công việc nguy hiểm mà mình đang và sẽ phải đối mặt ở phía trước. 
	- Và khi đã ở bên quả bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn: “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Thần chết nằm chực ở đó chờ phút ra tay. Cô phải nhanh hơn, mạnh hơn nó, không được phép chậm chễ một giây. Thật đáng sợ cái công việc chọc giận Thần Chết đó. Ai dám chắc là quả bom sẽ không nổ ngay bây giờ, lúc Phương định đang lúi húi đào đào, bới bới ấy. Thế mà cô vẫn không run tay, không bỏ cuộc và thực hiện nhiệm vụ cho đến thao tác cuối cùng. Cô cố gắng thực hiện các động tác nhanh, chạy đua với thời gian nhưng vẫn cẩn trọng, nhẹ nhàng; chỉ cần sai sót nhỏ thôi là bom sẽ nổ ngay lập tức. 
	- Xong nhiệm vụ, Phương Định chạy tới chỗ ẩn nấp, hồi hộp chờ đợi, lo lắng, “tim đập không rõ”, thần kinh căng thẳng cao độ. Cô có nghĩ đến cái chết, nhưng đó là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”; tâm trí Phương Định chỉ còn băn khoăn việc “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai”. Cô không ngần ngại hi sinh; cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim này đâu chỉ diễn ra hôm nay, những nguy hiểm không kể xiết ấy diễn ra từng ngày, trở thành một điều quen thuộc.: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần”. Cô chỉ sợ đường không thông, không hoàn thành nhiệm vụ. Rồi khi bom nổ - một thứ tiếng kì quái váng óc - ngực nhói, mắt cay, cô vẫn phủi áo và chạy xuống ngay nơi nổ . 
	- Trong truyện, có lẽ đây là đoạn xuất sắc nhất; tâm lí nhân vật được miêu tả vô cùng chi tiết. Khi cái chết im lìm và đáng sợ kề bên, mọi cảm giác của Phương Định đều trở nên sắc nhọn. Chính sự khốc liệt của chiến trường đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm của một nữ sinh thành bản lĩnh của người thanh niên xung phong kiên cường, bất khuất. 
	=> Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục. Một cô nữ sinh nhỏ bé, hồn nhiên, giàu mơ mộng và nhạy cảm mà cũng thật anh hùng, thật xứng đáng với những kì tích khắc ghi trên những tuyến đường Trường Sơn bi tráng. Một ngày trong những năm tháng Trường Sơn của cô là như vậy! Những trang lịch sử Trường Sơn không thể quên ghi một ngày như thế! 
3. Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật: 
	- Có thể nói, gan dạ, dũng cảm là nét nổi bật trong phẩm chất của Phương Định, của biết bao người con gái, người con trai khi đến với chiến trường ác liệt, tham gia vào việc chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. 
	- Người đọc yêu mến cô còn bởi lí tưởng sống cao đẹp, tình đồng đội gắn bó, tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng. Với tất cả những phẩm chất đáng quí đó, cô và những người đồng đội của mình thực sự là “những ngôi sao xa xôi” toả sáng trong trái tim độc giả, trong suy nghĩ của biết bao thế hệ con người Việt Nam hôm qua, hôm nay và mãi mãi mai sau. 
	- Thành công nghệ thuật của tác giả Lê Minh Khuê khi xây dựng nhân vật: ngôi kể thứ nhất, Phương Định là nhân vật chính cũng là người kể chuyện; giọng điệu nữ tính; xây dựng nhân vật vừa có nét tương đồng lại có những cá tính riêng . 
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ 
Học thuộc ( G hi nhớ sgk – trang 68. 
Hoàn thiện các bài tập. 
Chuẩn bị bài : Luyện tập nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_119120_cach_lam_bai_nghi_luan_v.pptx