Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 121: Luyện tập: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 121: Luyện tập: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT

1. Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ?

2. Dàn ý chung của kiểu bài này? Bốn bước thực hiện bài làm?

GHI NHỚ

* Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.

* Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận.

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu, xác thực.

- Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

* Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

* Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự

nhiên.

pptx 7 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1970
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 121: Luyện tập: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 121: 
LUYỆN TẬP 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN 
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT 
1. Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) ? 
2. Dàn ý chung của kiểu bài này? Bốn bước thực hiện bài làm? 
GHI NHỚ 
* B à i nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể b à n về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện. 
* B à i l à m cần đảm bảo đầy đủ các phần của một b à i nghị luận. 
- Mở b à i: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề b à i) v à nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. 
- Thân b à i: Nêu các luận điểm chính về nội dung v à nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu, xác thực. 
- Kết b à i: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
* Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ v à ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. 
* Giữa các phần, các đoạn của b à i văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên. 
II. LUYỆN TẬP: 
* Đề bài : Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. 
1. Tìm hiểu đề 
- Kiểu bài: NL về TP truyện (đoạn trích). 
- Yêu cầu: Cảm nhận về (nội dung, nghệ thuật) đoạn trích truyện Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng. 
2. Tìm ý : 
- Giai đoạn lịch sử sáng tác tác phẩm (H/c sáng tác). 
- Những nhận xét về tình cha con trong chiến tranh qua hai nhân vật. 
- Những đặc điểm cụ thể về tình cha con qua từng nhân vật. 
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện. 
3. Lập dàn bài : 
I. Mở bài: 
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn trưởng thành trong quân đội từ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông chuyên viết về cuộc sống chiến đấu và con người Nam Bộ. 
Truyện “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966 tại chiến trường miền Tây Nam B ộ , kể về tình cha con của anh Sáu và bé Thu vô cùng cảm động. 
 II. Thân bài (Ý 3, Ý 4): 
LĐ 1 (Ý 3): Tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh . 
- Bé Thu yêu thương cha mãnh liệt: 
+ Trước khi nhận ra cha: sợ hãi, lạnh nhạt, xa cách, ương bướng (dẫn chứng) 
 -> Cá tính mạnh mẽ, chứng tỏ tình thương cha là duy nhất. 
 + Khi nhận ra cha: dằn vặt, ray rứt, bộc lộ một tình cảm thiết tha, mãnh liệt (dẫn chứng) 
 -> Sự bộc phát của một tình cảm bị dồn nén thật cảm động. 
 - Ông Sáu yêu thương con sâu nặng: 
+ Trong thời gian ở nhà: vui mừng khi gặp con (dẫn chứng); đau đớn, thất vọng (dẫn chứng); vỗ về, nôn nóng (dẫn chứng)  sự khao khát tình cảm cha con. 
+ Lúc sắp ra đi: buồn bã, thất vọng (dẫn chứng); hạnh phúc tột cùng khi Thu chịu nhận  niềm xúc động mãnh liệt trong lòng một người cha. 
+ Lúc ở khu căn cứ: day dứt vì đã đánh con; vui mừng khi tìm được khúc ngà (dẫn chứng); dành hết tâm trí làm chiếc lược cho con (dẫn chứng); trước lúc chết vẫn nhớ trao cây lược cho con  tình cha con sâu nặng ( Chỉ có tình cha con là không thể chết được ). 
Chi tiết: LĐ Tình cảm của ô Sáu dành cho con – người cha thương yêu con vô cùng: 
- Tình cảm ô Sáu dành cho con trong chuyến về phép: 
Ô háo hức, chờ đợi giây phút được gặp con và khao khát được nghe tiếng gọi “ba” của đứa con. 
Cái tình cha con cứ nôn nao trong con người anh. Xuồng chưa cập bến, anh nhún chân nhảy thót lên và bước vội vàng những bước dài, vừa bước vừa khom lưng đưa tay đón chờ con. 
Anh mong được nghe một tiếng gọi “ba” của con bé, con bé chẳng bao giờ chịu gọi. 
Tìm đủ mọi cách để gần gũi con: Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con.Anh ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”. Trong bữa cơm, anh gắp trứng cá cho con 
Hụt hẫng, đau khổ khi con không nhận mình là cha: Anh không ghìm nổi xúc động, vết thẹo dài bên má đỏ ửng, giần giật, giọng lặp bặp, run run; Ba đây con Anh đứng sững,nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên phải cười vậy thôi. 
Vì quá thương con nên anh bực mình trước sự phản ứng thái quá của bé Thu: Giận quá không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông con bé và hét lên: Sao mày cứng đầu quá vậy, hả? - Hạnh phúc tột cùng khi con nhận ra anh là “ba”, gọi ba trong tiếng thét; anh ôm con“rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con ” 
Ông sáu là người sống có lý tưởng: 
Là người chiến sĩ cách mạng giàu lòng yêu nước, dũng cảm kiên cường, cống hiến, hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng... 
- Tình cảm anh Sáu với con được thể hiện khi trở về đơn vị (sau chuyến về phép). 
Ân hận, day dứt vì hành động đánh con lúc nóng giận; nhớ lời con dặn, ô tìm ngà và làm chiếc lược cho con. Ô còn khắc lên chiếc lược dòng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu, con của ba” dòng chữ chứa bao nhiêu t /c sâu nặng của người cha. 
Trong một trận càn , ông bị thương. Trước lúc hy sinh, ông nhờ bạn mình chuyển cây lược đến cho bé Thu. 
→ Chiếc lược là biểu tượng của tình phụ tử, là chiếc lược yêu thương. 
LĐ 2 (Ý 4): Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc 
+ Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ nhưng hợp lí. 
+ Khắc hoạ tâm lý, tính cách nhân vật rất thành công. 
+ Chọn ngôi kể, người kể thích hợp; chủ động xen vào những ý kiến bình luận suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe (Ông Ba vừa là người chứng kiến câu chuyện, vừa là người trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Lời kể vừa khách quan,vừa bộc lộ sâu sắc cảm xúc ý nghĩ của nhân vật, làm cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể lại chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình). 
+ Sử dụng hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng: “Chiếc lược ngà” có ý nghĩa nối kết các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện cụ thể của tình cảm người cha dành cho con – vừa là biểu tượng tình cha con sâu nặng . 
III. Kết bài: 
 	 Truyện diễn tả một cách cảm động tình cảm của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, qua đó tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân văn sâu sắc. Đằng sau câu chuyện được kể một cách khách quan là tiếng nói lên án chiến tranh xâm lược gây bao đau khổ cho con người. 
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ 
Hoàn thiện các bài tập , tiếp tục luyện tập viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
Chuẩn bị bài : Sang thu (Hữu Thỉnh) 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_121_luyen_tap_cach_lam_bai_nghi.pptx