Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 122+123: : Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 122+123: : Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)

Lời tự bạch của nhà thơ

“Giữa trời đất mênh mang, giữa cái khoảnh khắc giao mùa kì lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra, đó chính là hương ổi. Với những người không làm thơ thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven song. Nó giống như mùi bờ bãi, mùa con trẻ Hương ổi tự nó xốc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hương đơn sơ ấy lại trở thành quý giá vì nó đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mở thẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ ”.

 

ppt 49 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2961
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 122+123: : Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mùa Hạ 
Mùa Thu 
Mùa Xuân 
Mùa Đông 
Sang thu 
H÷u ThØnh 
Tiết 122, 123: Văn bản: 
I. Tác giả - tác phẩm 
1.Tác giả : 
Phong cách thơ Hữu Thỉnh: Thiết tha, sâu lắng, giàu suy tưởng. 
 ViÕt vÒ ng ư êi lÝnh 
 HiÖn thùc s«i ®éng cña chiÕn tranh 
Con ng ư ­êi, cuéc sèng ë n«ng th«n 
 Mïa thu 
§Ò tµi 
Trong chiến tranh 
Sau chiến tranh 
- Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. 
 - Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ . 
. 
Một số tác phẩm nổi tiếng 
Trường ca biển 
- Tác phẩm ra đời cuối năm..., in trong tập... 
- Thể thơ: 
- Phương thức biểu đạt: 
Bài tập điền khuyết 
Tác phẩm 
2 
Hoàn cảnh sáng tác: C uối năm 1977 đ ất nước vừa được hòa bình , t hiên nhiên sang thu 
Xuất xứ: In trong “ Từ chiến hào tới thành phố” 
Thể thơ: 
5 chữ 
 «Năm 1977, tôi tham gia trại viết văn quân đội ở một làng ngoại ô Hà Nội (nay là Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội). Đất nước ta lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình đã trở lại. Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, nhà thơ đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn ở nơi này. Không có gì đặc hơn, sánh hơn cái màu, cái mùi ổi chín vàng nhuốm trong cái nắng vàng của mùa thu. Không gian cao vút, sâu thẳm, yên tĩnh...» 
 (Lời tự bạch của Hữu Thỉnh) 
Hoàn cảnh sáng tác: 
Khổ 1 
Tín hiệu sang thu 
P1 
P2 
Khổ 2 
B ức tranh thiên nhiên lúc 
sang thu 
Khổ 3 
Suy ngẫm của tác giả 
P3 
Bố cục 
- PTBĐ: Biểu cảm 
II . Đọc – hiểu văn bản 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích 
Bỗng nhận ra hương ổiPhả vào trong gió seSương chùng chình qua ngõHình như thu đã vềSông được lúc dềnh dàngChim bắt đầu vội vãCó đám mây mùa hạVắt nửa mình sang thuVẫn còn bao nhiêu nắngĐã vơi dần cơn mưaSấm cũng bớt bất ngờTrên hàng cây đứng tuổi. 
Ý nghĩa nhan đề bài thơ: 
Nhan đề sử dụng phép đảo ngữ. Tác giả đảo động từ «sang» lên trước danh từ «thu» để nhằm nhấn mạnh sự vận động, chuyển biến của đất trời cũng như sự vận động cảm xúc của con người trong giây phút giao mùa từ hạ sang thu. 
MẠCH CẢM XÚ C 
Thiên nhiên sang thu 
Suy ngẫm về đời người sang thu 
Ngoại cảnh 
Tâm cảnh 
-> Lắng dần vào suy tư 
II . Đọc – hiểu văn bản 
2 .Phân tích 
a. Tín hiệu sang thu 
*Tín hiệu chuyển mùa: 
- Hương ổi: 
 Khổ thơ 1: 
 Bỗng nhận ra h­ương ổi 
 Phả vào trong gió se 
 S­ương chùng chình qua ngõ 
 Hình như­ thu đã về 
h­ương ổi 
gió se 
hương thơm dân dã, mộc mạc; thứ quà quê bình dị thân quen trong cuộc sống nhưng mới mẻ trong thi ca mùa thu . 
- Cảm nhận bằng khứu giác. 
+ Phả : từ ngữ gợi tả , hương thơm như sánh lại đậm đặc lan tỏa trong không gian 
*Tín hiệu chuyển mùa: 
 Khổ thơ 1: 
 Bỗng nhận ra h­ương ổi 
 Phả vào trong gió se 
 S­ương chùng chình qua ngõ 
 Hình như­ thu đã về 
h­ương ổi 
gió se 
- Gió se: 
làn gió heo may, khô, thoáng chút se lạnh. Làn “gió se” làm dịu đi cái nắng oi ả của mùa hạ. 
- Cảm nhận bằng xúc giác. 
*Tín hiệu chuyển mùa: 
 Khổ thơ 1: 
 Bỗng nhận ra h­ương ổi 
 Phả vào trong gió se 
 S­ương chùng chình qua ngõ 
 Hình như­ thu đã về 
h­ương ổi 
S­ương chùng chình 
- Sương chùng chình: 
-> màn sương mờ ảo, giăng mắc nhẹ nhàng nơi đường thôn ngõ xóm 
- Ngõ: thực của làng quê, ngõ thời gian nối giữa hai mùa. 
ngõ 
nhân hóa, từ láy : 
- Cảm nhận bằng thị giác. 
a. Tín hiệu sang thu 
- Tín hiệu chuyển mùa: 
+ Hương ổi 
+ Gió se 
+ Sương chùng chình 
-> Tín hiệu đầu tiên của thời khắc giao mùa từ hạ sang thu được nhìn trong một không gian gần và hẹp, được cảm nhận bằng tất cả các giác quan. 
 Khổ thơ 1: 
 Bỗng nhận ra h­ương ổi 
 Phả vào trong gió se 
 S­ương chùng chình qua ngõ 
 Hình như­ thu đã về 
a. Tín hiệu sang thu 
 Khổ thơ 1: 
 Bỗng nhận ra h­ương ổi 
 Phả vào trong gió se 
 S­ương chùng chình qua ngõ 
 Hình như ­ thu đã về 
* Cảm xúc: 
- Bỗng: gợi cảm giác ngỡ ngàng, ngạc nhiên; thu đến bất ngờ không hẹn trước 
- Hình như ­: Cảm giác mơ hồ, chưa rõ rang . 
=> Cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang: thu đến từ những gì vô hình mờ ảo . 
“Giữa tr ờ i đất mênh mang, giữa cái khoảnh khắc giao mùa kì lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra , đó chính là hương ổi. Với những người không làm thơ thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven song. Nó giống như mùi bờ bãi, mùa con trẻ Hương ổi tự nó xốc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hương đơn sơ ấy lại trở thành quý giá vì nó đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mở thẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ ”. 
Lời tự bạch của nhà th ơ 
b. Bức tranh thiên nhiên lúc sang thu 
Sông được lúc dềnh dàngChim bắt đầu vội vãCó đám mây mùa hạVắt nửa mình sang thu 
PHIẾU HỌC TẬP 
Bức tranh thiên nhiên lúc sang thu 
- Cảnh vật:...................................................................................................... 
+ Sông:........................................................................................................... 
+ Chim:.......................................................................................................... 
+ Đám mây:................................................................................................... 
- BPNT:......................................................................................................... 
 Nhận xét .................................................................................................. 
Sông được lúc dềnh dàng 
Chim bắt đầu vội vã 
Có đám mây mùa hạ 
Vắt nửa mình sang thu 
Sông 
Chim 
đám mây 
 SANG THU 	 
*Không gian sang thu: 
 Không gian sang thu 
 mở ra cao hơn, rộng hơn 
Bức tranh thiên nhiên lúc sang thu 
2 
Sông dềnh dàng 
Chim vội vã 
Mây vắt nửa mình 
Cảnh vật 
 Không gian rộng mở, có tầng bậc vừa cao vời vừa thoáng đãng. 
Bức tranh thiên nhiên lúc sang thu 
Sông dềnh dàng 
Cảnh vật 
Êm đềm, sâu lắng, không còn vội vã, hối hả 
Tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu 
BPNT: Nhân hóa + Từ láy 
Bức tranh thiên nhiên lúc sang thu 
Chim vội vã 
Cảnh vật 
Hành động nhanh vội, gấp gáp để bay về nơi tránh rét 
Tâm trạng xao xuyến 
BPNT: Nhân hóa + từ láy 
Sông dềnh dàng 
Chim vội vã 
> < 
-Thủ pháp đối lập tương phản , nghệ thuật nhân hóa, từ láy gợi tả 
Mây vắt nửa mình 
Cảnh vật 
Đám mây mềm mại, mỏng manh 
Là cầu nối, gợi vẻ đẹp của thời khắc giao mùa 
BPNT: Nhân hóa, động từ “vắt ” 
= > Đám mây của mùa hạ còn sót lại trên bầu trời thu trong xanh, nhẹ trôi như còn vương vấn, lưu luyến không nỡ rời xa ngôi nhà mùa hạ để bước vào ngưỡng cửa của mùa thu . 
 «Mây mùa hạ thường chứa nhiều màu sắc, thậm chí là giông bão tựa hồ những ước mơ khao khát của tuổi trẻ... Tuy nhiên giữa ước mơ và thực tại là hai thế giới luôn đối lập nhau và chẳng phải ước mơ nào cũng thành hiện thực. Sự dang dở, sự mất mát là một hiện thực buộc chúng ta phải chấp nhận trong cuộc sống của mình. Ngay cả người lính cũng vậy. Rất nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại ở tuổi còn rất trẻ, ở ngưỡng cửa của mùa đẹp nhất trong cuộc đời. Vì thế nên đám mây trong thơ ấy chỉ là «Vắt nửa mình sang thu» thôi, mùa còn lại đã trở thành kí ức...» 
 (Lời tự bạch) 
b. Bức tranh thiên nhiên lúc sang thu 
 Bằng sự cảm nhận qua nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị bất ngờ, với tâm hồn nhạy cảm tinh tế của tác giả, tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình từ t ừ điềm tĩnh bước sang thu. 
Vẫn còn bao nhiêu nắngĐã vơi dần cơn mưaSấm cũng bớt bất ngờTrên hàng cây đứng tuổi. 
c. Suy ngẫm của tác giả 
c. Suy ngẫm của tác giả 
* Thời tiết lúc sang thu: 
Vẫn còn bao nhiêu nắng 
Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi 
Đã vơi dần cơn mưa 
 Nắng ----- mưa ------ sấm ---- hàng cây 
Vẫn còn ---- đã vơi ---- cũng bớt ---- đứng tuổi 
 Nghệ thuật đảo ngữ, ẩn dụ 
 Tả thực: Mùa hạ nhạt dần - thu đậm nét hơn, quang cảnh đất trời sang thu thật đẹp và gợi cảm. 
Có ý kiến cho rằng: “Hai câu th ơ cuối của khổ th ơ thứ ba vừa có tính tả thực, vừa chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa.” 
 Em có đồng ý không? 
Vì sao? 
HOẠT ĐỘNG NHÓM 
SÊm còng bít bÊt ngê 
Trªn hµng c©y ®øng tuæi 
- Nghĩa tả thực : sấm và hàng cây lúc sang thu. 
Sấm: vang động bất thường của 
ngoại cảnh, cuộc đời. 
Hàng cây đứng tuổi: Con người 
từng tr ả i sẽ có bản lĩnh vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời . 
- Ý nghĩa ẩn dụ : 
SÊm 
hµng c©y ®øng tuæi 
 Sang thu là sự chuyển mình của thiên nhiên, là sang thu của con người và cả một lớp người nữa, là sự chuyển mình của đất nước sang một trang mới. 
Lời tự bạch của nhà th ơ 
“Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, tôi muốn gửi gắm suy ngẫm của mình, khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác dộng bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.” 
 SANG THU 
 Thiên nhiên 
 Con người 
 Đất nước 
III 
TỔNG KẾT 
NỘI DUNG 
1 
Bài thơ là sự cảm nhận tinh tế của tác giả về vẻ đẹp thiên nhiên với những bước chuyển mình từ hạ sang thu. Đồng thời, qua tác phẩm còn nói lên niềm xúc động, những suy ngẫm và triết lý trong khoảnh khắc giao mùa của nhà thơ. 
NGHỆ THUẬT 
2 
Từ ngữ biểu cảm 
Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ độc đáo 
Hình ảnh đối lập, liên tưởng 
C.LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG 
Bài 1: Đọc những câu thơ hoặc bài thơ viết về mùa thu mà em biết? 
Gợi ý tìm đọc những bài thơ hay viết về mùa thu: 
1. Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến ( Thu Vịnh, Thu ẩm và Thu điếu ) 
2. Đây mùa thu tới – Xuân Diệu 
3. Chiều sông Thương – Hữu Thỉnh 
4. Tiếng Thu – Lưu Trọng Lư 
5. Đất nước – Nguyễn Đình Thi 
Một số đoạn thơ viết về mùa thu 
Em không nghe rừng thu 
Lá thu rơi xào xạc 
Con nai vàng ngơ ngác 
Đạp trên lá vàng khô? 
 (TiÕng thu - Lưu Trọng Lư ­ ) 
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng; Đây mùa thu tới – mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng . 
 ( Đây mùa thu tới – Xuân Diệu ) 
Long lanh đáy nước in trời 
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng . 
 ( Nguyễn Du ) 
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội 
Những phố dài xao xác hơi may. 
 (Nguyễn Đình Thi – Đất nước) 
C.LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG 
Bài 2: Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh có đoạn: 
 Bỗng nhận ra h­ương ổi 
 Phả vào trong gió se 
 S­ương chùng chình qua ngõ 
 Hình như­ thu đã về 
a. Xác định thành phần tình thái trong khổ thơ trên , nêu tác dụng ? 
b. Em hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ có trong khổ thơ đầu của bài Sang thu? 
C.LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG 
Định hướng chung: 
Bài 2: Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh có đoạn: 
Bỗng nhận ra h­ương ổi 
 Phả vào trong gió se 
 S­ương chùng chình qua ngõ 
 Hình như­ thu đã về 
a. Xác định thành phần tình thái trong khổ thơ trên , nêu tác dụng ? 
- Thành phần tình thái được thể hiện trong khổ thơ trên được bộc lộ qua câu thơ “Hình như thu đã về”. 
- Tác dụng: Cảm xúc “hình như” gợi cảm giác mơ hồ mong manh, chưa thật rõ nét. Gợi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến đến lạ của tác giả trước bước chuyển mùa còn có phần chầm chậm tiếc nuối. 
C.LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG 
Định hướng chung: 
Bài 2: Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh có đoạn: 
Bỗng nhận ra h­ương ổi 
 Phả vào trong gió se 
 S­ương chùng chình qua ngõ 
 Hình như­ thu đã về 
b. Em hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ có trong khổ thơ đầu của bài Sang thu? 
- Biện pháp nhân hóa: sương chùng chình. 
- Hiệu quả nghệ thuật: 
+ Nghệ thuật nhân hóa tái hiện một cách sinh động sự vận động của sương thu nhẹ nhàng giăng mắc các ngõ xóm. Làn sương thu trở nên gần gũi như người thiếu nữ đôi mươi với dáng vẻ nhẹ nhàng, ẩn chứa tâm trạng con người. 
+ Khái quát cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những chuyển biến trong không gian lúc sang thu. 
Bài 3: Khái quát lại toàn bộ nội dung nghệ thuật bài thơ? 
tranluongsd@gmail.com 
Cảnh 
(Thiên nhiên) 
Khæ 1 
Nghệ thuật 
- Nhân hóa, ẩn dụ kết hợp đối lập tương phản 
- Từ ngữ giàu sức gợi cảm, hình ảnh giàu tính tượng trưng . 
Khæ 2 
Khæ 3 
Tình 
(Cảm xúc) 
TÝn hiÖu thu vÒ 
(thÊp, hÑp, gÇn) 
§Êt trêi sang thu 
(cao, réng, xa ) 
§æi thay s©u kÝn 
(ngoµi vµo trong ) 
Ngì ngµng 
(c¶m gi¸c) 
Ng¾m nh×n 
(tri gi¸c) 
TrÇm ng©m 
(suy ngÉm) 
Sang thu 
(Cảnh vật thiên nhiên lúc giao mùa) 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
*Học bài cũ: 
- Học thuộc bài thơ. 
-Nắm vững những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ 
- Bài tập: V iết một đoạn văn trình bày cảm nhận về tín hiệu sang thu qua khổ thơ đầu của bài Sang thu. (Từ gợi ý bài tập 2 phần b). 
- Tìm đọc những tác phẩm viết về mùa thu của Hữu Thỉnh và các nhà thơ khác. 
 * Chuẩn bị bài sau : Soạn bài “ Nói với con” của Y Phương 
 Yêu cầu: 
+ Trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản. 
+ Cảm thụ về một hình ảnh, biện pháp nghệ thuật độc đáo trong bài thơ . 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_122123_van_ban_sang_thu_huu_thi.ppt