Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 125: Nghĩa tường minh và hàm ý
2. Nhận xét :
? Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!", em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái?
? Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không?
a. “- Trời ơi, chỉ còn có năm phút !” :
+ Thông báo thời gian. -> nghĩa tường minh.
+ Kín đáo thể hiện sự nuối tiếc. Anh thanh niên muốn nói thêm rằng: “Tôi rất tiếc vì thời gian gặp gỡ còn quá ít.” -> hàm ý.
-> Anh không muốn nói thẳng điều đó có thể vì ngại ngùng, vì muốn che dấu tình cảm của mình.
b. “- Ô! Cô còn quên cái khăn mùi soa đây này!”
-> Không chứa ẩn ý, mà thể hiện trực tiếp ý muốn nói về việc cô gái quên chiếc khăn.
-> nghĩa tường minh
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 125: Nghĩa tường minh và hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý Tiết 125: KIỂM TRA BÀI CŨ ? Đọc thuộc khổ thơ cuối bài Sang thu (Hữu Thỉnh) và nêu ý nghĩa của hai câu thơ cuối. Hai câu thơ chứa đựng nhiều tầng nghĩa : + Ý nghĩa tả thực : Sang thu, hàng cây không còn bị bất ngờ, giật mình vì tiếng sấm. + Ý nghĩa ẩn dụ : Con người từng trải bao giờ cũng vững vàng, bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. => Gửi gắm suy ngẫm, triết lí về con người và cuộc sống (Tầng nghĩa hàm ẩn) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi (SGK tr 75): 1 . Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!", em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái? 2. Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không ? - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lười đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. ( Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa ) I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý 1. Ví dụ: SGK, tr. 74. b. “- Ô! Cô còn quên cái khăn mùi soa đây này!” 2 . Nhận xét : a. “ - Trời ơi, chỉ còn có năm phút ! ” : + Thông báo thời gian... -> nghĩa tường minh. + Kín đáo thể hiện sự nuối tiếc. Anh thanh niên muốn nói thêm rằng: “Tôi rất tiếc vì thời gian gặp gỡ còn quá ít...” -> hàm ý. -> Anh không muốn nói thẳng điều đó có thể vì ngại ngùng, vì muốn che dấu tình cảm của mình. -> Không chứa ẩn ý, mà thể hiện trực tiếp ý muốn nói về việc cô gái quên chiếc khăn. -> nghĩa tường minh ? Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!", em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái ? ? Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không ? VD khác: Một nhóm bạn có 5 người cùng đi xem phim, trong đó bạn An và Lan chuẩn bị vé cho cả nhóm . - > Câu trả lời thứ 2 chứa hàm ý : Đ ã mua được 3 vé, còn 2 vé chưa mua được. Mua được vé chưa? Mua rồi. Mua được ba vé rồi. VD khác : Trong thơ ca,... Bao giờ chạch đẻ ngọn đa.... 3 . Kết luận : - Tường minh là phần thông báo diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - Hàm ý là phần thông báo tuy k o được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Ghi nhớ SGK tr75 Từ việc tìm hiểu ví dụ rút ra khái niệm tường minh và hàm ý? Lưu ý : Hàm ý là nội dung thông báo trong câu nói nhưng lại k o được nói ra bằng những từ ngữ trong câu nên có hai đặc tính: - Hàm ý có thể giải đoán được: Người nghe có năng lực thì có thể đoán ra hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý. - Hàm ý có thể chối bỏ được: Người nói luôn 2 có thể chối bỏ rằng họ k o báo hàm ý nào đó trong lời nói của mình, tức là người nói k o chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói của chính họ (chối bỏ trách nhiệm). Khi giao tiếp phải thận trọng chú ý đến tình huống giao tiếp. Những lưu ý khi SD hàm ý? Khi nào nên sd tường minh, khi nào nên dùng hàm ý? Trong giao tiếp, sử dụng hàm ý có nhiều tác dụng như thể hiện tính lịch sự, tế nhị, đồng thời giúp cho cách diễn đạt trở nên phong phú, linh hoạt. Tìm hàm ý trong truyện cười dân gian sau : Làng kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: - Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi. Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm: - Xin xét lại, lẽ phải về con mà! Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói: - Tao biết mày phải... nhưng nó lại phải... bằng hai mày! Trả lời: - Tao biết mày phải... nhưng nó lại phải... bằng hai mày! → Câu nói và hành động của viên lí trưởng ngầm ý nó đút bằng hai mày nên xử nó thắng là điều tất nhiên. Cải vội xoè năm ngón tay → Ý nói con đã đút cho thầy năm đồng, th ầ y phải xử con thắng kiện mới đúng LƯU Ý : Xét nghĩa tường minh và hàm ý trong các VD sau, rút ra lưu ý? a. Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân (Điều 55 – Hiến pháp 1992) b. Con bé đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi ... ( Chiếc lược ngà) c . Mẹ thấy con gái nấu cơm bị nhão, liền hỏi : - Con nấu cháo đấy à ? III. Luyện tập Bài tập 1/ tr. 75 a) Câu “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy” cho ta thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên, cụm từ “tặc lưỡi” giúp ta biết điều ấy. b) Thái độ của cô gái: + Mặt đỏ ửng (ngượng). + Nhận lại chiếc khăn (không tránh được). + Quay vội đi (quá ngượng). -> Qua đó, ta thấy cô gái bối rối vì ngượng ngùng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại khăn làm kỉ vật cho anh thanh niên, nhưng anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, nên gọi cô để trả lại. Bài tập 1/ tr. 75 Đọc lại đoạn trích đã dẫn ở mục I và cho biết: a ) Câu nào cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy? b ) Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan đến chiếc mùi soa ? Bài tập 4/ tr. 75 Bài tập 4/ tr. 75 Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân), cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không. Vì sao? a) Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?.. - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười mhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. b) – Này, thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì. - Thầy nó ngủ rồi à? - Gì? Ông lão khẽ nhúc nhích. - Tôi thấy người ta đồn Ông lão gắt lên: - Biết rồi! Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt . - Những câu in đậm ở đây không chứa hàm ý. Câu in đậm thứ nhất - Hà, nắng gớm, về nào là câu nói lảng (nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn, còn goi là “đánh trống lảng”). - Câu in đậm thứ hai - Biết rồi! là câu nói dở dang . Bài tập 2/ tr. 75 “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá”. => Hàm ý : Ông họa sĩ già rất thích uống nước chè nhưng sáng nay đi sớm chưa kịp uống, anh hãy về chuẩn bị để tiếp khách . Bài tập 2/ tr. 75 C ho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích sau: Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái: - Đây, tôi xin giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá . Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa ) Tìm câu chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý : Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. ( Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà ) Bài tập 3/ tr. 75 Bài tập 3/ tr. 75 Câu có chứa hàm ý : “Cơm chín rồi !” H àm ý : “ Ô ng vô ăn cơm đi !” . “ Bài tập bổ sung: Đọc đoạn cuối truyện Bức tranh của em gái tôi ( Tạ Duy Anh) “Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: - Con có nhận ra con không? Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì - Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp .” ? Về hai câu nói của nhân vật người mẹ có những tranh luận khác nhau: + Hai câu nói ấy không chứa hàm ý. + Hai câu nói ấy chứa hàm ý. Hãy nêu ý kiến của em và giải thích rõ vì sao. Hai câu nói có thể không có hàm ý, mà cũng có thể hiểu ra hàm ý của người mẹ muốn nhắc con thái độ cư xử với em gái (dựa vào hoàn cảnh câu chuyên và thái độ của người anh sau khi nghe mẹ hỏi) Lời nói có thể tường minh nhưng người nghe lại hiểu ra hàm ý (và ngược lại), lúc này là tường minh, lúc khác lại là hàm ý ; với người này là tường minh, với người khác lại là hàm ý => cần căn cứ vào cách diễn đạt hàm ý trong tình huống cụ thể . Trò chơi Học vui - Vui học + Trò chơi 1 : Nghe lời đoán ý. a. “Lan đến nhà Hoa chơi, nói chuyện một lúc lâu, Lan bảo phải về nấu cơm. Hoa ngước nhìn đồng hồ : - Bây giờ mới mười giờ thôi.” -> Còn sớm mà, cậu hãy ngồi chơi với tớ một lúc nữa b. “Hai người bạn ngồi học dưới gốc cây khế. Bỗng bạn nữ ngước nhìn lên : - Ôi, chùm khế kia ngon quá ! Bạn nam bảo : - Cành cây cao lắm ! -> Bạn nữ : Tớ rất muốn ăn khế, cậu hái cho tớ chùm khế kia đi ! Bạn nam : Xin lỗi, cành cây cao nên tớ không thể hái cho cậu được. + Trò chơi 2 : Xử lí tình huống : a. Một người bạn mời em đến dự sinh nhật, nhưng em không thể đến được (hoặc không muốn đến). Theo em trong trường hợp này nên dùng câu có hàm ý hay câu có nghĩa tường minh? Em sẽ thể hiện câu đó như thế nào? => Nên dùng hàm ý. VD : Mình phải ..... b. Trống báo giờ vào học đã được 10 phút, Hiếu hớt hơ hớt hải xin thầy vào lớp. Thầy giáo nhìn đồng hồ rồi nói : - .. Hãy diễn đạt lời thầy giáo bằng một câu có nghĩa tường minh và một câu có hàm ý. Câu tường minh : Sao em đi học muộn thế? Câu chứa hàm ý : Em có biết bây giờ là mấy giờ rồi không? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ - Học thuộc ghi nhớ, nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý. - Liên hệ thực tế để sử dụng hàm ý một cách hợp lí, hiệu quả khi nói và viết. - Bài tập : a. Viết một đoạn hội thoại ngắn trong đó có câu chứa hàm ý. (Hướng dẫn : Lựa chọn đề tài đoạn hội thoại, trong đó có câu người nói muốn đề nghị, bày tỏ một điều gì đó nhưng lại không diễn đạt bằng từ ngữ trực tiếp.) b. Viết đoạn văn ngắn phân tích nghĩa tường minh và hàm ý của hai câu thơ sau : “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Hữu Thỉnh, Sang thu ) - Đọc, soạn bài “Ôn tập phần tiếng Việt” HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ - Học thuộc ghi nhớ, nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý. - Liên hệ thực tế để sử dụng hàm ý một cách hợp lí, hiệu quả khi nói và viết. - Bài tập : a. Viết một đoạn hội thoại ngắn trong đó có câu chứa hàm ý. (Hướng dẫn : Lựa chọn đề tài đoạn hội thoại, trong đó có câu người nói muốn đề nghị, bày tỏ một điều gì đó nhưng lại không diễn đạt bằng từ ngữ trực tiếp.) b. Viết đoạn văn ngắn phân tích nghĩa tường minh và hàm ý của hai câu thơ sau : “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Hữu Thỉnh, Sang thu ) - Đọc, soạn bài “Ôn tập phần tiếng Việt”
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_125_nghia_tuong_minh_va_ham_y.pptx