Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 128+129: Ôn tập về thơ - Võ Thị Lệ Hằng
Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người?
Các tác phẩm đã tái hiện lại cuộc sống, đất nước, con người VN trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những tình cảm tốt đẹp của con người: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội, lòng kính yêu Bác Hồ, tình mẹ con, bà cháu.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 128+129: Ôn tập về thơ - Võ Thị Lệ Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TX SÔNG CẦU TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ NG Ữ VĂN 9 GV: VÕ THỊ LỆ HẰNG TIẾT 128, 129: ÔN TẬP VỀ THƠ STT Tên bài Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật 1 Có bao nhiêu bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình học kì I, kì II? 8 bài thơ 1. Lập bảng thống kê các TP thơ hiện đại Việt Nam đã học ở HK I, HKII : TIẾT 128, 129: ÔN TẬP VỀ THƠ Nhìn vào tranh gợi ý và cho biết có những tác phẩm nào và chỉ ra tác giả? 1 3 2 4 Ánh trăng Đoàn thuyền đánh cá Bếp lửa Đồng chí 1978 1958 1963 1948 Nguyễn Duy Bằng Việt Huy Cận Chính Hữu Nhìn vào tranh gợi ý và cho biết có những tác phẩm nào và chỉ ra tác giả? 7 6 5 8 Mùa xuân nho nhỏ Sang Thu Viếng lăng Bác Nói với con 1980 1977 1976 1980 Thanh Hải Viễn Phương Hữu Thỉnh Y Phương Câu 1 : Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học ở HK I, HKII . STT Tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật 1 2 TIẾT 75, 76, 77: ÔN TẬP THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 1) Đồng chí Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật Chính Hữu 1948 Tự do Vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời chống Pháp, tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. Hình ảnh chân thực, giản dị, ngôn ngữ cô đọng, giàu sức biểu cảm. 2) Ánh trăng Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật Nguyễn Duy 1978 Năm chữ Gợi nhớ những năm tháng gian khổ của người lính, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa thuỷ chung. Hình ảnh giản dị, giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu nhỏ nhẹ chân thành. 3) Bếp lửa Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật Bằng Việt 1963 Bảy chữ và tám chữ Những kỉ niệm về tình bà cháu, lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà. Kết hợp miêu tả, biểu cảm, bình luận sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà. 4) Đoàn thuyền đánh cá Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật Huy Cận 1958 Bảy chữ Vẻ đẹp tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động mới. Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn được sáng tạo bằng sự liên tưởng, tưởng tượng, âm hưởng khoẻ khoắn, lạc quan. 5 ) Mùa xuân nho nhỏ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật Thanh Hải 1980 Năm chữ Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, khát vọng làm mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời. Hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhạc điệu trong sáng, tha thiết gần với dân ca. 6) Viếng lăng Bác Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật Viễn Phương 1976 Tám chữ Lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Giọng thơ trang nghiêm, tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm, ngôn ngữ bình dị. 7) Sang thu Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật Hữu Thỉnh Sau 1975 Năm chữ Cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển biến nhẹ nhàng của thiên nhiên từ hạ sang thu. Hình ảnh giàu sức gợi cảm. 8) Nói với con Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật Y Phương Sau 1975 Tự do Sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí dân tộc qua lời trò chuyện với con. Cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể, gợi cảm, vừa có ý nghĩa sâu xa. 2. Sắp xếp các bài thơ Việt Nam đã học theo từng giai đoạn lịch sử a) Kháng chiến chống Pháp (từ 1945 - 1954): Đồng chí. b) Hòa bình ở miền Bắc (1954 -1964): Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò. c) Kháng chiến chống Mỹ (1964 -1975): Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. d) Giai đoạn từ sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu. Các tác phẩm đã tái hiện lại cuộc sống, đất nước, con người VN trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những tình cảm tốt đẹp của con người: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội, lòng kính yêu Bác Hồ, tình mẹ con, bà cháu. Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người? 3. Những điểm chung và riêng trong ba bài thơ: Khúc hát ru, Con cò, Mây và sóng . - Điểm chung: ca ngợi tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng, sử dụng điệu ru, lời ru của người mẹ. - Điểm riêng : + Khúc hát ru : tình yêu con gắn liền với lòng yêu nước, yêu cách mạng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. + Con cò : từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru. + Mây và sóng : tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Câu 4: Hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong ba bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính , Ánh trăng. - Đồng chí : người lính trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí gần gũi, giản dị, thiêng liêng. - Bài thơ về tiểu đội xe không kính (hs tự đọc) : người chiến sĩ lái xe ở tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, niềm lạc quan, ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Ánh trăng : tâm sự của người lính sau chiến tranh; nhắc nhở về đạo lí nghĩa tình, thuỷ chung. - Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp lãng mạn, so sánh độc đáo mới lạ. - Đồng chí: hiện thực, hình ảnh chân thực, cụ thể. - Ánh trăng: bút pháp gợi nghĩ, gợi tả. Câu 5: Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong một số bài thơ. Em hãy vẽ sơ đồ tư duy các Tác phẩm thơ hiện đại VN Đã học CỦNG CỐ 1. BÀI VỪA HỌC: - Nắm được nội dung bài: các thơ hiện đại vừa ôn. - Học thuộc long các bài thơ. 2. BÀI SẮP HỌC: ÔN TẬP GIỮA HKII CÁM ƠN CÁC EM
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_128129_on_tap_ve_tho_vo_thi_le.ppt